Đề cương ôn tập môn Văn học kì II

L

lehongphucminh

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chủ đề I: Thơ
I) Khái niệm
1/ Viết thuộc lòng phần phiên âm, dịch thơ và cho biết nội dung chính của bài Đi Đường của Hồ Chí Minh
2/ Viết thuộc lòng phần phiên âm, dịch thơ và cho biết nội dung chính của bài " Ngắm trăng" của Hồ Chí Minh
3/ Cho biết nội dung chính của bài thơ" Ông đồ" Vũ Đình Liên nói lên vấn đề gì
4/ Nội dung của bài Nhớ rừng của Thế Lữ
5/ Bài thơ" Quê Hương” của Tế Hanh có đặc sắc, nghệ thuật gì
II) Vận dụng đơn giản
1/ Trong bài" Khi con tu hú" tác giả thể hiện tâm trạng gì
2/ Bài" Tức cảnh Pác Bó” thuộc thể thơ gì kể tên một số bài thơ cùng thể thơ mà em biết
3/ Câu thơ" Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”( trích Ngắm trăng) sử dụng nghệ thuật gì
4/ Qua bài" Nhớ rừng” mượn lời con hổ ở vườn bách thú.Thế Lữ đã bộc lộ tâm sự gì. Đó là tâm sự của ai
5/ Tâm trạng của Bác Hồ những ngày ỏ hang Pác Bó được thể hiện như thế nào qua bài" Tức cảnh Pác Bó”. Vì sao bác thấy cuộc sống gian khổ đó thật là sang.
III) Vận dụng tổng hợp
1/ Em hiểu gì về bút pháp lãng mạng mà các nhà thơ thường sử dụng
2/ Theo em bài" Nhớ rừng” có giá trị nghệ thuật gì
 
G

ga_cha_pon9x

Câu 1, nội dung chính của bài đi đường:Muốn nói lên là mỗi người trong chúng ta muốn thành công thì phải trải qua gian khổ
Câu 2,Sự hoà quyện giữa con người với thiên nhiên và con người ở đây là người chí sĩ-Bác Hồ
Câu 3,Nội dung của bài thơ''Ông đồ'' nói về vấn đề văn hoá đã bị phai mờ trong tâm trí mỗi người trong cuộc sống nhanh chóng,xô bồ như bây giờ
Câu 4,Bài ''Nhớ rừng'' đã mượn tâm trạng con hổ bị nhốt trong vườn thú để nói lên thực trạng nhân dân lúc bấy giờ
 
L

lan_phuong_000

1/ Trong bài" Khi con tu hú" tác giả thể hiện tâm trạng gì
1) Trong bài Khi con tu hú tác giả muốn thể hiện là lòng yêu cuộc sống và niềm khao khát tự do cháy bóng of ng`chiến sĩ CM trong cảnh tù đày
2/ Bài" Tức cảnh Pác Bó” thuộc thể thơ gì kể tên một số bài thơ cùng thể thơ mà em biết
2) Bài Tức cảnh Pác Pó thuộc thể thơ Thất ngôn Tứ tuyệt
Vd: Ngắm trăng, Đi đường,...
3/ Câu thơ" Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”( trích Ngắm trăng) sử dụng nghệ thuật gì
3) Câu thơ đã sử dụng nghệ thuật Nhân hoá
4/ Qua bài" Nhớ rừng” mượn lời con hổ ở vườn bách thú.Thế Lữ đã bộc lộ tâm sự gì. Đó là tâm sự của ai
4) Qua bài thơ Nhớ rừng Thế Lữ đã diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khao khát tự do mãnh liệt. Đó là nỗi niềm of ng` dân mất nc thời thuộc Pháp
5/ Tâm trạng của Bác Hồ những ngày ỏ hang Pác Bó được thể hiện như thế nào qua bài" Tức cảnh Pác Bó”. Vì sao bác thấy cuộc sống gian khổ đó thật là sang
5) Tâm trạng of Bác Hồ:vui thick, hài lòng với thú lâm tuyền
Bác cảm thấy cuộc sống gian khổ ấy thật là sang vì:
+ Đc trực tiếp lãnh đạo CM
+ Thời cơ giải phóng dân tộc đang đến gần
+ Đc sống hoà nhịp với rừng núi.
--> Thể hiện tinh thần lạ quan của Bác

Mấy cái này mình trả lời theo ý kiến cá nhân, sgk nên có đôi chỗ sai sót
Mọi ng` KT rồi sửa giúp mình nha
 
Last edited by a moderator:
L

lan_phuong_000

1/ Em hiểu gì về bút pháp lãng mạng mà các nhà thơ thường sử dụng
Các sự vật hiện tượng đều có tầm vóc lớn lao, đẹp đẽ; con ng` đc thần thánh hoá rất dũng mãnh phi thường
2/ Theo em bài" Nhớ rừng” có giá trị nghệ thuật gì
Cảm hứng lãng mạn, hình ảnh thơ giàu chất hình, ngôn ngữ nhạc điệu phong phú.
Thấy tạm thì mọi ng` thanks em cái lấy niềm vui nha
 
L

lehongphucminh

Mình bổ sung thêm!!!

Chủ đề 2: Văn nghị luận:
I) Khái niệm:
1. Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn phản ánh điều gì? Viết theo thể loại nào? Nhằm mục đích gì?
2. Thế nào là chiếu? hịch?
3. Nêu các phần trong VB"Thuế máu”
II) Vận dụng đơn giản:
1. Theo Lý Công Uẩn việc không dời đô sẽ phạm sai lầm gì?
2. Trong VB "Bàn luận về phép học” Nguyễn Thiếp đã đưa ra quan điểm và phương pháp học tập như thế nào?
3. Nêu lập luận trong bài" Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn
4. Khái quát trình tự lặp luận của đoạn trích Nước Đại Việt ta bằng 1 sơ đồ
5. Khái quát sơ đồ lập luận của VB"Bàn luận về phép học”
III) Vận dụng tổng hợp:
1. Qua VB Nước Đại Việt ta( Nguyễn Trãi) cho biết vì sao tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập?
2. Qua VB Hịch Tướng Sĩ em hãy phân tích tấm lòng yêu nước căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn qua đoạn văn tác giả nói lên lỗi lòng của mình
3. Khẳng định quyền độc lập của dân tộc Nguyễn Trãi dựa vào nào ở bài Nước Đại Việt ta so vs bài Sông núi nước nam. Ý thức độc lập dân tộc có nét gì mới?
4. Hãy Chứng minh sức thuyết phục của Nước Đại Việt ta là sự kết hợp giữa lí luận và thực tiễn
 
T

thuydung97

các bạn ơi giúp mình bài này được không
em hãy hiến kế những ý tưởng để xây đựng Đội TNTP Hồ Chí Minh ngày càng vững mạnh(bài viết không quá 1000 từ)
cảm ơn các bạn nhiều
 
T

tuntun301

các bạn ơi giúp mình bài này được không
em hãy hiến kế những ý tưởng để xây đựng Đội TNTP Hồ Chí Minh ngày càng vững mạnh(bài viết không quá 1000 từ)
cảm ơn các bạn nhiều

Tổ chức sân chơi văn hóa nghệ thuật, giao lưu giữa các trường để nâng cao kĩ năng hiểu biết về văn hóa xã hội
-Khuyến khích tinh thần tự học
-Tổ chức các cuộc thi bổ ích liên quan đến Đoàn, Đội
-Vận động học sinh tham gia các phong trào như: Người tốt viêc tốt, hoa điểm 10...
-Tổ chức cho học sinh đi thăm mộ thương binh hoặc gia đình liệt sĩ...
(Từ Yahoo Hỏi Đáp)

A Công tác tuyên truyền giáo dục trong tổ chức Đội
_ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục về truyền thống lịch sử của đất nước, dân tộc, địa phương trong đó chú trọng công tác giáo dục đạo đức lối sống nếp sống ý thức công dân trong đội viên, thiếu niên nhi đồng nhân các ngày lễ lớn của đất nước của địa phương( Ngày thành lập Đảng, Thành lập đoàn, ngày học sinh sinh viên... ) Thông qua các hình thức trọng tâm
_ Tố chức các buổi tọa đàm diễn đàn mittinh giao lưu nhân chứng lịch sử pháp huy câu lạc bộ" Ông kể cháu nghe-Cháu kể ông nghe"
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục về truyền thống lịch sử của đất
nước, dân tộc, địa phương trong đó chú trọng công tác giáo dục đạo đức lối sống,
nếp sống, ý thức công dân trong đội viên, thiếu niên, nhi đồng nhân các ngày lễ lớn
của đất nước, của địa phương (Ngày thành lập Đảng, thành lập Đoàn, ngày truyền
thống học sinh sinh viên, ngày giải phóng Phước Long…) thông qua các hình thức
trọng tâm sau:

- Tổ chức các buổi diễn đàn, toạ đàm, mít tinh; giao lưu nhân chứng lịch sử,
phát huy câu lạc bộ “Ông kể cháu nghe - Cháu kể ông nghe”.

- Thi tìm hiểu, thi báo hình; tổ chức du khảo về nguồn, đi tìm địa chỉ đỏ…

- Nhận chăm sóc mẹ Việt Nam anh hùng, các cô chú thương bệnh binh, gia
đình có công với cách mạng; tu sửa, chỉnh trang khuôn viên nghĩa trang liệt sĩ, các
địa danh lịch sử trên địa bàn trường trú đóng.

- Tiếp tục triển khai cuộc vận động “Thiếu nhi Việt Nam thi đua thực hiện
tốt 5 điều Bác Hồ dạy”, trong đó cụ thể 5 điều Bác Hồ dạy thành những nội dung
rèn luyện phù hợp phát động sâu rộng đến thiếu nhi, các chi đội. Hội đồng Đội các
huyện thị triển khai cuộc vận động trên cần gắn với nội dung hướng dẫn triển khai
phong trào “Nghìn việc tốt” trong tình hình mới do Hội đồng Đội tỉnh ban hành
nhằm tạo phong trào hành động thiết thực, thi đua thực hiện tốt “5 điều Bác Hồ dạy”,
giúp các em phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ;

góp phần nâng cao chất lượng các hoạt động và xây dựng tổ chức Đội TNTP ngày
càng vững mạnh.

B. Phát động phong trào thi đua học tốt:

- Đẩy mạnh các đợt thi đua học tập thông qua các cuộc thi “Hành quân bằng
điểm số”, “Hội vui học tập”.

- Định hướng cho thiếu nhi ý thức “Vượt khó học tốt”, “Học” đi đôi
với “Hành”, “Học thực chất, thi nghiêm túc”; khuyến khích tinh thần tự học tập.

- Tổ chức phát động các phong trào, cuộc thi “Sáng tạo trẻ”, “Tin học
trẻ”, “Hành trình khoa học”, “Ngày hội khám phá Internet” nhằm khơi gợi và phát
huy khả năng sáng tạo trong học sinh.

- Tổ chức toạ đàm, giao lưu trực tiếp giữa học sinh trong trường với học sinh
xuất sắc; thảo luận một số phương pháp, cách học hiệu quả.

C. Tổ chức phong trào văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao:

- Tổ chức sân chơi văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, các trò chơi dân gian
gắn với việc xây dựng phong trào thi đua trường học thân thiện, học sinh tích cực.

- Chỉ đạo các liên đội tham mưu tổ chức các sân chơi cuối tuần, hội thi “Trạng
nguyên nhỏ tuổi”…, hoạt động ngoại khoá gắn với việc học từ thiên nhiên.

- Tổ chức Hội trại, trò chơi lớn, thi bóng đá mi ni, cầu lông, bóng bàn, cờ
vua… tạo môi trường lành mạnh để thiếu nhi sinh hoạt, rèn luyện thân thể, phát triển
năng khiếu
__________________________________:D:D:D:D:D
chúc thành công !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
 
Top Bottom