Bài này mình sưu tầm trên diễn đàn, bạn tham khảo luôn nha :
Năm cũ đã qua, năm mới lại sang. Đất nước Vn lại thêm 1 tuổi mới, 1 mùa xuân mới. Trong sự tràn ngập của mùa xuân thiên nhiên bao la đất trời, của niềm vui bao trẻ thơ , của sự đầm ấm sum họp mọi nhà.Riêng tôi đã đón 1 mùa xuân thật hạnh phúc bên cha mẹ, người thân.Có thể nói đó là 1 mùa xuân ấm áp của những người may mắn như tôi, nhưng bên cạnh đó vẫn là nỗi lo canh cánh của của người dân Bắc Bộ về sự bất thường của thời tiết và khí hậu . Ở đây , từ người già đến trẻ nhỏ fải vui Tết trong rét đậm, rét hại cùng khô hạn mà nguyên nhân đó là hiện tượng La Nina của thời tiết. Miền Trung còn đó hậu quả của những đợt “lũ chồng thêm lũ”. Cuối năm ngóai, miền Nam sạt lở đất và triều cường. Còn thế giới, cùng sự nóng lên của khí hậu toàn cầu, lũ lụt khủng khiếp là những đợt giá lạnh hiếm thấy xảy ra khắp nơi. Thiên tai hoành hành dữ dội và rộng khắp như thế đều liên quan đến vấn đề môi trường sống, nhất là rừng bị hủy hoại. Trồng rừng, bảo vệ rừng để giữ gìn môi trường sống đã trở thành vấn đề có tính toàn cầu, cực kỳ hệ trọng mà mỗi quốc gia riêng rẽ không làm nổi.
Việt Nam có niềm tự hào về truyền thống trồng cây gây rừng. Đã thành tập quán tốt đẹp gần nửa thế kỷ qua, cứ mỗi độ xuân về, cả nước lại sôi nổi bước vào Tết trồng cây theo lời Bác Hồ dạy. Tết trồng cây mở đầu cho năm sản xuất mới, tạo ra phong trào xây dựng và bảo vệ vốn rừng rộng lớn trong cả nước, đem lại những lợi ích thiết thực về kinh tế, xã hội và môi trường ở từng vùng miền và trong cả nước.
Cây rừng là lá phổi xanh của trái đất. Cây cung cấp cho chúng ta oxi và hút cacbonic do chúng ta thải ra. Ngày nay, dân số ngày càng tăng cao, lượng oxi càng ngày càng bị mất đi do nhu cầu hô hấp của con người. Thiếu cây rừng, thiếu oxi thì làm sao chúng ta tồn tại?
Hơn thế nữa, cây rừng còn là "ngôi nhà xanh" của những loài thú hoang dã. Thú sống trong "ngôi nhà" của chúng thì điều kiện sống sẽ tốt hơn. Hiện nay, nhiều loài thú hoang dã có nguy cơ bị tuyệt chủng cao. Một phần của việc đó cũng chính là vì nơi sống của chúng đang bị tàn phá. Chúng ta có thể khẳng định một điều: Đối với con người và động vật thì cây rừng giữ vai trò quan trọng tất yếu.
Đặc biệt hơn nữa, cây rừng rất quan trọng đối với sự sống của nhân loại. Cây rừng ngăn lũ lụt, thiên tai thất thường. Khi nước lũ dâng cao, cây rừng cản sức nước và rễ cây sẽ hút phần nào nước lũ. Có cây rừng, sức nước đỡ mạnh hơn và nước cũng chẳng còn nhiều.Cây rừng còn chắn gió, từng tán lá , cành cây sum xuê mở rộng chắn từng làn gió lớn của bão giúp hạn chế và làm suy yếu sức mạnh tại những vùng bão đi qua. Bởi lợi ích đó mà ở mỗi bãi biển người ta thường trồng nhiều cây. Trồng cây bãi biển vừa tạo không khí trong lành vừa bảo vệ chính chúng ta.
Thế nhưng, tệ nạn phá rừng ngày càng nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu. Có thể nói, rừng là nước cho đời sống của thực vật và cho sản xuất của xã hội, là không khí trong lành, rừng là năng suất mùa màng, và có khả năng điều hòa khí hậu… Rừng đóng vai trò quan trọng như thế, nhưng hiện nạy rừng trên thé giới đang kêu cứu, cứ mỗi phút trôi qua có tới hơn 22 ha rừng nhiệt đới bị phá huỷ. Sự mất mát quá lớn của rừng tất yếu dẫn đến nghèo kiệt của đất đai và sự biến mất dần những sinh vật quý hiếm, sự tăng hàm lượng CO2 trong khí quyển - một trong những chất khí quan trọng nhất gây nên “hiệu ứng nhà kính”, làm tăng nhiệt độ trung bình của trái đất…
Đối với Việt Nam , tuy là một nước nông nghiệp, hơn nữa sự phát triển của xã hội ta hiện nay vẫn chưa vượt ra khỏi trình độ của nền văn minh công nghiệp, thế nhưng điều đó không có nghĩa là không có hiểm hoạ môi trường đe doạ.
Ở các nước phát triển, hiểm hoạ môi trường là do sự phát triển của kỹ thuật công nghệ, do sự phát triển tự phát của nền văn minh công nghiệp, thì ở Việt Nam, hiểm hoạ sinh thái là do sự kết hợp giữa phát triển và lạc hậu, do ảnh hưởng còn nặng nề của nếp suy nghĩ, nếp làm của người sản xuất nhỏ và lối sống công nghiệp còn chưa ổn định, chưa hoàn thiện.
Thiên nhiên nước ta trước đây bị phá hoại bởi những cuộc chiến tranh kéo dài, còn bây giờ bị phá hoại bởi những hoạt động vô ý thức, bởi thái độ tuỳ tiện vô trách nhiệm, thiếu kế hoạch trong việc khai thác và sử dụng các nguồn thiên nhiên. Diện tích đất trồng đồi trọc đang bị xói mòn mạnh. Nguyên nhân chính là do du canh du cư, lấy gỗ, củi, mở mang giao thông, xây dựng thuỷ điện.
Ô nhiễm môi trường cũng đang là vấn đề nan giải, chất thải công nghiệp, sinh hoạt, chất độc hại của quá trình sản xuất không được xử lý nghiêm túc mà đưa trực tiếp vào môi trường, gây bệnh tật và ô nhiễm môi trường sinh thái. Nồng độ bụi ở các đô thị vượt quá nhiều lần chỉ tiêu cho phép. Như chúng ta đã biết, khí bụi, hạt NIX, hàm lượng CO2 xuất hiện ngày càng dày đặc trong các thành phố, tạo thành một làn sương đen dày đặc ,những khí ấy rất độc và mang lại cho con người nhiều bệnh tật và nó đã trở thành vấn đề thời sự ngày nay.
Sự nóng lên của trái đất, hiện tượng biến đổi khí hậu, sa mạc hóa ngày càng mở rộng, kéo theo đó là những hậu quả khôn lường đang trở thành mối đe doạ đối với tất cả chúng ta. Và những “chủ nhân tương lai của đất nước” không thể thờ ơ và phải có sự chủ động để đối phó. Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người, tạo điều kiện cho con người sinh sống và fát triển bền vững, Môi trường là toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người có tác động tới đời sống, sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên. Những điều kiện đó hoặc đã có sẵn trong tự nhiên (rừng cây, đồi, núi, sông, hồ…) hoặc do con người tạo ra (nhà máy, đường sá, công trình thủy lợi, khói bụi, rác, chất thải…). Bên cạnh lợi ích của môi trường thiên nhiên cũng là tác hại môi trường do chính con người mang lại. Vì thế, chúng ta fải tự ý thức về lợi ích môi trường, và việc cấp bách của chúng ta lúc này là vận động tuyên truyền mọi người cùng nhau trồng rừng, bảo vệ, khôi fục và fát triển các khu sinh thái, vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên.v.v…
Bảo vệ môi trường – có thể rất nhiều người nghĩ đó là những hoạt động mang tính quy mô, tốn kém, và fải tốn nhiều thời gian . Điều đó đúng, song nó cũng có thể bắt đầu từ những việc làm hết sức nhỏ bé hàng ngày. Từ bậc Tiểu học đến THPT, chắc chắn trong chúng ta, ai ai cũng đã tham gia các phong trào do Đoàn,Đội phát động vì “Trường em Xanh - Sạch - Đẹp”. Từ những công việc của “tuổi nhỏ” như tưới nước, tỉa cành, thu gom rác... nhưng nó đã góp phần hình thành một thói quen, một nếp sống tốt trong thiếu nhi đó là tình yêu thiên nhiên, sự thân thiện và ý thức bảo vệ môi trường. Ở 64 tỉnh, thành phố, mỗi tỉnh, thành phố lại có những đặc thù riêng về điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế - xã hội cũng như những vấn đề đặt ra với môi trường và ở đó, các cấp bộ Đoàn đã đi tiên phong, sáng tạo trong việc triển khai các mô hình không ngoài mục đích giải quyết các “bức xúc” về môi trường tại các địa phương. Phải kể đến ở đây, đó là các mô hình: “Cánh rừng thanh niên”, “Câu lạc bộ bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, lâm sản”, “Câu lạc bộ thanh niên với môi trường và phát triển bền vững”... Trong các đợt bão, lũ, thiên tai, ở đâu, chúng ta cũng bắt gặp sự có mặt kịp thời của lực lượng đoàn viên, thanh niên tham gia, khắc phục hậu quả của những cơn giận dữ mà “bà mẹ thiên nhiên” mang lại.
Chúng ta luôn nhắc nhở nhau : “Con người hãy cứu lấy cái nôi của chúng ta” – đó là hành động thiết thực của cuộc sống. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là nhiệm vụ trọng yếu, cấp bách của Quốc gia ,là sự nghiệp của toàn dân. Các tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường. Nghiêm cấm mọi hoạt động làm suy kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, huỷ hoại môi trường. Bảo vệ tốt môi trường thì con người mới có thể tạo ra một cuộc sống tốt đẹp, bền vững, lâu dài.
Để bảo vệ môi trường tốt, giáo dục con người ngay từ “thuở còn thơ” đóng một vai trò quan trọng. Hơn nữa, không có cách gì tốt hơn để giáo dục ý thức của người dân bằng cách cho họ thấy những lợi ích thiết thực của việc bảo vệ môi trường trong từng khía cạnh của cuộc sống.
Lời cuối cùng xin nhắn nhủ mọi người “Chúng ta hãy cùng chung tay góp sức bảo vệ môi trường để đất nước ta mãi thắm tươi và hành tinh ta mãi mãi 1 màu xanh bạn nhé"
Bạn có thể đọc qua bài văn và tìm kiếm các thông tin cần thiết để làm bài rồi đấy!
Chúc bạn làm văn tốt!!!