Đề cương ôn tập học kì I

N

ngocsangnam12

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NNL CỦA KHU VỰC KTTĐMT (có thể tham khảo do cùng ý mà)
Liên kết phát triển kinh tế xã hội và NNL giữa các tỉnh trong Khu vực KTTĐMT
Cần thống nhất quy hoạch và chiến lược phát triển kinh tế xã hội chung cho vùng. Tiến hành phân công lao động và thực hiện chuyên môn hóa sâu giữa các tỉnh để có thể khai thác có hiệu quả NNL và các thế mạnh khác của mỗi địa phương và toàn vùng. Bảo đảm sự cân đối giữa lao động và các yếu tố sản xuất khác.

Hình thành hệ thống các thị trấn, thị tứ để tạo ra các trung tâm kinh tế dịch vụ ở nông thôn nhằm thu hút lao động nông thôn.

Mỗi tỉnh cần xây dựng cho mình một cơ cấu kinh tế hợp lý bảo đảm phát triển nhanh và thúc đẩy sự phát triển NNL, đồng thời tạo ra một cơ cấu lãnh thổ trên cả khu vực hợp lý. Hiện nay, hầu như tất cả các địa phương gần như có định hướng phát triển kinh tế và chuyển dịch kinh tế giống nhau, tạo ra sự phân tán lãng phí. Chẳng hạn, cùng định hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, trong công nghiệp thì gần giống nhau phát triển công nghiệp dệt may, chế biến nông sản phẩm… dẫn tới thiếu đầu vào nguyên liệu, lao động và cạnh tranh không lành mạnh diễn ra.

Khuyến khích sự phát triển khu công nghiệp nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nông thôn, đồng thời duy trì và phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn nhằm tạo ra nhiều việc làm và nâng cao thu nhập để giúp lao động ly nông nhưng không ly hương.

Trên địa bàn Khu vực KTTĐMT hiện có hàng chục trường đại học cao đẳng và nhiều trường trung cấp dạy nghề, nơi tập trung NNL có chất lượng cao. Nhưng sự phân bổ không đồng đều mà chỉ tập trung ở một số địa phương. Việc liên kết giữa các tỉnh Khu vực KTTĐMT để phát triển NNL trong đó các địa phương có thế mạnh như Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế sẽ đào tạo cho các tỉnh còn lại và hỗ trợ cho các tỉnh đó phát triển hệ thống đào tạo của mình.

Trong điều kiện thị trường khoa học công nghệ chưa phát triển thì có thể bằng các đơn đặt hàng cho các trường nghiên cứu những vấn đề kỹ thuật công nghệ và quản lý mà địa phương cần. Tạo điều kiện cho
các trường thực hiện gắn nghiên cứu với đào tạo.

Điều chỉnh chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình
Các tỉnh trong khu vực thay vì tập trung hạn chế tốc độ tăng dân số nên tập trung nâng cao chất lượng NNL trong đó chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ xã hội để chăm lo sức khỏe bà mẹ sinh sản, giảm tình trạng suy dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em.

Tiếp tục duy trì và đẩy mạnh việc thực hiện chính sách kế hoạch hóa dân số và gia đình theo hướng hạn chế tối đa việc can thiệp giới tính khi sinh để giảm tình trạng mất cân bằng giới tính. Cùng với đó là triển khai các biện pháp tuyên truyền sâu rộng tới tất cả các đối tượng đặc biệt là vùng nông thôn, vùng sâu và vùng xa.

Hoàn thiện hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe cho người dân
Để nâng cao trình độ thể chất, nâng cao chất lượng dịch vụ xã hội cần nâng cao thu nhập cho người lao động trên cơ sở tạo công ăn việc làm ổn định, bảo đảm công bằng xã hội tạo điều kiện cho con em các gia đình nghèo tiếp cận được với các dịch vụ y tế giáo dục. Không ngừng hoàn thiện và mở rộng hệ thống cơ sở y tế khám chữa bệnh nhất là vùng sâu vùng xa, bảo đảm số lượng y bác sỹ cần thiết. Thực hiện tốt các chương trình như: Y tế dự phòng và phòng chống dịch bệnh, chương trình phòng chống bệnh sốt rét, chương trình phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em dưới 5 tuổi, chương trình chăm sóc cho phụ nữ có thai và kế hoạch hóa gia đình. Thực hiện chương trình nâng cao thể lực và tầm vóc người Việt Nam bằng giải pháp dinh dưỡng và thể dục thể thao.

Cải thiện và nâng cao chất lượng hệ thống giáo dục đào tạo
Thứ nhất, phát triển giáo dục phổ thông. Cần đổi mới đào tạo chương trình và phương pháp dạy học, nhằm chuẩn bị cho thế hệ trẻ sự tự tin, sáng tạo bước vào xã hội tương lai trên cơ sở trình độ học vấn phổ thông cơ bản toàn diện và đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, có sức khỏe, ý thức bản thân và có tinh thần trách nhiệm với gia đình và xã hội. Đồng thời thực hiện phân hóa dạy học tích cực gắn với hướng nghiệp và định nghiệp cho học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở. Ngoài ra cần phải tăng cường đầu tư cho giáo dục và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn trong giáo dục; phải xây dựng đội ngũ giáo viên đáp ứng được yêu cầu về số lượng và chất lượng, có cơ cấu hợp lý; thực hiện công tác phổ cập giáo dục.

Thứ hai, phát triển giáo dục đại học. Trước hết phải chuẩn hóa chương trình và giáo trình. Chương trình và giáo trình phải được xây dựng theo định hướng mà ngành giáo dục đại học hướng tới là đào tạo để phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội. Tiếp theo cần phải chuẩn hóa đội ngũ giáo viên và sinh viên, chuẩn hóa cơ sở vật chất của các trường đại học, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học. Đồng thời tăng cường công tác quản lý giáo dục và hợp tác quốc tế.

Thứ ba, phát triển hệ thống đào tạo nghề. Cần phải chuẩn hóa chương trình đào tạo nghề. Đào tạo nghề gắn với yêu cầu phát triển của từng địa phương, thực hiện sự liên kết giữa các địa phương. Tăng cường sự đầu tư của chính quyền cho công tác đào tạo nghề, coi đầu tư này là đầu tư phát triển đồng thời thúc đẩy quá trình xã hội hóa đào tạo nghề. Thực hiện xã hội hóa đào tạo nghề. Trước mắt cần thực hiện có hiệu quả chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn và cho thanh niên.

Có chính sách hợp lý về tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ và đào thải lao động
Đây là khâu có tính chất quyết định trong quá trình phát triển NNL. Theo kinh nghiệm của các địa phương và trên thế giới, nếu thiếu một chính sách về tuyển chọn sử dụng và đãi ngộ lao động tốt cả ở tầm vĩ mô và vi mô thì không thể phát triển NNL được.

Trước hết, chính sách tuyển dụng phải xác định tuyển người phù hợp với công việc, lấy hiệu quả công việc làm thước đo, không phân biệt đối với người được tuyển chọn, đồng thời công khai minh bạch thủ tục, tiêu chuẩn, điều kiện làm việc, sự đãi ngộ và quá trình tuyển chọn. Đồng thời cần phải có người tuyển chọn giỏi mà nếu chúng ta thiếu thì có thể thuê tư vấn và áp dụng chế độ thử việc.

Sử dụng đúng người vào đúng công việc làm cho lao động phát huy được năng lực, thỏa mãn nhu cầu nghề nghiệp, và quan trọng hơn tạo ra nhu cầu phải hoàn thiện phát triển cho họ. Các địa phương căn cứ vào nhu cầu thay đổi kỹ thuật, công nghệ sản xuất và tổ chức quản lý của doanh nghiệp và địa phương sẽ ký hợp đồng với các trường đại học hay trung tâm. Kết quả thu được sẽ dành một phần để tái đầu tư nghiên cứu.

Đãi ngộ về lương bổng vật chất, điều kiện làm việc và cơ hội thăng tiến làm cho lao động gắn bó với công việc và phát huy tốt nhất khả năng của họ.

Những lao động không đáp ứng được yêu cầu công việc, không hoàn thành phải bị đào thải, tạo điều kiện
cho các ứng viên khác phát huy được khả năng của họ.

Đây cũng là quá trình tất yếu của sự phát triển, tạo ra áp lực để mọi người không ngừng hoàn thiện và nâng cao khả năng của mình.

Tất cả các mặt này có quan hệ chặt chẽ bổ sung cho nhau trong tổng thể một chính sách. Hiện nay chính sách này hầu như chưa được thực hiện tốt, tất cả các địa phương đều kêu gọi chiêu hiền đãi sĩ bằng nhiều hình thức nhưng một khi mà số lao động có chất lượng hiện có chưa được sử dụng và đãi ngộ tốt, chưa có điều kiện cho họ phát huy năng lực thì việc chiêu hiền đãi sĩ không đem lại hiệu quả. Có lẽ các nhà quản lý hãy trả lời câu hỏi tại sao lao động Khu vực KTTĐMT có nhiều người đỗ đạt lại không muốn về làm việc tại quê hương?

Hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội (ASXH)
Hệ thống an sinh xã hội với các bộ phận cấu thành của nó như bảo hiểm xã hội (bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế bắt buộc…), cứu tế xã hội, các chế độ trợ cấp từ quỹ công cộng, các chế độ trợ cấp gia đình, các quỹ dự phòng, sự bảo vệ do người sử dụng lao động cung cấp, các dịch vụ liên quan đến ASXH…sẽ đảm bảo cho mọi người thực hiện được các quyền của con người, được sống trong hòa bình, được tự do làm ăn, cư trú, di chuyển; được bảo vệ và bình đẳng trước pháp luật; được học tập, được có việc làm, có nhà ở; được đảm bảo thu nhập để thỏa mãn những nhu cầu sinh sống thiết yếu khi bị rủi ro, tai nạn, tuổi già… Một hệ thống ASXH được tổ chức tốt sẽ góp phần không nhỏ để nâng cao chất lượng NNL ở khu vực.

Tất cả các giải pháp này có mối quan hệ tác động lẫn nhau, nên trong quá trình thực hiện cần phải tiến hành đồng bộ.

Nguồn: chọn lọc
 
B

byakura

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NNL CỦA KHU VỰC KTTĐMT (có thể tham khảo do cùng ý mà)
Liên kết phát triển kinh tế xã hội và NNL giữa các tỉnh trong Khu vực KTTĐMT
Cần thống nhất quy hoạch và chiến lược phát triển kinh tế xã hội chung cho vùng. Tiến hành phân công lao động và thực hiện chuyên môn hóa sâu giữa các tỉnh để có thể khai thác có hiệu quả NNL và các thế mạnh khác của mỗi địa phương và toàn vùng. Bảo đảm sự cân đối giữa lao động và các yếu tố sản xuất khác.

Hình thành hệ thống các thị trấn, thị tứ để tạo ra các trung tâm kinh tế dịch vụ ở nông thôn nhằm thu hút lao động nông thôn.

Mỗi tỉnh cần xây dựng cho mình một cơ cấu kinh tế hợp lý bảo đảm phát triển nhanh và thúc đẩy sự phát triển NNL, đồng thời tạo ra một cơ cấu lãnh thổ trên cả khu vực hợp lý. Hiện nay, hầu như tất cả các địa phương gần như có định hướng phát triển kinh tế và chuyển dịch kinh tế giống nhau, tạo ra sự phân tán lãng phí. Chẳng hạn, cùng định hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, trong công nghiệp thì gần giống nhau phát triển công nghiệp dệt may, chế biến nông sản phẩm… dẫn tới thiếu đầu vào nguyên liệu, lao động và cạnh tranh không lành mạnh diễn ra.

Khuyến khích sự phát triển khu công nghiệp nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nông thôn, đồng thời duy trì và phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn nhằm tạo ra nhiều việc làm và nâng cao thu nhập để giúp lao động ly nông nhưng không ly hương.

Trên địa bàn Khu vực KTTĐMT hiện có hàng chục trường đại học cao đẳng và nhiều trường trung cấp dạy nghề, nơi tập trung NNL có chất lượng cao. Nhưng sự phân bổ không đồng đều mà chỉ tập trung ở một số địa phương. Việc liên kết giữa các tỉnh Khu vực KTTĐMT để phát triển NNL trong đó các địa phương có thế mạnh như Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế sẽ đào tạo cho các tỉnh còn lại và hỗ trợ cho các tỉnh đó phát triển hệ thống đào tạo của mình.

Trong điều kiện thị trường khoa học công nghệ chưa phát triển thì có thể bằng các đơn đặt hàng cho các trường nghiên cứu những vấn đề kỹ thuật công nghệ và quản lý mà địa phương cần. Tạo điều kiện cho
các trường thực hiện gắn nghiên cứu với đào tạo.

Điều chỉnh chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình
Các tỉnh trong khu vực thay vì tập trung hạn chế tốc độ tăng dân số nên tập trung nâng cao chất lượng NNL trong đó chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ xã hội để chăm lo sức khỏe bà mẹ sinh sản, giảm tình trạng suy dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em.

Tiếp tục duy trì và đẩy mạnh việc thực hiện chính sách kế hoạch hóa dân số và gia đình theo hướng hạn chế tối đa việc can thiệp giới tính khi sinh để giảm tình trạng mất cân bằng giới tính. Cùng với đó là triển khai các biện pháp tuyên truyền sâu rộng tới tất cả các đối tượng đặc biệt là vùng nông thôn, vùng sâu và vùng xa.

Hoàn thiện hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe cho người dân
Để nâng cao trình độ thể chất, nâng cao chất lượng dịch vụ xã hội cần nâng cao thu nhập cho người lao động trên cơ sở tạo công ăn việc làm ổn định, bảo đảm công bằng xã hội tạo điều kiện cho con em các gia đình nghèo tiếp cận được với các dịch vụ y tế giáo dục. Không ngừng hoàn thiện và mở rộng hệ thống cơ sở y tế khám chữa bệnh nhất là vùng sâu vùng xa, bảo đảm số lượng y bác sỹ cần thiết. Thực hiện tốt các chương trình như: Y tế dự phòng và phòng chống dịch bệnh, chương trình phòng chống bệnh sốt rét, chương trình phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em dưới 5 tuổi, chương trình chăm sóc cho phụ nữ có thai và kế hoạch hóa gia đình. Thực hiện chương trình nâng cao thể lực và tầm vóc người Việt Nam bằng giải pháp dinh dưỡng và thể dục thể thao.

Cải thiện và nâng cao chất lượng hệ thống giáo dục đào tạo
Thứ nhất, phát triển giáo dục phổ thông. Cần đổi mới đào tạo chương trình và phương pháp dạy học, nhằm chuẩn bị cho thế hệ trẻ sự tự tin, sáng tạo bước vào xã hội tương lai trên cơ sở trình độ học vấn phổ thông cơ bản toàn diện và đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, có sức khỏe, ý thức bản thân và có tinh thần trách nhiệm với gia đình và xã hội. Đồng thời thực hiện phân hóa dạy học tích cực gắn với hướng nghiệp và định nghiệp cho học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở. Ngoài ra cần phải tăng cường đầu tư cho giáo dục và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn trong giáo dục; phải xây dựng đội ngũ giáo viên đáp ứng được yêu cầu về số lượng và chất lượng, có cơ cấu hợp lý; thực hiện công tác phổ cập giáo dục.

Thứ hai, phát triển giáo dục đại học. Trước hết phải chuẩn hóa chương trình và giáo trình. Chương trình và giáo trình phải được xây dựng theo định hướng mà ngành giáo dục đại học hướng tới là đào tạo để phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội. Tiếp theo cần phải chuẩn hóa đội ngũ giáo viên và sinh viên, chuẩn hóa cơ sở vật chất của các trường đại học, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học. Đồng thời tăng cường công tác quản lý giáo dục và hợp tác quốc tế.

Thứ ba, phát triển hệ thống đào tạo nghề. Cần phải chuẩn hóa chương trình đào tạo nghề. Đào tạo nghề gắn với yêu cầu phát triển của từng địa phương, thực hiện sự liên kết giữa các địa phương. Tăng cường sự đầu tư của chính quyền cho công tác đào tạo nghề, coi đầu tư này là đầu tư phát triển đồng thời thúc đẩy quá trình xã hội hóa đào tạo nghề. Thực hiện xã hội hóa đào tạo nghề. Trước mắt cần thực hiện có hiệu quả chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn và cho thanh niên.

Có chính sách hợp lý về tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ và đào thải lao động
Đây là khâu có tính chất quyết định trong quá trình phát triển NNL. Theo kinh nghiệm của các địa phương và trên thế giới, nếu thiếu một chính sách về tuyển chọn sử dụng và đãi ngộ lao động tốt cả ở tầm vĩ mô và vi mô thì không thể phát triển NNL được.

Trước hết, chính sách tuyển dụng phải xác định tuyển người phù hợp với công việc, lấy hiệu quả công việc làm thước đo, không phân biệt đối với người được tuyển chọn, đồng thời công khai minh bạch thủ tục, tiêu chuẩn, điều kiện làm việc, sự đãi ngộ và quá trình tuyển chọn. Đồng thời cần phải có người tuyển chọn giỏi mà nếu chúng ta thiếu thì có thể thuê tư vấn và áp dụng chế độ thử việc.

Sử dụng đúng người vào đúng công việc làm cho lao động phát huy được năng lực, thỏa mãn nhu cầu nghề nghiệp, và quan trọng hơn tạo ra nhu cầu phải hoàn thiện phát triển cho họ. Các địa phương căn cứ vào nhu cầu thay đổi kỹ thuật, công nghệ sản xuất và tổ chức quản lý của doanh nghiệp và địa phương sẽ ký hợp đồng với các trường đại học hay trung tâm. Kết quả thu được sẽ dành một phần để tái đầu tư nghiên cứu.

Đãi ngộ về lương bổng vật chất, điều kiện làm việc và cơ hội thăng tiến làm cho lao động gắn bó với công việc và phát huy tốt nhất khả năng của họ.

Những lao động không đáp ứng được yêu cầu công việc, không hoàn thành phải bị đào thải, tạo điều kiện
cho các ứng viên khác phát huy được khả năng của họ.

Đây cũng là quá trình tất yếu của sự phát triển, tạo ra áp lực để mọi người không ngừng hoàn thiện và nâng cao khả năng của mình.

Tất cả các mặt này có quan hệ chặt chẽ bổ sung cho nhau trong tổng thể một chính sách. Hiện nay chính sách này hầu như chưa được thực hiện tốt, tất cả các địa phương đều kêu gọi chiêu hiền đãi sĩ bằng nhiều hình thức nhưng một khi mà số lao động có chất lượng hiện có chưa được sử dụng và đãi ngộ tốt, chưa có điều kiện cho họ phát huy năng lực thì việc chiêu hiền đãi sĩ không đem lại hiệu quả. Có lẽ các nhà quản lý hãy trả lời câu hỏi tại sao lao động Khu vực KTTĐMT có nhiều người đỗ đạt lại không muốn về làm việc tại quê hương?

Hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội (ASXH)
Hệ thống an sinh xã hội với các bộ phận cấu thành của nó như bảo hiểm xã hội (bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế bắt buộc…), cứu tế xã hội, các chế độ trợ cấp từ quỹ công cộng, các chế độ trợ cấp gia đình, các quỹ dự phòng, sự bảo vệ do người sử dụng lao động cung cấp, các dịch vụ liên quan đến ASXH…sẽ đảm bảo cho mọi người thực hiện được các quyền của con người, được sống trong hòa bình, được tự do làm ăn, cư trú, di chuyển; được bảo vệ và bình đẳng trước pháp luật; được học tập, được có việc làm, có nhà ở; được đảm bảo thu nhập để thỏa mãn những nhu cầu sinh sống thiết yếu khi bị rủi ro, tai nạn, tuổi già… Một hệ thống ASXH được tổ chức tốt sẽ góp phần không nhỏ để nâng cao chất lượng NNL ở khu vực.

Tất cả các giải pháp này có mối quan hệ tác động lẫn nhau, nên trong quá trình thực hiện cần phải tiến hành đồng bộ.

Nguồn: chọn lọc


Như vậy hơi dài dòng rồi bạn ạ, có thể tóm tắt những ý sau:
- Phát triển kinh tế nâng cao chất lượng cuộc sống
- Thực hiện đào tạo nghề, nâng cao tay nghề cho người lao động
- Đa dạng hoá cơ cấu ngành nghề, đặc biệt là vùng nông thôn
- Mở các lớp tập huấn cho người lao động
- Cử lao động đi học hỏi các kinh nghiệm sản xuất ở nước ngoài
- Sử dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất
- Hướng nghiệp sẵn cho các em học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường
-...
 
Top Bottom