Đề cương ôn tập môn văn

P

___pun___

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

I/ Viết bài nghị luận

1. Hãy tìm hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qa câu ca dao ( kiểu bài giải thíc )
"Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng"

2. Giải thích câu tục ngữ " Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng"
3. Giải thích câu nói " Uống nước nhớ nguồn"

* Tất cả đề trên đều là giải thích


II/ Viết đoạn văn

1. Giải thích lý do lựa chọn và ý nghĩ của tiêu đề " Sống chết mặc bay"
2. Giải thích lý do lựa chọn và ý nghĩ của tiêu đề " Những trò lố của Va-ren hay là Phan Bội Châu
3. Giải thích ý nghĩa của thành ngữ " Oan Thị Kính"
4. Chứng minh " Thú nghe ca Huế tao nhã, đầy sức quyến rũ"
5. Suy nghĩ về tính cách của 2 nhân vật Va-ren và Phan Bội Châu

P/s: Bạn nào làm đc câu nào thì zúp mình nhé :p
[/CENTER]
 
Last edited by a moderator:
K

kieuoanh2009

Từ lâu nhân dân ta đã rút ra kết luận đúng đắn là môi trường xã hội mà mình đang sống, đặc biệt là mối quan hệ bạn bè có một tác dụng quan trọng đối với nhân cách đạo đức của mỗi người. Kết luận ấy được đúc kết lại thành câu tục ngữ:
“ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”
Câu tục ngữ có giúp ích gì cho chúng ta trong cuộc sống hôm nay?
Để nêu lên một bài học, một kinh nghiệm trong cuộc sống, ông cha ta thường mượn hình ảnh sự vật có liên quan đến con người để thể hiện ý của mình. Mực có màu đen, nếu ta tiếp xúc, sử dụng không khéo léo sẽ dễ dàng bị vấy bẩn. Mực tượng trưng cho những cái xấu xa, những điều không tốt đẹp. Còn đèn là vật phát ra ánh sáng soi tỏ mọi vật xung quanh. Đến gần đèn, ta được soi sáng. Đèn tượng trưng cho những cái tốt đẹp, sáng sủa. Từ hai hình ảnh tương phản nhau “ mực” và “ đèn”, câu tục ngữ nhằm nhắc nhở chúng ta : Nếu giao du với những người xấu ta se tiêm nhiễm thói hư tật xấu; ngược lại nếu ta quan hệ với người tốt ta sẽ được ảnh hưởng tốt, sẽ học tập được những đức tính của bạn
Câu tục ngữ là bài học kinh nghiệm của người xưa được đúc kết từ cuộc sống. Nó thể hiện rất rõ mối quan hệ giữa môi trường xã hội vơi việc hình thành nhân cách con người.
Ở gia đình, cha mẹ anh chị là tấm gương để cho đứa trẻ bắt chước. Nếu gia đình hòa thuận, cha mẹ là tấm gương sáng về học tập, về đạo đức thì gia đình đó sẽ có những đứa con ngoan. Trong khu xóm cũng vậy, nếu cả tập thể đều biết chấp hành tốt những quy định chung về nếp sống văn minh đô thị , biết giáo dục con cái tốt thì con em trong khu phố đó sẽ có một cuộc sống nền nếp đạo đức tốt. Gần gũi với chúng ta nhất là việc giao du với bạn bè trong trường trong lớp, nếu ta quan hệ được với nhiều bạn tốt, chăm ngoan học giỏi, nói năng lễ độ biết kính trên nhường dưới… thì chúng ta sẽ học tập được những đức tính tốt ấy và trở nên người tốt.
Ngược lại, trong gia đình, nếu cha mẹ chỉ biết lo làm ăn không quan tâm đến con cái, vợ chồng luôn luôn bất hòa thì chắc chắn những đứa trẻ lớn lên trong môi trường đó sẽ nhanh chóng trở thành đứa con hư. Ngoài xã hội, khi tiếp xúc gần gũi với môi trường không tốt đẹp, con người dễ dàng tập nhiễm những thói hư tật xấu và dần dần đánh mất bản chất lương thiện của mình. Cụ thể ở môi trường học tập, quanh ta có biết bao nhiêu bạn xấu thường xuyên trốn học, quậy phá, học yếu làm phiền lòng thầy cô. Nếu ta cứ lân la gắn bó với những bạn ấu ấy thì sớm muộn gì ta cũng bị ảnh hưởng lây. Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, nhân dân ta có nhiều câu ca dao mang nội dung giáo dục về vấn đề này:
“ Thói thường gần mực thì đen
Anh em bạn hữu phải nên chọn người”
Tuy nhiên, không phải ai cũng dễ dàng bị lôi kéo bởi môi trường xấu xa. Vẫn có những cánh sen vươn lên từ bùn lầy nước đọng, dù xung quanh hôi hám sen vẫn nở đẹp và tỏa ngát hương thơm. Thực tế vẫn có những người sống trong môi trường không tốt đẹp, không thuận lợi mà vẫn giữ mình không sa ngã. Môi trường càng xấu xa thì phẩm chất của con người càng tuyệt vời đáng khâm phục. Anh Nguyễn Văn Trỗi, người thợ điện ở thành phố Sài Gòn hoa lệ, vẫn không chút mảy may xao động bởi cuộc sống hào nhoáng, những thủ đọan lọc lừa xảo trá. Anh chọn cho mình con đường Cách mạng, chấp nhận chiến đấu và hy sinh cho lý tưởng mà mình theo đuổi… Tấm gương của anh và biết bao gương sáng khác đã trở thành bài học cho bao thế hệ cháu con học tập.
Ngày nay, trong xu thế cả nước tiến lên con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa, vẫn có những con người không giữ vững bản chất tốt đẹp của mình. Giữa cuộc sống tốt đẹp, giữa môi trường thân thiện, họ vẫn biến chất, thoái hoa, sống ăn chơi sa đọa trên những đồng tiền bất chính, những đồng tiền mồ hôi xương máu của nhân dân đóng góp… Những con người đó chính là những “ con sâu làm rầu nồi canh”, là thứ ung nhọt của xã hội mà chúng ta có nhiệm vụ phải loại trừ.
Có thể nói, câu tục ngữ trên là một lời khuyên bảo sâu sắc, giúp em bài học bổ ích, một cách nhìn đúng đắn về mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách của bản thân. Câu tục ngữ giúp em có tinh thần cảnh giác trong việc giao du tiếp xúc với bạn bè, đồng thời xác định cho mình một thế đứng vững vàng trước những tác động tiêu cực của môi trường xung quanh để luôn luôn “ gần mực” mà vẫn không “ đen” và “ gần đèn” để luôn tỏa sáng.
 
K

kieuoanh2009

Qua quá trình lao động của nhân dân ta và trong hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, nhân dân ta đã chống lại ngoại xâm và thiên tai khắc nghiệt, lập nên bao chiến công hiển hách, những trang sử vẻ vang, nhiều câu ca dao, tục ngữ thấm nhuần nhiều đạo lí làm người. Qua đó, chúng khuyên bao thế hệ người Việt Nam những lời khuyên bổ ích cho việc làm người. Chính đặc điểm lịch sử đó đã tạo nên một truyền thống tốt đẹp và quý báu của dân tộc ta, đó là đạo lý "uống nước nhớ nguồn" thể hiện lòng biết ơn đối với những ai đã tạo nên thành quả cho người đời sau hưởng thụ.

Đề 3: Trước hết, chúng ta phải hiểu thế nào là “uống nước nhớ nguồn”. “Uống nước” là sự hưởng thụ thành quả, sản phẩm vật chất và tinh thần. “Nguồn” chỉ nguồn gốc, nguồn cội và tất cả những thành quả mà con người được hưởng bao gồm cả con người, lịch sử, truyền thống. “Nhớ nguồn” là hành động mang tính đạo đức cao, hưởng thụ những thành quả không tự nhiên mà có, do đó, người hưởng thụ phải biết tri ân, giữ gìn, phát huy thành quả của người làm ra chúng.

Câu tục ngữ như lời khuyên răn biết bao thế hệ sau về việc nhớ đến những người đã làm ra những thành quả cho mình hưởng thụ ngày nay. Cuộc đời có nhiều loại người cùng chung sống. Không phải ai cũng hiền lành, trung thực, đạo đức tốt, cũng có lắm kẻ dữ tợn, giả dối, vong ân bội nghĩa người làm ra thành quả. Câu tục ngữ thể hiện thật chính xác và sâu sắc ý nghĩa của mình nhằm khuyên răn những kẻ “khỏi vòng cong đuôi”, “có mới nới cũ”, “qua cầu rút ván”, “khỏi rên quên thầy”, “ăn cháo đá bát”,…

Như ta đã biết, đất nước Việt Nam ta ngày xưa đã có những vị anh hùng lịch sử, từ Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Lợi, Quang Trung,… đến Phan Bội Châu,Chủ tịch Hồ Chí Minh. Họ đã giúp giải phóng đất nước thoát khỏi chiến tranh cũng nhơ duy trì nền hoà bình dân tộc bền vững và đồng thời giúp đất nước ta tiến bộ, bắt nhịp theo thời đại. Họ là người có công với đất nước, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh. Do đó, nhân dân ta ngày xưa đã nhắc nhở:

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”

Cùng với việc phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta đã chú ý rất nhiều đến chính sách xã hội để làm sao cho tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hòa với phát triển văn hóa, xã hộ. Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với cải thiện đời sống của đại đa số nhân dân lao động cũng như kết hợp với xóa đói, giảm nghèo. Chúng ta đã cố gắng làm được nhiều việc để đền đáp công ơn thương binh, liệt sĩ, các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, người có công với nước. Vào dịp 27-7 hằng năm, ngày thương binh liệt sĩ, toàn Ðảng, toàn dân ta có dịp nhìn lại những việc đã làm để đền ơn đáp nghĩa thương binh, liệt sĩ.

Cùng với các chuyến hành hương thăm lại chiến trường xưa, tổ chức lễ cầu siêu cho các linh hồn liệt sĩ đã hy sinh vì đất nước, nhiều hoạt động tri ân khác cũng đồng loạt diễn ra với sự thành kính, biết ơn những người đã ngã xuống. Chắc khó có nơi nào trên thế giới, hoạt động đền ơn đáp nghĩa lại có sức lan tỏa rộng khắp như ở Việt Nam, để rồi trở thành phong trào tri ân trong toàn xã hội, trở thành đạo lý “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước, nhớ nguồn”... Dân tộc Việt Nam là vậy, con người Việt Nam là vậy - chung thủy, nghĩa tình.

Gần gũi với chúng ta hơn đó là cha mẹ. Từ khi mới lọt lòng, mỗi người đều đã ở trong vòng tay của mẹ. Ai ai cũng lớn lên qua những câu hát chứa chan tình thương. Rồi chính bố là người dẫn dắt ta đi khắp nẻo đường đời. Dù khôn lớn nhường nào, trong mắt cha mẹ, các con luôn là những đứa trẻ, luôn cần sự bảo bọc, che chở. Các thầy cô giáo là những người dạy dỗ chúng ta nên người. Họ trang bị cho chúng ta những hành trang vững chắc nhất để vào đời, đó là kiến thức. Do đó, ai cũng rất yêu mến cha mẹ, kính trọng thầy cô, không quên công lao to lớn của họ đã giúp chúng ta khôn lớn. Một lần nữa, đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” được thể hiện cụ thể nhất.

Một đất nước, gia đình, xã hội mà giữ được đạo lí “uống nước nhớ nguồn” thì đất nước, gia đình, xã hội ấy tốt đẹp, bền vững biết bao. Đây là đạo lý cần có ở mỗi người, nó luôn có sẵn trong mỗi người, thể hiện tuỳ vào từng người. Mỗi khi nhận định một người, người ta vẫn hay quan tâm đến cách thực hiện và thể hiện đạo lí “uống nước nhớ nguồn” ở người ấy. Bởi vì đó là chuẩn mực quan trọng để đánh giá một con người có đạo đức tốt đẹp.

Mỗi khi được hưởng một thành quả nào do người khác làm nên, chúng ta phải có nghĩa vụ giữ gìn, trân trọng và phát huy chúng. Không chỉ có thế, mỗi người còn cần tự cố gắng, cống hiến bằng chính sức lực của mình cho đất nước để trở thành một con người có ích cho xã hội. Có như thế, xã hội mới phát triển, đó là cách “nhớ nguồn” thiết thực.

“Uống nước nhớ nguồn” là lời nhắn nhủ hết sức ngắn gọn và giản dị. Nhưng chính nó là một chân lí muôn đời. Nó là bài học sâu sắc, có giá trị từ ngàn xưa đến mai sau. Nếu chúng ta biết thực hành tốt lời dạy này, ta sẽ sống đẹp, sống có nhân cách, góp phần làm đẹp truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam ta.

Trong hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, nhân dân ta luôn phải gồng mình chống lại ngoại xâm và thiên tai khắc nghiệt, lập nên bao chiến công hiển hách, những trang sử vẻ vang. Ði liền với những vinh quang đó phải kể đến những tổn hại hết sức to lớn về người và của. Chính đặc điểm lịch sử đó đã tạo nên một truyền thống tốt đẹp và quý báu của dân tộc ta, đó là đạo lý "uống nước nhớ nguồn", "ăn quả nhớ người trồng cây".
 
H

hiemcokhotim_love

Nhiễu điều phủ lấy giá gương: Nhiễu là thứ vải tơ, cầm nặng tay. Điều là màu đỏ. Nhiễu điều là 1 thứ vải quý, đc dùng để may áo đẹp hay lót trên bàn, trên kệ, trên khay để đặt những vật quý. Giá gương là cái khung = gỗ để ng ta đặt cái gương lên. Trc đây gương k đc treo trên tường, nó đc làm theo hình tròn hay hình bầu dục và đặt trên cái giá = gỗ. Có những cái giá đc làm = gỗ quý, đánh bóng rất đẹp. Nhg cũng có những cái giá chỉ đc làm = gỗ thường. Thứ gỗ này đc dùng vì nó cứng, có thể mang nổi tấm gương, chứ trông nó k đc đẹp, có khi còn sần sùi xấu xí. Nhg, giá k phải lo, vì trc khi đặt tấm gương lên giá, ng ta đã cẩn thận lấy một tấm nhiễu đỏ phủ cái giá, khiến cho bản thân cái giá dù k đc làm = gỗ quý, nhg bây h trở nên đẹp đẽ đáng quý, xứng đáng đc dùng làm vật đỡ cái gương =>Tấm điều ấy hi sinh thân mình để chiếc gương đc hoàn hảo. Nghĩa bóng: là ng trong 1 nc thì hãy thg yêu nhau, san sẻ, nhường nhịn, giúp đỡ nhau. đó là truyền thống quý báu của dt ta. với lớp nghĩ rộng hơn thì đã là con ng ai cũng cần có 1 cs hp, tốt đẹp vì thế việc chia sẻ những gì mình có thật sự rất qtr trong cs để có thêm nhiều niềm vui hơn và để bớt đi những giọt nước mắt vì những vấn ngại của cs. Dù có là ai đi chăng nữa thì con ng vẫn là con ng vẫn cần có tình thg của nhân loại và vẫn cần có tyêu. Đồ vật, con vật còn có cảm xúc, có bầy đàn, chăm sóc lẫn nhau...thì cớ gì con ng lại k đc như vậy. vì thế câu ca dao này còn lên án những con ng k có được sự hòa hiếu, yêu thg đồng loại, san sẻ tcảm, vật chất cho cs của ng khác. nếu đnc ta k có sự đoàn kết, đùm bọc, yêu thg, giúp đỡ nhau thì biết đâu đc ngày hôm nay sẽ ra sao? Đnc này có còn nữa hay chăng? Câu tục ngữ này cũng thúc đẩy những tcảm trong sáng như tấm lụa điều và chiếc gương. hãy để những tcảm đẹp đẽ như tấm lụa điều ấy đi lên cũng là vì bvệ sự trong sáng và đẹp đẽ tiềm ẩn của tyêu thg trong cs! Chẳng có nhà lãnh đạo nào đưa nhân dân đi đến hp nếu họ k yêu thg nhân loại thực lòng như 1 bề tôi trung thành. Khi đc yêu thg ,con ng ta cũng biết cách yêu thg .Tình thg chân thành có thể cảm hóa kẻ xấu thành ng tốt .Từ 1 kẻ trộm cắp ->1 ng hảo tâm ( N vật chính trong "Những ng khốn khổ"- Victo Huygo) Cũng vì vậy mà nói "Tình thương là hp của con ng". Tình thg xuất phát từ trái tim yêu thg. Đó mới là hp lớn lao "biết cho đi đâu chỉ nhận riêng mình".

Vượt lên trên các khác biệt nhỏ, vì sự giống nhau của 1 điều chung lớn hơn, ng ta biết thg yêu, đỡ đần nhau. Trong thôn ấp, mối QH tình làng nghĩa xóm thắt chặt mọi ng lại vs nhau thể hiện = lòng yêu thương, sự tương trợ lẫn nhau mỗi khi tắt đèn tối lửa. Tinh thần đoàn kết của nhân dân đâu chỉ gói gọn trong lũy tre thôn ấp mà còn đc biểu hiện rộng rãi vượt ra phạm vi cả nc qua mối QH trao đổi về vật chất lẫn tinh thần. 1 hạt gạo, 1 tấm áo đầy tình nghĩa của địa phương này gửi đến địa phương khác khi biết đồng bào mình bị thiên tai, hoạn nạn đang lâm phải cảnh màn trời chiếu đất đều thắm thiết biết bao tcảm nhiễu điều giá gương. Đặc biệt, mỗi khi đnc có họa ngoại xâm, mọi tầng lớp nhân dân ở mọi miền đều xông lên tận tâm, tận lực góp cả sức ng, sức của để giữ gìn từng ngọn rau tấc đất. Các cuộc kháng chiến chống giặc thù xâm lược từ nghìn xưa đến nay đã cho thấy tinh thần đoàn kết một lòng của ndân ta. Tình đnc nghĩa đồng bào khi nc nhà gặp cơn nguy biến, đc phát huy thấm đượm hơn lúc nào hết. Có thg yêu nhau ng ta mới cảm thấy đau đớn, xót xa trc cảnh đồng bào mình trong xiềng xích, gông cùm của bọn chúng. Chính trong hoàn cảnh ấy lòng yêu nc, yêu đồng bào đc khơi lên phát huy thành cao trào để thể hiện mạnh mẽ = hành động cụ thể và chiến thắng kẻ thù, đó là vật báu đc gìn giữ truyền đời, có sức phát huy tác dụng vượt cả k gian và tgian. Lúc nào cũng vậy, tình thương yêu đoàn kết giữa ng trong 1 nc 1 k phải chỉ có lời nói đầu môi cuối lưỡi hay là ước mơ cho nhau 1 đs vật chất và tinh thần sung túc, ấm no mà phải đc biểu lộ = hành động hay việc làm cụ thể thiết thực. Chính những hành động ấy làm cho tình yêu thg đoàn kết thắm thiết và cao quý hơn bội phần.
Đnc VN có 3 miền nhưng vẫn là 1, liên kết gắn bó, giúp đỡ nhau từng bước cùng đi lên vững chắc. Khi biết miền nào gặp phải việc k hay, nhân dân ở các miền còn lại với tinh thần “1 con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” sẽ cảm thấy xót xa trong cảnh “máu chảy ruột mềm”

Cậu lọc lại nhé! Chỷ là vài ý nhỏ thui mờ :D
 
C

congchuanho_ngaytho

xin moi nguoi cho em mot so bai viet ve chu de: chung minh tinh dung dan cua cau tuc ngu "Gan muc thi den, gan den thi sang"
Cam on rat nhieu!!!!1
 
T

thuhien287

Cam on pan nhiu` nhiu`:-*
Nhung pai` cua pan minh` chi~ de tham khao~ thui
Hj Hj
 
Last edited by a moderator:
Y

yoko1997

Ơ! Sao mình nghĩ kỳ thi học kỳ này chỉ cho phần lý thuyết với tập làm văn thôi mà! Còn có viết đoạn văn nữa sao?
 
M

mrhaocon1

ai giup em de` nay`` voi' ngay 7/5 la thi roi`.....De` bai`: Chung' minh bao ve rung la bao ve chuoc song cua chung ta .
 
H

hiemcokhotim_love

Trong cuộc sống, sức khỏe của con người do môi trường tác động đến rất nhiều. Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo QH mật thiết với nhau bao quanh cng, có ảnh hưởng tới đời sống, sx, sự tồn tại, ptr của cng. Đời sống của cta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi ng k có ý thức bảo vệ mtr sống. Chính vì thế cta cần phải bảo vệ môi trường. Bảo vệ mtr chính là bảo vệ sức khỏe của cta
Ngày nay, trên thế giới, mtr là vấn đề đc qtâm hàng đầu. Ở 1 số nc tiên tiến, ng dân đc giáo dục rất kỹ về ý thức bảo vệ mtr. Hiện nay, nc ta còn có nạn chặt phá rừng bừa bãi và nạn cháy rừng tác động rất xấu đến mtr. Năm vừa qua, các tỉnh miền Trung nc ta bị lũ lụt càn quét gây thiệt hại rất lớn về cả ng và của do khu vực rừng của dòng nc đầu nguồn đã bị khai thác rất nhiều. Hay vụ cháy rừng U Minh, gần đây nhát là cháy rừng ở Sa Pa và Lào Cai. Như các bạn thấy, rừng k chỉ làm sạch mtr k khí, cung cấp nguyên liệu phục vụ đời sống, xuất khẩu, nghiên cứu, du lịch, là nguồn thuốc quí mà còn hạn chế tốc độ chảy của dòng nc để chống xói mòn và lũ lụt. Rừng hấp thụ cacbonic và khói bụi, nhả ra ôxi. Rừng là lá phổi của cng và sinh vật trên TĐ, tán cây ngăn cản nc rơi và dòng chảy vậy mà cng lại tự huỷ hoại nó - sức sống của toàn nhân loại. Rừng đang bị khai thác cạn kiệt, đứng trc nguy cơ huỷ diệt kèm vs nhiều vấn nạn. Chặt phá rừng bừa bãi là làm cho muôn loài bị tiêu diệt, khí hậu khô nóng, sạc lở đất gây lũ lụt.
Ô nhiễm mtr đang thực sự là vấn đề lớn của cả nhân loại. Những biến đổi khí hậu và hậu quả khủng khiếp của nó k còn là dự báo nữa mà thành hiện thực ở khắp nơi. Htượng TĐ nóng dần lên do hiệu ứng nhà kính vẫn diễn ra từng ngày, từng h. Điều đáng suy nghĩ ở chỗ phần lớn, nếu k muốn nói là tất cả những hiện tượng trên đều có nguyên nhân từ cng, từ những hành động vô ý thức mà trong đó chủ yếu là việc xả rác, khí thải, chặt phá rừng bừa bãi. Đtiên là do thói quen xấu lười biếng và lối sống ích kỷ chỉ nghĩ đến cá nhân của 1 số ng. Họ sống theo kiểu: “Của mình thì giữ bo bo/ Của ng thì thả cho bò nó ăn” đơn giản chỉ nhà mình sạch còn ai bẩn mặc ai, những nơi công cộng k phải của mình,vậy thì việc j phải mất công gìn giữ? Cách nghĩ như thế thật là thiển cận và nguy hại. Thời đại công nghiệp hóa – hiện đại hóa đnc k cho phép 1 ai tiếp tục lối sống, nếp nghĩ như thế. Xã hội là 1 phạm vi rộng lớn hơn lớp học rất nhiều. Mọi ng đều bận rộn với công việc của mình và k ai có tgian đi nhắc nhở từng ng 1. K đc nhắc nhở, cng lại quay về với thói quen xả rác bừa bãi. 1 số ng chưa nhận thức đc hành vi của mình là vô ý thức, phản văn hóa, văn minh, phá hoại mtr. Bên cạnh đó cũng cần phải nói đến việc giáo dục ý thức giữ gìn, bảo vệ mtr chưa đc qtâm và xử lí triệt để. Trên các phương tiện thông tin đại chúg vẫn có nhữg chươg trìh kêu gọi ý thức bảo vệ mtr nhg quá ít ỏi, k đáp ứng đc nhu cầu tìm hiểu của ng dân. Mặt khác, nếu so vs các nc trên thế giới thì việc xử phạt những ng vô ý thức cũng chưa thật nghiêm túc. ở Singapore, chỉ vứt mẩu thuốc lá ra đường là bị phạt rất nặng. Còn ở VN những ng vô ý thức vẫn ung dung vì hình thức xử phạt quá nhẹ nhàng chưa đủ sức răn đe. Hãy khắc phục = mọi cách có thể. Mỗi ng cta hãy giữ gìn vệ sinh ở bất kì đâu để tạo mtr sống trong lành cho cả mình và mọi ng.
Đnc ngày ta ngày càg ptr trên nhiều lĩnh vực đặc biệt là trong yêu cầu của cuộc sống ngày nay, đường phố xanh-sạch-đẹp là 1 tiêu chuẩn k thể thiếu đối vs 1 TP văn minh loại 2. Điều đó khiến mỗi ng cần có ý thức giữ gìn vệ sinh để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng. Nhận thức cần tích cực hơn. Việc vứt rác bừa bãi có thể đc khắc phục dựa trên sự cố gắng của mỗi ng. Ngay từ bây h, ta cần kêu gọi ý thức giữ gìn vệ sinh của mỗi ng, tuyên truyền những thông điệp cơ bản về ý thức bảo vệ mtr. Để có bầu k khí trong lành thì các nhà máy phải xây dựng xa trung tâm, dân cư sinh sống, phải có hệ thống lọc bụi. Hạn chế dùng xe máy mà đi = xe đạp. Nguồn nc phải đảm bảo sạch sẽ = cách k xã rác bừa bãi, phải có hệ thống xử lí rác thải và chất thải của các xí nghiệp nhà máy. k phá rừng bừa bãi, phải trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc. Và có lẽ ở nc ta cũng k xảy ra chuyện vớt trên 6 tấn rác mỗi ngày ở 1 con kênh hay những cái lắc đầu chê trách của du khách nc ngoài.
Trc xu thế hội nhập ngày nay, làm thế nào để vươn ra biển lớn, hòa nhập cùng bạn bè 4 phương? Cần nhất là diện mạo của đnc. 1 con đường sạch đẹp luôn tạo cho mọi ng, nhất là khách du lịch quốc tế 1 cảm giác thoải mái. Đừng vì thói quen xấu của cá nhân như vứt rác bừa bãi gây ảnh hưởng đến cộng đồng. Và hãy sống theo tinh thần cao đẹp: “Mình vì mọi ng, mọi ng vì mình”
 
S

sisacutegirl

HỌC

Ngọc \ Nhân
\
Bất \ Bất
\
Trác \ Học
\
Bất / Bất
/
Thành / Tri
/
Khí / Lý


TRÊN ĐÂY LÀ MỘT BÀI THƠ CHỮ NÔM KHÁ HAY
MÌNH RÀNH RIÊNG TẶNG CHO CÁC BẠN THÍCH VĂN THƠ CHỮ NÔM ĐẤY ( ^_^ )
CHÚC TẤT CẢ CÁC BẠN TRONG HỌC MÃI HỌC GIỎI !
CHÚC KÌ THI HỌC KÌ 1 THÀNH CÔNG TỐT ĐẸP!
 
H

hongngam_29

MÔN VĂN 7 :

I-Phần Tiếng Việt:

1-Nắm được khái niệm, tác dụng, cách dùng câu rút gọn và câu đặc biệt.

2-Nêu vai trị, ý nghĩa và cơng dụng của trạng ngữ. Theo em cĩ mấy loại trạng ngữ? Mỗi loại lấy 1 ví dụ.

3-Thế nào là câu chủ động? Câu bị động? Nêu mục đích, cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (và ngược lại). Cho ví dụ.

4-Thế nào là dùng cụm chủ vị để mở rộng câu. Nêu các trường hợp dùng cụm chủ vị để mở rộng câu.

5-Liệt kê là gì? Có mấy kiểu liệt kê? Cho ví dụ.

6-Nêu công dụng của dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy.

7-Biết đặt câu , viết đoạn văn và nhận diện các kiểu câu trên trong đoạn văn, thơ.

II-Phần văn học:

1-Cho biết tên tác giả, thể loại, phương thức biểu đạt chính và giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của các văn bản:

+ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

+ Sống chết mặc bay.

+ Sự giàu đẹp của Tiếng Việt .

+ Những trị lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu.

+ Đức tính giản dị của Bác Hồ.

+ Ca Huế trên sông Hương.

+ Ý nghĩa văn chương.


III-Tập làm văn:

1 - Thể loại văn chứng minh:

a - Chứng minh câu tục ngữ:

+ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

+ Cĩ cơng mài sắt, cĩ ngày nên kim.

b - Ít lâu nay cĩ một số bạn trong lớp cĩ phần lơ là học tập. Em hãy viết một bài văn để thuyết phục bạn: Nếu khi cịn trẻ ta khơng chịu khĩ học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì cĩ ích!

2-Thể loại văn giải thích:

a-Giải thích nội dung ý nghĩa của câu ca dao:

“ Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”

b-Giải thích nội dung lời khuyên của Lê- nin: “ Học, học nữa, học mãi.”

c-Giải thích câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khơn.”

 
T

thanhlu2pllc

hay ra pét nhỉ mỗi tội hay wa mình ko hỉu ai do gúp minh làm đề cương đê mai thi roài:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS
 
Top Bottom