Sử 10 Đề cương ôn tập

H

hailixiro142

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Các bạn post đề cương ôn tập học kì 1 cho mình và mọi người tham khảo với. Mình chẳng biết học chỗ nào luôn. Nếu có thể thì post luôn mấy câu hỏi hay luôn nhá!
_________________________________
_____________________
_________:D :)
 
N

nghgh97

I.CÁC QUỐC GIA ẤN VÀ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG ẤN ĐỘ:
1.Thời kì các quốc gia đầu tiên:
-Khoảng 1500 năm TCN ở đồng bằng sông Hằng đã hình thành một số nước, thường xảy ra tranh giành ảnh hưởng nhưng mạnh nhất là nước Magađa.
-Vua mở nước là Bimbisara, nhưng kiệt xuất nhất (vua thứ 11) là Asôca (TK III TCN)
+Đánh dẹp các nước nhỏ, thống nhất lãnh thổ
+Theo đạo Phật, có công tạo điều kiện cho đạo Phật truyền bá rộng khắp, ông dựng nhiều “cột Asôca”
2.Thời kì vương triều Gúpta và sự phát triển văn hóa truyền thống Ấn Độ:
-Đầu CN, miền Bắc Ấn Độ được thống nhất – nổi bật vương triều Gúpta (319-467), đã thống nhất miền Bắc Ấn và làm chủ gần như toàn bộ Trung Ấn.
-Văn hóa thời Gúpta: là sự định hình và phát triển văn hóa truyền thống Ấn Độ
+Đạo Phật: tiếp tục phát triển, được truyền bá khắp Ấn Độ và nhiều nơi, kiến trúc Phật giáo phát triển (chùa hang, tượng Phật bằng đá)
+Ấn Độ giáo (đạo Hinđu) ra đời và phát triển bắt nguồn từ tín ngưỡng cổ xưa của người Ấn Độ, thờ 4 vị thần – bộ 3: thần sáng tạo Brama, thần hủy diệt Siva, thần bảo hộ Visnu, thần sấm sét Inđra. Các công trình kiến trúc thờ thần phát triển: những ngôi đền đá đồ sộ hình chóp núi, các pho tượng bằng đá, bằng đồng
+Chữ viết: từ chữ viết cổ Brahmi nâng lên sáng tạo thành hệ chữ Phạn, tạo điều kiện cuyển tải văn hóa Ấn Độ
-Ý nghĩa: có giá trị vĩnh cửu, xuyên suốt lịch sử nhân loại, người Ấn mang văn hóa của mình truyền bá ra bên ngoài, Đông Nam Á ảnh hưởng rõ nét nhất.
 
Last edited by a moderator:
N

nghgh97

II.SỰ PHÁT TRIỂN LỊCH SỬ VÀ NỀN VĂN HÓA ĐA DẠNG CỦA ẤN ĐỘ:
1.Văn hóa truyền thống trên toàn bộ lãnh thổ Ấn Độ:
-TK VII, Ấn Độ tiếp tục chia sẽ, phân tán: nổi lên vai trò của Pala (Đông Bắc) và Palava (miền Nam)
-Mỗi nước tiếp tục phát triển sâu rộng nền văn hóa riêng của mình trên cơ sở văn hóa truyền thống: chữ viết, văn học, nghệ thuật Hinđu.
-Văn hóa Ấn Độ TK VII-XII phát triển sâu rộng trên toàn lãnh thổ và có ảnh hưởng ra bên ngoài.
2.Vương triều Hồi giáo Đêli:
-Hoàn cảnh ra đời: do sự phân tán đã không đem lại sức mạnh thống nhất để chống lại cuộc tấn công bên ngoài của người Hồi giáo gốc Thổ.
-Quá trình hình thành: 1206 người Hồi giáo chiếm đất Ấn Độ, lập nên vương quốc Hồi giáo Ấn Độ gọi là Đêli.
-Chính sách thống trị: truyền bá, áp đặt Hồi giáo, tự dành cho mình quyền ưu tiên ruộng đất, địa vị trong bộ máy quan lại.
-Tôn giáo: thi hành chính sách mềm mỏng, song mất sự ủng hộ do phân biệt tôn giáo.
-Văn hóa: văn hóa Hồi giáo du nhập vào Ấn Độ.
-Kiến trúc: xây dựng một số công trình mang dấu ấn kiến trúc Hồi giáo, xây dựng kinh đô Đêli trở thành một thành phố lớn nhất thế giới.
-Vị trí của vương triều Đêli:
+Bước đầu tạo ra sự giao lưu văn hóa Đông-Tây.
+Đạo Hồi được truyền bá đến một số nước Đông Nam Á.
3.Vương triều Môgôn:
-Năm 1398 vua Timua theo dòng dõi Mông Cổ tấn công Ấn Độ, năm 1526 lập ra vương triều Môgôn.
-Các vua thời kì đầu đều ra sức củng cố theo hướng Ấn Độ hóa và xây dựng đất nước, Ấn Độ vào bước phát triển mới dưới thời vua Acơba (1556-1605)
+Xây dựng một chính quyền mạnh mẽ
+Xây dựng khối hòa hợp dân tộc, tôn giáo
+Tiến hành đo đạc ruộng đất, định thuế hợp lí, thống nhất cân, đong, đo lường
+Khuyến khích hỗ trợ hoạt động sáng tạo văn hóa, nghệ thuật
-Xã hội ổn định, kinh tế phát triển, văn hóa có nhiều thành tựu mới, đất nước thịnh vượng, Acơba được coi là đấng chí tôn.
-Giai đoạn cuối do những chính sách thống trị hà khắc của giai cấp thống trị, Ấn Độ lâm vào khủng hoảng và đứng trước sự xâm lược của thực dân Anh.
 
Last edited by a moderator:
N

nghgh97

I.SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC VƯƠNG QUỐC CHÍNH Ở ĐÔNG NAM Á:
1.Sự ra đời của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á:
-Điều kiện tự nhiên ưu đãi: gió mùa, thuận lợi cho sự phát triển của cây lúa nước và nhiều loại cây trồng khác.
-Điều kiện ra đời:
+Đầu CN, cư dân Đông Nam Á đã biết sử dụng đồ sắt.
+Nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính.
+Nghề thủ công truyền thống phát triển như: dệt, làm gốm, đúc đồng, rèn sắt.
+Việc buôn bán đường biển rất phát đạt, một số thành thị - hải cảng ra đời: Óc Eo (An Giang, Việt Nam), Takôla (Mã Lai)
+Do sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ với việc phát triển nền văn hóa cổ của mình, mỗi nước đều sáng tạo ra chữ viết.
-Sự hình thành các vương quốc cổ:
+Khoảng 10 thế kỉ sau công nguyên, hàng loạt các vương quốc cổ hình thành: Champa (Trung Bộ Việt Nam), Phù Nam (hạ lưu sông Mê Công), các vương quốc ở hạ lưu sông Mê Nam và đảo Inđônêxia.
2.Sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á:
-Từ TK XVII đến TK X, ở Đông Nam Á đã hình thành một số quốc gia phong kiến dân tộc như Vương quốc Campuchia của người Khơme, các vương quốc của người Môn và người Miến ở hạ lưu sông Mê Nam, người Inđônêxia ở đảo Xumatơra và Giava.
-Từ khoảng TK X đến nửa đầu TK XVIII là thời kì phát triển nhất của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á:
+Inđônêxia thống nhất và phát triển hùng mạnh dưới vương triều Môgiôpahít (1213-1527)
+Trên bán đảo Đông Dương, ngoài quốc gia Đại Việt, Champa, vương quốc Campuchia từ TK IX bước vào thời kì Ăngco huy hoàng.
+Trên lưu vực sông Iraoađi từ giữa TK XI, mở đầu hình thành và phát triển của vương quốc Mianma.
+TK XIV thống nhất lập vương quốc Thái.
+Giữa TK XIV vương quốc Lan Xang thành lập.
-Biểu hiện của sự phát triển thịnh đạt:
+Kinh tế: cung cấp một khối lượng lớn lúa gạo, sản phẩm thủ công (vải, đồ sứ, chế phẩm kim khí …), nhất là sản vật thiên nhiên, lái buôn từ nhiều nước trên thế giới đến buôn bán.
+Chính trị: tổ chức bộ máy chặt chẽ, kiện toàn từ trung ương đến địa phương.
+Văn hóa: các dân tộc Đông Nam Á xây dựng được một nền văn hóa riêng của mình với những nét độc đáo.
 
N

nghgh97

II.VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA VÀ VƯƠNG QUỐC LÀO:
1.Vương quốc Campuchia:
-Đất nước Campuchia như một lòng chảo khổng lồ mà trung tâm là đáy chảo.
-Cư dân chủ yếu là người Khơme, đầu tiên họ định cư ở phía Bắc Campuchia.
-Đến TK VI vương quốc Campuchia được thành lập.
-Thời kì Ăngco (802-1432) là thời kì phát triển nhất.
-Biểu hiện phát triển thịnh đạt:
+Kinh tế: nông nghiệp, ngư nghiệp, thủ công nghiệp đều phát triển.
+Xây dựng nhiều công trình kiến trúc lớn chủ yếu là đền, tháp thờ thần, phật.
+Đối ngoại: không ngừng mở rộng lãnh thổ.
-Văn hóa: sáng tạo ra chữ viết của mình trên cơ sở chữ Phạn.
-Văn học: văn học dân gian và văn học viết với nhiều truyện có giá trị.
-Kiến trúc: quần thể kiến trúc Ăngco Vát (Hinđu), Ăngco Thom (Phật).
-Sự suy thoái:
+Do bị người Thái tấn công nhiều lần nên người Campuchia lui về phía Nam biển Hồ (khu vực Phnông Pênh ngày nay)
+Năm 1863 thực dân Pháp xâm lược Campuchia.
2.Vương quốc Lào:
-Đất nước Lào gắn liền với sông Mê Công ở phía Tây.
-Cư dân đầu tiên: người Lào Thơng.
-TK XIII một nhóm người nói tiếng Thái di cư đến sống hòa hợp với người Lào Thơng gọi là người Lào Lùm.
-Tổ chức xã hội sơ khai của người Lào là các mường cổ.
-Năm 1553 Pha Ngừm thống nhất các mường Lào, lên ngôi, đặt tên nước là Lan Xang (triệu voi).
-Vương quốc Lan Xang bước vào giai đoạn thịnh vượng ở các TK XV – XVII.
-Biểu hiện của sự phát triển thịnh đạt:
+Chính trị: tổ chức bộ máy nhà nước chặt chẽ hơn, chia đất nước thành các mường, đặt quan cai trị, xây dựng quân đội do nhà vua chỉ huy.
+Kinh tế: buôn bán trao đổi với người Châu Âu. Lào là trung tâm Phật giáo.
+Đối ngoại: luôn giữa quan hệ hòa hiếu với Campuchia và Đại Việt, kiên quyết chống quân xâm lược Miến Điện.
-Văn hóa:
+Chữ viết: sáng tạo chữ viết của mình trên cơ sở chữ viết Campuchia và Mianma.
+Đời sống văn hóa rất phong phú, hồn nhiên.
-Kiến trúc: xây dựng một số công trình kiến trúc Phật giáo, điển hình là Thạt Luổng ở Viêng Chăn.
-Chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ (chữ viết, tôn giáo, văn học, kiến trúc) nhưng đều lồng nội dung của mình vào xây dựng nên nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.
-Sự suy thoái:
+Đến TK XVIII vương quốc Lào bắt đầu suy yếu do những cuộc tranh chấp ngôi báu trong hoàng tộc và vua Xulinha Vôngxa chết.
+Năm 1893 Lào bị thực dân Pháp xâm chiếm.
 
Top Bottom