Đề cương ôn tập văn 9 thi vào 10

N

ngthlaiii

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

NỘI DUNG CƠ BẢN
I. Kiến thức về Tiếng Việt
1.Tóm tắt kiến thức về từ vựng
TỪ ĐƠN: Là từ chỉ có một tiếng( vd: Sông, núi, học, ăn, áo...)
TỪ PHỨC: Là từ gồm hai hay nhiều tiếng( vd: Quần áo, hợp tác xã... )
TỪ GHÉP: Là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa ( vd: Quần áo, ăn mặc, dơ bẩn, mỏi mệt...)
TỪ LÁY: Là những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng (vd: Lù mù, mù mờ...)
THÀNH NGỮ: Là loại từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh (tương đương như một từ) ( vd: Trắng như trứng gà bóc, đen như củ súng...)
NGHĨA CỦA TỪ: Là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ...) mà từ biểu thị
TỪ NHIỀU NGHĨA: Là từ mang những sắc thái ý nghĩa khác nhau do hiện tượng chuyển nghĩa ( vd: “lá phổi” của thành phố...)
HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ: Là hiện tượng đổi nghĩa của từ tạo ra những từ nhiều nghĩa (nghĩa gốc -> nghĩa chuyển, nghĩa đen, nghĩa bóng)
TỪ ĐỒNG ÂM: Là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau (vd: Con ngựa đá con ngựa đá...)
TỪ ĐỒNG NGHĨA: Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau ( vd: Quả - trái, mất-chết - qua đời...)
TỪ TRÁI NGHĨA: Là những từ có nghĩa trái ngược nhau ( vd: Xấu – tốt, đúng – sai, cao – thấp...)
TỪ HÁN VIỆT: Là những từ gốc Hán được phát âm theo cách của người Việt ( vd: Phi cơ, hoả xa, chiến đấu...)
TỪ TƯỢNG HÌNH: Là từ gợi tả hình dáng, dáng vẻ, trạng thái của sự vật(vd: Lom khom, ngoằn ngoèo...)
TỪ TƯỢNG THANH: Là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người (vd: Róc rách, vi vu, inh ỏi...)
SO SÁNH: Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. ( vd: Hiền như bụt, im như thóc...)
ẨN DỤ: Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt ( vd: Uống nước nhớ nguồn...)
NHÂN HÓA: Là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật... bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật trở nên gần gũi... ( vd: Con mèo mà trèo cây cau – Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà - Chú chuột đi chợ đồng xa – Mua mắm mua muối giỗ cha chú mèo...)
NÓI QUÁ: Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm ( vd: Nở từng khúc ruột...)
NÓI GIẢM NÓI TRÁNH: Là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự ( vd: Bác đã đi về với tổ tiên...)
ĐIỆP NGỮ: Là biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh
LIỆT KÊ: Là sắp xếp, nói tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế, tư tưởng, tình cảm ( vd: Chiều chiều lại nhớ chiều chiều – Nhớ người thục nữ khăn điều vắt vai...)
CHƠI CHỮ: Là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước... làm câu văn hấp dẫn và thú vị (Con hươu đi chợ Đồng Nai - Đi qua Nghé lại nhai thịt bò...)
P/S: CÒN TIẾP. NẾU MUỐN TIẾP THÌ LIKE MẠNH CHO MÌNH NHÉ. THANKS
 
Top Bottom