- 22 Tháng sáu 2017
- 2,357
- 4,161
- 589
- 19
- TP Hồ Chí Minh
- THPT Gia Định
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA HKII
LỊCH SỬ LỚP 8
Câu 1: Nguyên nhân khiến thực dân Pháp chuyển mục tiêu tấn công từ Đà Nẵng vào Gia Định năm 1859.
- Do kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” bị thất bại, Pháp gặp nhiều khó khăn tại Đà Nẵng.
- Pháp muốn chiếm vựa lúa Nam Bộ, cắt nguồn lương thực của triều đình Huế.
- Đi trước Anh một bước trong việc làm chủ các cảng biển quan trọng ở miền Nam.
- Đánh Gia Định xong sẽ theo đường sông Cửu Long chiếm Cao Miên, dò đường sang miền Nam Trung Quốc.
Câu 2: Quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược Pháp từ năm 1858 đến năm 1884.
- Năm 1862 Hiệp ước Nhâm tuất : Triều đình Huế chính thức thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam kì và đảo Côn Lôn.
- Năm 1874 Hiệp ước Giáp tuất: Sáu tỉnh Nam kì hoàn toàn thuộc Pháp.
- Năm 1883 Hiệp ước Quý mùi (Hac Măng ) Thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc và Trung kì.
- Năm 1884 Hiệp ước Pa tơ nôt Chấm dứt sự tồn tại của Triều đại phong kiến Nhà Nguyễn.
=> Từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình Triều đình Huế cắt từng bộ phận lãnh thổ rồi đi đến thừa nhận nền thống trị của Pháp trên toàn bộ nước ta, các điều khoản, điều kiện ngày càng nặng nề hơn, tính chất thỏa hiệp ngày càng nghiêm trọng hơn.
Câu 3: Lý giải khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương.
- Lãnh đạo : Văn thân, sĩ phu Phan Đình Phùng, Cao Thắng.
- Quy mô rộng lớn hoạt động trên bốn tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
- Trình độ tổ chức cao,tính chất ác liệt: nghĩa quân chia thành 15 quân thứ.
- Có lối đánh linh hoạt phòng ngự, chủ động tấn công, đánh đồn, diệt viện.
- Tồn tại mười năm, mục đích chống Pháp và phong kiến.
- Được đông đảo nhân dân ủng hộ: như người kinh, dân tộc thiểu số, người Lào. Lập nhiều chiến công. Bước đầu có sự liên lạc với các cuộc khởi nghĩa khác.
Câu 4:Lập bảng so sánh sự khác nhau giữa cuộc khởi nghĩa Yên Thế và các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương.
[TBODY]
[/TBODY] Câu 5: Kể tên những nhà cải cách cuối thế kỉ XIX và nội dung cải cách của họ.
- Năm1863-> 1871 Nguyễn Trường Tộ: Chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công thương, tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục.
- Năm 1868 Trần Đình Túc, Nguyễn Huy Tế : Mở cửa biển Trà Lý. Đinh Văn Điền: Khai khẩn ruộng hoang, khai mỏ, phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng.
- Năm 1872 Viện Thương Bạc Mở ba cửa biển Bắc-Trung để thông thương với bên ngoài.
- Năm 1882 Nguyễn Lộ Trạch Chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.
Câu 6: Chính sách kinh tế của thực dân Pháp ở Việt Nam trong giai đoạn đầu thế kỉ XX.
- Về nông nghiệp: Cướp đoạt ruộng đất, bóc lột nông dân theo kiểu phát canh thu tô.
- Công nghiệp: Khai thác mỏ (than, kim loại) xuất khẩu kiếm lời.
- Thương nghiệp: Độc chiếm thị trường, mua bán nguyên liệu, thu thuế.
- Thực dân Pháp cho xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật (đường xá, cầu cống…) vừa để vươn tới các vùng nguyên liệu vừa để đàn áp các cuộc nổi dậy của dân ta.
- Một số xí nghiệp công nghiệp gạch ngói, điện nước, chế biến gạo, diêm… mọc lên.
CÁC VẤN ĐỀ MỞ - VẬN DỤNG
Câu 8: Chính sách văn hóa, giáo dục người của Pháp có phải để “ khai hóa văn minh” cho người Việt Nam hay không? Vì sao?
Không, Vì:
- Pháp mở trường để dạy tiếng Pháp, đào tạo tầng lớp sẵn sàng cộng tác với Pháp.
- Hạn chế phát triển giáo dục ở thuộc địa, các trường học mở ít, số học sinh giảm dần.
- Thông qua giáo dục phong kiến, Pháp muốn tạo ra một lớp người chỉ biết phục tùng.
- Kiềm hãm nhân dân ta trong vòng ngu dốt để dễ cai trị.
- Pháp sử dụng nhiều phương tiện như sách báo có nội dung độc hại để tuyên truyền. Duy trì “ Văn hóa làng” theo hướng bần cùng hóa và nhu dân hóa.
- Các thói hư tật xấu được duy trì.
Câu 9: Nhận xét những mặt tích cực, hạn chế, ý nghĩa của các đề nghị cải cách?
Tích cực:
- Các đề nghị cải cách xuất phát từ tình trạng đất nước ngày một nguy khốn, xuất phát từ lòng yêu nước thương dân muốn cho nước nhà giàu mạnh, có thể đương đầu với cuộc tấn công ngày càng dồn dập của kẻ thù.
- Các đề nghị cải cách yêu cầu đổi mới công việc nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa...của nhà nước phong kiến.
- Các đề nghị cải cách đáp ứng phần nào yêu cầu của nước ta lúc đó...
Hạn chế:
- Các đề nghị cải cách mang tính lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ những cơ sở bên trong, chưa đụng chạm đến các vấn đề cơ bản của thời đại là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp, giữa nông dân với địa chủ phong kiến.
Ý nghĩa:
- Những tư tưởng cải cách đã gây tiếng vang lớn, dám tấn công vào những tư tưởng bảo thủ, lỗi thời và phản ánh trình độ nhận thức mới của người Việt Nam hiểu biết, thức thời.
- Góp phần vào việc chuẩn bị cho sự ra đời phong trào Duy tân ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX.
Câu 10: Nhận xét về nền kinh tế Việt Nam đầu TK XX ?
- Tài nguyên thiên nhiên bị bóc lột cùng kiệt.
- Nông nghiệp giẫm chân tại chỗ.
- Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn công nghiệp nặng.
-> Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ,lạc hậu, phụ thuộc.
LỊCH SỬ LỚP 8
Câu 1: Nguyên nhân khiến thực dân Pháp chuyển mục tiêu tấn công từ Đà Nẵng vào Gia Định năm 1859.
- Do kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” bị thất bại, Pháp gặp nhiều khó khăn tại Đà Nẵng.
- Pháp muốn chiếm vựa lúa Nam Bộ, cắt nguồn lương thực của triều đình Huế.
- Đi trước Anh một bước trong việc làm chủ các cảng biển quan trọng ở miền Nam.
- Đánh Gia Định xong sẽ theo đường sông Cửu Long chiếm Cao Miên, dò đường sang miền Nam Trung Quốc.
Câu 2: Quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược Pháp từ năm 1858 đến năm 1884.
- Năm 1862 Hiệp ước Nhâm tuất : Triều đình Huế chính thức thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam kì và đảo Côn Lôn.
- Năm 1874 Hiệp ước Giáp tuất: Sáu tỉnh Nam kì hoàn toàn thuộc Pháp.
- Năm 1883 Hiệp ước Quý mùi (Hac Măng ) Thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc và Trung kì.
- Năm 1884 Hiệp ước Pa tơ nôt Chấm dứt sự tồn tại của Triều đại phong kiến Nhà Nguyễn.
=> Từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình Triều đình Huế cắt từng bộ phận lãnh thổ rồi đi đến thừa nhận nền thống trị của Pháp trên toàn bộ nước ta, các điều khoản, điều kiện ngày càng nặng nề hơn, tính chất thỏa hiệp ngày càng nghiêm trọng hơn.
Câu 3: Lý giải khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương.
- Lãnh đạo : Văn thân, sĩ phu Phan Đình Phùng, Cao Thắng.
- Quy mô rộng lớn hoạt động trên bốn tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
- Trình độ tổ chức cao,tính chất ác liệt: nghĩa quân chia thành 15 quân thứ.
- Có lối đánh linh hoạt phòng ngự, chủ động tấn công, đánh đồn, diệt viện.
- Tồn tại mười năm, mục đích chống Pháp và phong kiến.
- Được đông đảo nhân dân ủng hộ: như người kinh, dân tộc thiểu số, người Lào. Lập nhiều chiến công. Bước đầu có sự liên lạc với các cuộc khởi nghĩa khác.
Câu 4:Lập bảng so sánh sự khác nhau giữa cuộc khởi nghĩa Yên Thế và các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương.
Những khác biệt | Khởi nghĩa Yên Thế | Các cuộc khởi nghĩa Cần vương |
Thời gian tồn tại | Gần ba mươi năm | Khoảng 10 năm |
Thành phần lãnh đạo | Nông dân | Văn thân, sĩ phu |
Mục tiêu đấu tranh | Chống Pháp xây dựng một cuộc sống bình quân, bình đẳng về kinh tế và xã hội. | Đánh Pháp, khôi phục nền độc lập dân tộc, lập lại chế độ phong kiến. |
Tính chất | Dân tộc, yêu nước | Yêu nước, mang màu sắc phong kiến. |
- Năm1863-> 1871 Nguyễn Trường Tộ: Chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công thương, tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục.
- Năm 1868 Trần Đình Túc, Nguyễn Huy Tế : Mở cửa biển Trà Lý. Đinh Văn Điền: Khai khẩn ruộng hoang, khai mỏ, phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng.
- Năm 1872 Viện Thương Bạc Mở ba cửa biển Bắc-Trung để thông thương với bên ngoài.
- Năm 1882 Nguyễn Lộ Trạch Chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.
Câu 6: Chính sách kinh tế của thực dân Pháp ở Việt Nam trong giai đoạn đầu thế kỉ XX.
- Về nông nghiệp: Cướp đoạt ruộng đất, bóc lột nông dân theo kiểu phát canh thu tô.
- Công nghiệp: Khai thác mỏ (than, kim loại) xuất khẩu kiếm lời.
- Thương nghiệp: Độc chiếm thị trường, mua bán nguyên liệu, thu thuế.
- Thực dân Pháp cho xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật (đường xá, cầu cống…) vừa để vươn tới các vùng nguyên liệu vừa để đàn áp các cuộc nổi dậy của dân ta.
- Một số xí nghiệp công nghiệp gạch ngói, điện nước, chế biến gạo, diêm… mọc lên.
CÁC VẤN ĐỀ MỞ - VẬN DỤNG
Câu 8: Chính sách văn hóa, giáo dục người của Pháp có phải để “ khai hóa văn minh” cho người Việt Nam hay không? Vì sao?
Không, Vì:
- Pháp mở trường để dạy tiếng Pháp, đào tạo tầng lớp sẵn sàng cộng tác với Pháp.
- Hạn chế phát triển giáo dục ở thuộc địa, các trường học mở ít, số học sinh giảm dần.
- Thông qua giáo dục phong kiến, Pháp muốn tạo ra một lớp người chỉ biết phục tùng.
- Kiềm hãm nhân dân ta trong vòng ngu dốt để dễ cai trị.
- Pháp sử dụng nhiều phương tiện như sách báo có nội dung độc hại để tuyên truyền. Duy trì “ Văn hóa làng” theo hướng bần cùng hóa và nhu dân hóa.
- Các thói hư tật xấu được duy trì.
Câu 9: Nhận xét những mặt tích cực, hạn chế, ý nghĩa của các đề nghị cải cách?
Tích cực:
- Các đề nghị cải cách xuất phát từ tình trạng đất nước ngày một nguy khốn, xuất phát từ lòng yêu nước thương dân muốn cho nước nhà giàu mạnh, có thể đương đầu với cuộc tấn công ngày càng dồn dập của kẻ thù.
- Các đề nghị cải cách yêu cầu đổi mới công việc nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa...của nhà nước phong kiến.
- Các đề nghị cải cách đáp ứng phần nào yêu cầu của nước ta lúc đó...
Hạn chế:
- Các đề nghị cải cách mang tính lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ những cơ sở bên trong, chưa đụng chạm đến các vấn đề cơ bản của thời đại là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp, giữa nông dân với địa chủ phong kiến.
Ý nghĩa:
- Những tư tưởng cải cách đã gây tiếng vang lớn, dám tấn công vào những tư tưởng bảo thủ, lỗi thời và phản ánh trình độ nhận thức mới của người Việt Nam hiểu biết, thức thời.
- Góp phần vào việc chuẩn bị cho sự ra đời phong trào Duy tân ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX.
Câu 10: Nhận xét về nền kinh tế Việt Nam đầu TK XX ?
- Tài nguyên thiên nhiên bị bóc lột cùng kiệt.
- Nông nghiệp giẫm chân tại chỗ.
- Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn công nghiệp nặng.
-> Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ,lạc hậu, phụ thuộc.