Đề cương ôn tập học kì II:

A

ailatrieuphu

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1)Trình bày đặc điểm địa hình các khu vực đồi núi? Địa hình đồi núi có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu, sinh vật và thổ nhưỡng của nước ta?
2)Địa hình đồi núi có có thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế và xã hội?
3)Trình bày đặc điểm cơ bản của địa hình nước ta?
4)Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long có những đặc điểm gì giống và khác nhau?
5)Nêu những thế mạnh và hạn chế của khu vực đồng bằng nước ta?
6)Trình bày đặc điểm và và sự phân bố các nhóm đất chính ở nước ta? Việc sử dụng đất và rừng không hợp lí ở miền đồi núi Việt Nam đã gây nên những hậu quả gì?
7)Trình bày những đặc điểm của biển Đông? Biển Đông có những nguồn tài nguyên nào để phát triển kinh tế?
8)Giải thích vì sao khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa? Nêu những biểu hiện về tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của khí hậu nước ta?
9)Nêu đặc điểm sông ngòi Việt Nam? Giải thích đặc điểm về mạng lưới sông ngòi, về chế độ nước của sông ngòi và về hàm lượng phù sa của sông ngòi?
10)Trình bày đặc điểm tài nguyên sinh vật của nước ta? Nguyên nhân nào làm cho tài nguyên động vật và thực vật bị suy giảm? Để bảo vệ tài nguyên sinh vật, động vật và thực vật chúng ta cần phải làm gì?
 
Q

quynhphamdq

1)Trình bày đặc điểm địa hình các khu vực đồi núi? Địa hình đồi núi có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu, sinh vật và thổ nhưỡng của nước ta?
Đặc điẻm khu vực đồi núi:
Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tìch nhưng chủ yếu là đồi níu thấp
- Đồi núi chiếm 3/4 diện tích
- 60% diện tích là đồi núi thấp,tính cả đồng bằng là 85%,chỉ có 1% là núi cao 1. Địa hình đồi núi có ảnh hưởng đến khí hậu nước ta:
Địa hình đồi núi đã góp phần tạo nên sự phân hoá khí hậu làm cho khí hậu nước ta đa dạng hơn :
Tạo ranh giới khí hậu: Các dãy núi cao chính là ranh giới khí hậu giữa các vùng miền, tạo nên các tiểu vùng khí hậu khác nhau. Ví dụ, dãy Bạch Mã chính là ranh giới khí hậu giữa miền Bắc (từ Huế trở ra) và miền Nam (từ Đà Nẵng trở vào), dãy Bạch Mã đã ngăn gió mùa Đông Bắc nên từ Đà Nẵng trở vào rất ít khi chịu sự tác động của loại gió này ; dãy Hoàng Liên Sơn là ranh giới khí hậu giữa vùng Đông Bắc và vùng Tây Bắc ; dãy Trường Sơn đã tạo nên gió phơn khô nóng cho một số tỉnh Bắc Trung Bộ vào đầu mùa hạ…
Tạo phân hóa khí hậu: Độ cao của địa hình đã tạo nên sự phân hoá khí hậu theo đai cao, tại các khối núi cao xuất hiện các vành đai khí hậu á nhiệt đới và vành đai khí hậu ôn đới. Một số vùng lãnh thổ có địa hình cao ở nước ta có khí hậu quanh năm mát mẻ như Sa Pa, Đà Lạt,…


2. Địa hình đồi núi có ảnh hưởng đến sinh vật và thổ nhưỡng nước ta:
- Với quy luật càng lên cao nhiệt độ càng giảm và lượng ẩm tăng lên đã làm thay đổi thảm thực vật và thổ nhưỡng theo đai cao.
+ Ở vành đai chân núi diễn ra quá trình hình thành đất feralit và phát triển cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm gió mùa.
+ Trên các khối núi cao hình thành đai rừng á nhiệt đới trên núi và đất feralit có mùn. Lên cao trên 2 400 m là nơi phân bố của rừng ôn đới núi cao và đất mùn alit núi cao.

- Địa hình đồi núi đã góp phần phân hoá khí hậu giữa các vùng miền và đó cũng là một trong những nguyên nhân tạo nên sự khác nhau về thảm thực vật và thổ nhưỡng giữa các vùng miền trong cả nước. Đi từ bắc xuống nam, từ đông sang tây, từ đồng bằng lên miền núi, chúng ta gặp đủ các kiểu cảnh quan khác nhau, rất phong phú và đa dạng.

4)Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long có những đặc điểm gì giống và khác nhau?
a)Giống nhau:
-Đều là các đồng bằng châu thổ rộng lớn, được thành tạo và phát triển do phù sa sông bồi tụ dần trên vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng.
-Đại hình thấp và tương đối bằng phẳng.
b)Khác nhau
-Đồng bằng sông Hồng
+Do phù sa của hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình bồi tụ nên.
+ Địa hình cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển. Bề mặt đồng bằng bị chia cắt thành nhiều ô. Do đó đê ven sông ngăn lũ nên vùng trong đê không được bồi tụ phù sa, gồm các khu ruộng cao bạc màu và các ô trũng ngập nước; vùng ngoài đê được bồi phù sa hằng năm.
+Chủ yếu là đất phù sa không được bồi đắp hàng năm (đất trong đê). Vùng trung du có đất xám trên phù sa cổ.
- Đồng bằng sông Cửu Long:
+Do phù sa của của hệ thống sông Mê Công bồi tụ nên.
+ Địa hình thấp và bằng phẳng hơn. Trên bề mặt đồng bằng không có đê nhưng có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. . Đồng bằng có các vùng trũng lớn như Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên… bị ngập nước vào mùa lũ.
+Chủ yếu là đất phù sa được bồi đắp hàng năm. Tính chất tương đối phức tạp với ba nhóm đất chính là đất phù sa ngọt, đất phèn và đất mặn.
 
Last edited by a moderator:
P

phamhuy20011801

4

a)Giống nhau:

-Đều là các đồng bằng châu thổ rộng lớn, được thành tạo và phát triển do phù sa sông bồi tụ dần trên vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng.

-Địa hình thấp và tương đối bằng phẳng.

b)Khác nhau

-Đồng bằng sông Hồng

+Do phù sa của hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình bồi tụ nên.

+ Địa hình cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển. Bề mặt đồng bằng bị chia cắt thành nhiều ô. Do đó đê ven sông ngăn lũ nên vùng trong đê không được bồi tụ phù sa, gồm các khu ruộng cao bạc màu và các ô trũng ngập nước; vùng ngoài đê được bồi phù sa hằng năm.

+Chủ yếu là đất phù sa không được bồi đắp hàng năm (đất trong đê). Vùng trung du có đất xám trên phù sa cổ.

- Đồng bằng sông Cửu Long:

+Do phù sa của của hệ thống sông Mê Công bồi tụ nên.

+ Địa hình thấp và bằng phẳng hơn. Trên bề mặt đồng bằng không có đê nhưng có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. . Đồng bằng có các vùng trũng lớn như Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên… bị ngập nước vào mùa lũ.

+Chủ yếu là đất phù sa được bồi đắp hàng năm. Tính chất tương đối phức tạp với ba nhóm đất chính là đất phù sa ngọt, đất phèn và đất mặn.

GG

Đúng!
 
Last edited by a moderator:
L

leduc22122001

Câu 3. 1. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích: (chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ nước ta) nhưng chủ yếu là đồi núi thấp (chiếm 60% diện tích cả nước). Địa hình cao trên 2 000 m chỉ chiếm khoảng 1% diện tích của cả nước.
2. Hướng nghiêng: hướng nghiên chung chung của địa hình là hướng tây bắc - đông nam, đồng thời là hướng chính của các dãy núi vùng Tây Bắc, Bắc Trường Sơn và các hệ thống sông lớn. Hướng vòng cung là hướng của các dãy núi, các sông ở vùng Đông Bắc và là hướng chung của địa hình Nam Trường Sơn.
3. Cấu trúc địa hình đa dạng: Địa hình nước ta có cấu trúc khá đa dạng và phân chia thành các khu vực : khu vực đồi núi (bao gồm địa hình núi, chia thành 4 vùng : Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trường Sơn, Nam Trường Sơn và địa hình bán bình nguyên, đồi trung du) và khu vực đồng bằng (có hai đồng bằng lớn và dải đồng bằng ven biển).
4. Địa hình đặc trưng vùng nhiệt đới ẩm - gió mùa: địa hình nước ta là đặc trưng địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa với quá trình xâm thực và bồi tụ diễn ra mạnh mẽ.
5. Địa hình nước ta chịu tác động mạnh mẽ của con người.
Câu 5: 1. Các thế mạnh của khu vực đồng bằng ở nước ta
-Đồng bằng là nơi có đất phù sa màu mỡ, địa hình bằng phẳng, nguồn nước dồi dào, là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng các loại nông sản.
- Đồng bằng cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên khác như khoáng sản, thuỷ sản và lâm sản.
- Là điều kiện thuận lợi để tập trung các thành phố, các khu công nghiệp, các trung tâm thương mại.
2. Các hạn chế của khu vực đồng bằng ở nước ta.
- Khu vực đồng bằng ở nước ta thường xuyên chịu thiên tai (bão, lụt, hạn hán,...), gây thiệt hại lớn về người và tài sản.
- Đồng bằng sông Hồng do có đê ven sông ngăn lũ nên vùng trong đê không được tiếp tục bồi đắp phù sa dẫn đến đất bạc màu và tạo thành các ô trũng ngập nước. Còn đồng bằng sông Cửu Long, do địa hình quá thấp nên thường xuyên ngập lụt, chịu tác động mạnh của sóng biển và thuỷ triều, dẫn tới diện tích đất ngập mặn, nhiễm phèn lớn. Dải đồng bằng ven biển miền Trung thì quá nhỏ hẹp, bị chia cắt, nghèo dinh dưỡng,...

Sao không ghi nguồn vậy bạn
 
P

pinkylun

9)Nêu đặc điểm sông ngòi Việt Nam? Giải thích đặc điểm về mạng lưới sông ngòi, về chế độ nước của sông ngòi và về hàm lượng phù sa của sông ngòi?

Đặc điểm sông ngòi:

-Mạng lưói sông ngòi dày đặc
+Phân bố rộng khắp cả nước
+90% là các sông nhỏ ngắn dốc: do địa hình
-Hướng chảy: TB-ĐN và vòng cung
-Chế độ nước: theo mùa, mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt, mùa lũ chiếm 70->80% lượng nước các sông.Mưa nhìu gây ngập úng
-Hàm lượng phù sa lớn: do mưa nhìu
+223gbùn đất/$m^3$ nước
+hơn 200 triệu tấn /năm

Phần giải thích thì mình.......k chắc nha !! :((
 
N

nice_vk

7)Trình bày những đặc điểm của biển Đông? Biển Đông có những nguồn tài nguyên nào để phát triển kinh tế?

7. Biển Đông có những đặc điểm:
- Biển Đông là một vùng biển rộng và lớn trên thế giới, có diện tích 3,477 triệu km2.
- Là biển tương đối kín, tạo nên tính chất khép kín của dòng hải lưu với hướng chảy chịu ảnh hưởng của gió mùa.
- Biển Đông trải dài từ xích đạo đến chí tuyến Bắc, nằm trong vùng nội chí tuyến nên là một vùng biển có đặc tính nóng ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa.
- Biển Đông giàu khoáng sản và hải sản. Thành phần sinh vật cũng tiêu biểu cho vùng nhiệt đới, số lượng loài rất phong phú.
* Tài nguyên:
Tài nguyên khoáng sản:
+ Khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị nhất là dầu khí. Hai bể dầu lớn nhất là bể Nam Côn Sơn và bể Cửu Long hiện đang được khai thác. Các bể dầu khí Thổ Chu - Mã Lai và Sông Hồng tuy diện tích nhỏ hơn nhưng cũng có trữ lượng đáng kể. Còn nhiều vùng có thể chứa dầu khí khác hiện đang được thăm dò.
+ Ngoài ra các bãi cát ven biển có trữ lượng lớn titan là nguồn nguyên liệu quý cho công nghiệp.
+ Vùng ven biển nước ta còn thuận lợi cho nghề làm muối, nhất là vùng ven biển Nam Trung Bộ, nơi có nhiệt độ cao, nhiều nắng, lại chỉ có vài con sông nhỏ đổ ra biển.
Hải sản
- Biển Đông đã cung cấp cho chúng ta một lượng hải sản lớn, giàu thành phần loài.
Trong Biển Đông có tới trên 2 000 loài cá, hơn 100 loài tôm, khoảng vài chục loài mực, hàng nghìn loài sinh vật phù du và sinh vật đáy khác.
San hô
- Trên các đảo, nhất là tại hai quần đảo lớn Hoàng Sa và Trường Sa, nước ta còn khai thác được nguồn tài nguyên quý giá là các rạn san hô cùng đông đảo các loài sinh vật khác tập trung ven đảo.

Nguồn: internet...
 
Top Bottom