Câu 1: Trình bày xu hướng phát triển của thế giới sau: "chiến tranh lạnh"?
Câu 2: Phân tích tác động tích cực và tiêu cực của thành t cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật từ năm 1945 đế nay
Câu 3: Hãy trình bày những nét nổi bật trong chính sacshh đối nội và đối ngoại của Mĩ sau năm 1945? Em có nhận xét gì về chính sách đó?
Mọi người giúp em vs tại mấy bài này bọn em chx học đến nên đọc hơi khó hiểu ạ! Em cảm ơn!
Xu thế hòa hoãn, hòa dịu trong quan hệ quốc tế: hiện nay, các nước trên thế giới đều thực hiện nguyên tắc quan trọng trong quan hệ là bình đẳng, tôn trọng độc lập chủ quyền, giải quyết các tranh chấp, xung đột bằng thương lượng, đàm phán hòa bình.
Hình thành trật tự thế giới đa cực nhiều trung tâm: Hiện nay, thế giới đang phát triển theo nhiều con đường khác nhau, có nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa, có nước theo con đường xã hội chủ nghĩa.... Thế giới hình thành các trung tâm kinh tế tài chính cạnh tranh với nhau như Mĩ, Nhật, Tây Âu...
Các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm: Nhiều nước trên thế giới đề ra chiến lược phát triển kinh tế, nhiều tổ chức liên kết kinh tế khu vực được thành lập như EU, ASEAN, AU...
Tuy nhiên, nhiều khu vực còn diễn ra xung đột nội chiến: như xung đột tôn giáo, sắc tộc, tranh chấp biên giới, phong trào li khai, khủng bố..... còn diễn ra nhiều nước ở Trung Đông
mang lại những tiến độ phi thường, những thành tựu kì diệu nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của con người.
cho phép con người thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về sản xuất và năng suất lao động
đưa tới những thay đổi to lớn về cơ cấu dân cư lao động với xu hướng tỉ lệ dân cư trong lao động nông nghiệp và công nghiệp giảm dần, tỉ lệ dân cư trong ngành dịch vụ tăng lên
đưa loài người bước vào nền văn minh hậu công nghiệp
làm cho sự giao lưu kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật ngày càng quốc tế hóa cao
Tiêu cực: mang lại nhiều hậu quả tiêu cực do chính con người tạo nên như chế tạo vũ khí hủy diệt cuộc sống, nạn ô nhiễm môi trường, phóng xạ nguyên tử, tai nạn giao thông...
Để củng cố quyền lực, chính quyền các đời tổng thống đều tìm cách phá hoại, ngăn cản các phong trào công nhân, loại bỏ những tư tưởng tiến bộ ra khỏi bộ máy nhà nước.
Ban hành nhiều đạo luật phản động như Taphaclay chống phong trào công nhân
Tuy nhiên Mĩ liên tục vấp phải sự phản đối quyết liệt của nhân dân.
Về đối ngoại: Thực hiện nhiều chiến lược với các tên gọi khác nhau, nhằm mục tiêu làm bá chủ thế giới của Mĩ.
Phát động chiến tranh lạnh chống Liên Xô và các nước XHCN, đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc, gây chiến tranh xâm lược Việt Nam....
Thông qua viện trợ, Mĩ lôi kéo, khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh, thành lập các khối quân sự...
Khi trật tự hai cực bị phá vỡ, Mĩ thiết lập trật tự đơn cực do Mĩ đứng đầu và chi phối
Nhận xét:
Về đối nội: Mĩ đã thi hành nhiều chính sách phản động nhưng đã vấp phải sự phản đối quyết liệt của nhân dân
Về đối ngoại: Tuy thực hiện được 1 số mưu đồ, nhưng Mĩ vấp phải nhiều thất bại nặng nề trong việc can thiệp vài Trung Quốc, Cuba và trong chiến tranh xâm lược Việt Nam
Trong cuộc chạy đua để xác lập trật tự đơn cực, Mĩ liên tục vấp phải sự phản đối của các nước tư bản đồng minh, của nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới khiến Mĩ không dễ dàng thực hiện được tham vọng.
Với những thất bại trong chính sách đối nội, đối ngoại chứng tỏ những than vọng của Mĩ là rất lớn nhưng từ thực tế đến tham vọng là 1 khoảng cách không nhỏ