Văn Đề cương ôn tập hk 1

Huachenyuhoa

Học sinh mới
Thành viên
6 Tháng mười một 2017
16
4
6
19
Phú Thọ
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1. Viết đoạn văn theo cách diễn dịch khoảng 8-10 câu nhận xét về nhân vật lão Hạc.
Bài 2. Cho câu chủ đề " Đoạn trích Trong lòng mẹ của nhà văn Nguyên Hồng đã thể hiện tình yêu thương mãn liệt của bé Hồng đối với người mẹ của mình . Hãy viết một đoạn văn làm rõ câu chủ đề trên.
Bài 3. Cho câu chủ đề " Lão Hạc là một nông dân nghèo khổ nhưng có phẩm chất trong sạch và giàu lòng tự trọng" . Hãy viết đoạn văn theo cấu trúc quy nạp.
Bài 4. Cho câu chủ đề" Truyện ngắn chiếc lá cuối cùng đã thể hiện tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ ". Viết đoạn văn.
 

Kaity Võ

Học sinh tiến bộ
Thành viên
18 Tháng bảy 2016
422
611
219
Bài 1. Viết đoạn văn theo cách diễn dịch khoảng 8-10 câu nhận xét về nhân vật lão Hạc.
Bài 2. Cho câu chủ đề " Đoạn trích Trong lòng mẹ của nhà văn Nguyên Hồng đã thể hiện tình yêu thương mãn liệt của bé Hồng đối với người mẹ của mình . Hãy viết một đoạn văn làm rõ câu chủ đề trên.
Bài 3. Cho câu chủ đề " Lão Hạc là một nông dân nghèo khổ nhưng có phẩm chất trong sạch và giàu lòng tự trọng" . Hãy viết đoạn văn theo cấu trúc quy nạp.
Bài 4. Cho câu chủ đề" Truyện ngắn chiếc lá cuối cùng đã thể hiện tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ ". Viết đoạn văn.
Câu 1
Nhân vật lão Hạc trích trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao là một ông lão nông dân giàu lòng nhân hậu. Vợ mất sớm, lão chỉ còn lại 1 người con trai, một con chó vàng và một mảnh vườn nhỏ. Do không đủ tiền cưới vợ cho con, người con trai lão phẫn chí, bỏ đi làm đồn điền cao su. Còn lại mình lão Hạc sống thui thủi một mình với con chó, ông Lão yêu thương chăm sóc nó như một thành viên trong gia đình (âu yếm gọi nó là "cậu Vàng"; cho nó ăn trong bát như của nhà giàu; Lão Hạc cứ ăn một miếng thì lại gắp cho nó một miếng; rồi tắm rửa, bắt rận cho nó; mắng yêu nó...). Khi hoàn cảnh quá khó khăn, lão bị ốm một trận dài làm sức khỏe giảm sút, bao nhiêu tiền bạc đổ hết vào thuốc men, lão không kiếm được việc làm, bao nhiêu việc nhẹ đàn bà con gái trong làng tranh nhau làm hết, đắn đo mãi, Lão Hã buộc lòng phải bán cậu Vàng mặc dù vô cùng đau khổ, thương xót nó vì lão đã quá nặng lòng yêu thương nó, nhất là lão đã tự dằn vặt, tự trách mình, day dứt, ấn hận tự cho là mình đã lừa một con chó (gọi nó về ăn cơm để cho thằng Mục, thằng Xiên đến bắt nó đi giết thịt) và lão khóc vô cùng đau khổ: "Những nếp nhăn xô vào nhau ép cho nước mắt chảy ra". Nói tóm lại, lão Hạc tuy chỉ là một lão nông dân nghèo khổ, hiền lành chất phác song ở lão có một tấm lòng nhân hậu đáng quý. Tình cảm của lão dành cho con chó Vàng khiến cho người đọc phải xúc động tận đáy lòng.
Câu 2:
Những ngày thơ ấu là một tập hồi kí trung thực và cảm động về tuổi thơ cay đắng của Nguyên Hồng trong chế độ cũ. Đây là tác phẩm có giá trị của Nguyên Hồng và cũng là tác phẩm có giá trị của văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945. Chương IV của tác phẩm đã miêu tả một cách sinh động những rung cảm mãnh liệt của một tâm hồn trẻ thơ đối với người mẹ, bộc lộ sâu sắc lòng yêu thương mẹ của bé Hồng. Tình thương mẹ thể hiện rõ trong tác phẩm đúng như nhận định trên.
Điều đó trước hết phải được thể hiện trong sự phản ứng của Hồng đối với người cô xấu bụng, luôn chia cách tình mẹ con của Hồng.
Hồng lớn lên trong hoàn cảnh thiếu tình thương, cha chết, mẹ cùng quẫn quá phải bỏ con đi tha phương cầu thực. Hồng sống nhờ vào các bà cô, thực chất là sống trong sự ghẻ lạnh và cay nghiệt của họ hàng giàu có. Hồng nhớ mãi câu hỏi đầy ác ý của người cô:
- Hồng, mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ không?
Hồng hình dung vẻ mặt rầu rầu và sự hiền lành của mẹ, nghĩ đến cảnh thiếu thốn một tình thương đã bao phủ làm Hồng phải khóc thầm, Hồng cảm thấy tủi thân và muốn trả lời có. Nhưng khi nhận ra những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và cái cười “rất kích” của cô, Hồng biết cô chỉ cố ý gieo rắc vào đầu óc Hồng những mối hoài nghi để Hồng khinh miệt và ruồng rẫy mẹ, do đó thoạt đầu Hồng phản ứng ngầm cúi đầu không đáp; sau đó Hồng nở nụ cười chua xót.
Hồng nghĩ: mẹ mình có tội tình gì mà các cô khinh miệt làm vậy? Một người đàn bà phải lấy người chồng nghiện hút, chồng chết, để lại sự cùng quẫn của nợ nần nên phải rời bỏ con cái, đi tha phương cầu thực... Đó là một cái tội ư? Mặc dù đã gần một năm nay mẹ Hồng không có một lá thư, một lời nhắn hỏi hay một đồng quà gửi về, nhưng Hồng vẫn thương mẹ vô cùng. Mẹ Hồng vốn là người rất tình cảm, rất thương con.
Nhất định Hồng không để cho ai xúi bẩy hoặc làm mất đi tình cảm yêu mến giữa mẹ con Hồng. Nghĩ vậy, Hồng từ chối lời khuyên của cô:
- Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.
- Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu!
Hồng im lặng cúi đầu xuống đất, lòng càng thắt lại, khóe mắt đã cay. Người cô lại vỗ vai Hồng cười và nói rằng:
- Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may và sắm sửa cho và thăm em bé chứ.
Nghe hai tiếng “em bé” mà bà cô ngân dài ra thật ngọt thật rõ, Hồng cảm thấy những âm thanh ấy xoáy chặt lấy tâm can. Lần này tình yêu thương mẹ của bé Hồng trỗi dậy mãnh liệt hơn. Trước tiên đó là sự xúc động bật ra thành tiếng khóc. Nước mắt Hồng chảy dài rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ.
Đây không phải là giọt nước mắt xấu hổ, tủi thân mà là giọt nước mắt của tình thương... Sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi, để sinh nở một cách giấu giếm...
Từ tình cảm ấy, Hồng đã biến thành lòng căm giận những cổ tục những thành kiến tàn ác đối với người phụ nữ. Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.
Chính tình thương đó đã giúp cho bé Hồng nhận ra đâu là lẽ phải, đâu là những người, những tập tục cần lên án... Tình thương ấy còn được biểu hiện một cách sinh động trong lần Hồng gặp mẹ sau này.
Tan học ở trường ra, Hồng chợt thoáng thấy một bóng người ngồi trên xe kéo rát giống mẹ, Hồng liền đuổi theo bối rối gọi:
- Mơ ơi! Mợ ơi! Mợ ơi...
Những tiếng ấy bật ra từ lòng khát khao được gặp mẹ của bé Hồng mấy lâu nay dồn nén lại. Đó là sự thổn thức của trái tim trẻ thơ bật thành tiếng gọi.
Hồng hồi hộp nghĩ: Nếu người đàn bà ấy không phải là mẹ thì sự nhầm lẫn không những làm Hồng hổ thẹn với bạn bè mà còn tủi nhục, đau khổ biết bao, chẳng khác gì người bộ hành ngã gục giữa sa mạc khi bị ảo ảnh dòng suối trong mát lành đánh lừa. Nghe tiếng gọi, bà mẹ nhận ra con, bảo xe chạy chậm lại và đưa nón vẫy. Một lúc sau, Hồng đuổi kịp, mồm mũi đều thở dốc, trán đẫm mồ hôi và khi trèo lên xẹ, Hồng òa lên khóc rối cứ thế nức nở làm mẹ cũng sụt sùi theo.
- Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà.
Bà mẹ xoa đầu Hồng rồi lấy vạt áo thấm nước mắt Hồng - Hồng sung sướng đắm mình trong tình cảm yêu thương mẹ. Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngã vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.
Chính vì tình thương mẹ nồng thắm nên Hồng mới có được cảm giác như vậy.
Hồng mải mê ngắm nhìn gương mặt mẹ hiền hiện trước, thấy khác hẳn khuôn mặt mà Hồng phải tưởng tượng Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má chứ có xơ xác quá như Hồng nhắc lại lời người họ nội nói, Hồng lại nghĩ: Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Mải ngắm nhìn và suy nghĩ về mẹ, mải hưởng những cảm giác êm dịu khi được ngồi trong bàn tay người mẹ vuốt ve từ lúc lên xe cho đến khi về Hồng không còn nhớ mẹ đã hỏi và Hồng đã trả lời những gì với mẹ.
Những phút hạnh phúc đầy xúc động ấy, Hồng chỉ thấy những lời nói xấu của cô bị chìm đi. Sự xúc động của bé Hồng khi được gặp mẹ cho thấy tình yêu thương mẹ nơi cậu thật sâu sắc, nồng thắm. Đọc đoạn văn, em rất xúc động. Tình thương mẹ là nét nổi bật trong tâm hồn ngây thơ của cậu bé Hồng.
Qua miêu tả của nhà văn, ta thấy rõ thế giới tâm hồn phong phú, đạo làm con của cậu bé ngời sáng. Tình thương mẹ của bé Hồng như viên kim cương lấp lánh trong tác phẩm và trong lòng người đọc. Từ đó, em càng thấy rõ tình cảm éo le của Hồng, càng xót xa... và thấy rõ mình được sống trong lòng mẹ thật hạnh phúc.
Câu 3:Lão Hạc vốn túng thiếu nhưng không phiền lụy đến ai. Cảm thông cho cuộc sống tạm bợ củ khoai củ ráy qua ngày của lão, ông giáo ngấm ngầm giúp đỡ thì " lão từ chối tất cả.Từ chối đến mức gần như là hách dịch". Sự giúp đỡ của ông giáo chắc cũng chẳng đáng là bao, nhưng trong cảnh khốn cùng"một miếng khi đói, bằng một gói khi no" hẳn là rất đáng quý. Vậy mà lão lại từ chối. Phải chăng lão hiểu rằng nhà ông giáo cũng nghèo, hiểu rằng bà giáo không thoải mái gì. Ông giáo tốt bụng thật, nhưng lão không thể lợi dụng lòng tốt của ngơừi khác, không thể để phiền luỵ đến người khác. Lão đã từng nói với ông giáo "Để phiền cho hàng xóm, chết không nắm mắt được". Ngay đến cả đám ma của mình, lão cũng gửi tiền lại hờ bà con làm ma cho,lão thà chết chứ không chịu ăn cắp,ăn trộm của ai,không dám phạm vào tiền để dành của con một đồng nào. Qua đó,có thể thấy, Lão Hạc là một người giàu lòng tự trọng, một nhân cách sáng lên trong cảnh bần hàn.
Câu 4:
Giữa dòng chảy xô bồ của mưu sinh, giữa toan tính và ganh ghét, tình yêu thương ở đâu đó vẫn lặng lẽ toả sáng. O. Henry - nhà văn hiện thực xuất sắc của Mỹ đã rất thành công khi diễn đạt điều đó trong tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng” của mình. Trong tác phẩm này, ông đã phản ánh một cách sâu sắc tình yêu thương giữa những người cùng khổ, giữa những hoạ sĩ nghèo Xiu, Giôn-xi và cụ Bơ-men mà nổi lên, toả sáng hơn cả đó chính là hình tượng Bơ-men - một đấng xả thân với nhân cách cao đẹp và sự hi sinh cho người khác. Chính tình yêu thương giữa con người với con người đã làm nên sự bất tử của cụ Bơ-men.
Cụ là một hoạ sĩ nhưng nghèo. Cụ mơ ước vẽ được một kiệt tác để lại cho đời. Rồi một ngày kia, khi những con gió mùa đông bắc tràn về, hơi thở lạnh lẽo của nó bao trùm cả thành phố Oa-Sinh-Tơn còn bàn tay gầy gò, những xương là xương của nó thì ôm lấy, dày xéo những con người ốm yếu, mỏng manh. Giôn-xi mắc bệnh sưng phổi. Căn bệnh sẽ dễ mất đi nếu cô dược chăm sóc chu đáo và thuốc thang đầy đủ. Nhưng nghèo túng khiến cô tuyệt vọng, cô không muốn sống nữa. Cô quẫn trí, đánh cược tính mạng mình vào chiếc lá thường xuân cuối cùng. Xiu đau đớn, buồn bã, cô hết lòng an ủi Giôn-xi mãi nhưng Giôn-xi chẳng chịu nghe mà trái lại cô tàn nhẫn ra lệnh kéo chiếc mành mành lên mỗi ngày để xem chiếc là thường xuân đã rụng chưa. Xiu không biết làm thế nào đành đem chuyện kể với cụ Bơ-men. Đánh cược cuộc đời mình váo chiếc lá thường xuân cuối cùng ư? Ngốc nghếch quá chừng. Chiếc là ấy thật mỏng manh so với cơn gió mùa đông lạnh lùng kia, nó có thể thổi bay chiếc lá yếu ớt bất cứ lúc nào. Chiếc lá rụng tức Giôn-xi lìa đời. Chắc Giôn-xi mất trí thật rồi, bệnh tật, nghèo túng khiến cô mất hết niềm tin, mất hết hi vọng sống.
Ấy vậy mà cô vẫn sống, vẫn qua khỏi. Mừng thay. Nhưng chưa hẳn đã vui vẻ. Để cho Giôn-xi được sống, ta đã phải hi sinh một mạng người. Sau cái đêm bão tố, mưa gió, tuyết rơi, kì diệu thay chiếc lá thường xuân bé bỏng, nom yếu ớt kia vẫn kiên cường bám trụ và giữ lại mạng sỗng cho Giôn-xi. Tưởng chừng như một bàn tay vô hình nào đó của thần linh đã giúp đỡ vậy nhưng không, đó là bàn tay tài năng của một người hoạ sĩ già giàu đức hi sinh, giàu tình yêu thương - cụ Bơ-men. Trong cái đêm mưa gió khủng khiếp ấy, cụ Bơ-men đã một mình vẽ chiếc lá thường xuân cuối cùng, chiếc lá đã cứu sống Giôn-xi. Vẽ trong đêm mưa to gió lớn đối với một người già như cụ quả là khó khăn vô cùng, ấy vậy mà cụ vẫn hoàn thành bức vẽ thật sống động, thật có hồn. Đó là tình yêu thương giữa con người với con người, tình yêu đó đủ để cụ Bơ-men bất chấp thiên nhiên khắc nghiệt, coi thường tính mạng mình để hi sinh cho người khác. Chính tình yêu đó đã trở thành xúc cảm, thành đòn bẩy để cụ hoàn thành tác phẩm, hoàn thành kiệt tác của mình. Sức mạnh đó thật mãnh liệt, thật nóng bỏng, dữ dội và diệu kì. Bốn mươi năm qua cụ không vẽ được một kiệt tác, nay, trong đêm bão tố đó, cụ đã vẽ được một kiệt tác, một kiệt tác vĩ đại mà cái chất liệu của nó đố ai mua nổi, chất liệu của lòng vị tha, sự hi sinh và tình yêu thương mãnh liệt.
Nhưng Giôn-xi được sống ta mất đi một linh hồn. Một linh hồn ra đi nhưng không biết mình để lại một kiệt tác cho đời. Cụ ra đi nhưng cái kiệt tác đó làm người ta nhớ mãi như hình ảnh cụ hiện diện vậy. Cụ thật vĩ đại, nhân hậu. Chao ôi, tình yêu của cụ mới to lớn, mênh mông làm sao, nó đủ để quật ngã cả mưa giông, bão tố, đủ để cứu sống tính mạng cho một con người. Cụ Bơ-men, cái chết của cụ không hề hoài phí, ý nghĩa của nó cao quý vô cùng. Cụ bất tử. Cụ để lại cho đời một kiệt tác của tình yêu thương.Vậy đấy, chính tình yêu thương đã làm nên sự bất tử của cụ Bơ-men. Ta nhớ mãi hình ảnh một lão già cặm cụi trong đêm mưa gió với tác phẩm chiếc lá cuối cùng của mình với tình yêu mãnh liệt, phi thường.
Nếu xã hội này, ai cũng được như cụ Bơ-men thì tốt biết bao. Mặc dù một linh hồn đánh đổi một linh hồn nhưng linh hồn kia ra đi mà không vô nghĩa hay nói cánh khác cụ không chết mà cụ sống mãi với thời gian, với đất trời, với tâm hồn của Giôn-xi, của Xiu, của tất cả mọi người và hơn hết cụ bất tử với tình yêu thương thánh thiện, cao quý, vô giá của cụ.
Sưu tầm
 
  • Like
Reactions: Kyanhdo

Hàn Thiên_Băng

Học sinh chăm học
Thành viên
15 Tháng chín 2017
458
285
119
20
Nghệ An
THPT Thanh Chương 1
Câu 1
Nhân vật lão Hạc trích trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao là một ông lão nông dân giàu lòng nhân hậu. Vợ mất sớm, lão chỉ còn lại 1 người con trai, một con chó vàng và một mảnh vườn nhỏ. Do không đủ tiền cưới vợ cho con, người con trai lão phẫn chí, bỏ đi làm đồn điền cao su. Còn lại mình lão Hạc sống thui thủi một mình với con chó, ông Lão yêu thương chăm sóc nó như một thành viên trong gia đình (âu yếm gọi nó là "cậu Vàng"; cho nó ăn trong bát như của nhà giàu; Lão Hạc cứ ăn một miếng thì lại gắp cho nó một miếng; rồi tắm rửa, bắt rận cho nó; mắng yêu nó...). Khi hoàn cảnh quá khó khăn, lão bị ốm một trận dài làm sức khỏe giảm sút, bao nhiêu tiền bạc đổ hết vào thuốc men, lão không kiếm được việc làm, bao nhiêu việc nhẹ đàn bà con gái trong làng tranh nhau làm hết, đắn đo mãi, Lão Hã buộc lòng phải bán cậu Vàng mặc dù vô cùng đau khổ, thương xót nó vì lão đã quá nặng lòng yêu thương nó, nhất là lão đã tự dằn vặt, tự trách mình, day dứt, ấn hận tự cho là mình đã lừa một con chó (gọi nó về ăn cơm để cho thằng Mục, thằng Xiên đến bắt nó đi giết thịt) và lão khóc vô cùng đau khổ: "Những nếp nhăn xô vào nhau ép cho nước mắt chảy ra". Nói tóm lại, lão Hạc tuy chỉ là một lão nông dân nghèo khổ, hiền lành chất phác song ở lão có một tấm lòng nhân hậu đáng quý. Tình cảm của lão dành cho con chó Vàng khiến cho người đọc phải xúc động tận đáy lòng.
Câu 2:
Những ngày thơ ấu là một tập hồi kí trung thực và cảm động về tuổi thơ cay đắng của Nguyên Hồng trong chế độ cũ. Đây là tác phẩm có giá trị của Nguyên Hồng và cũng là tác phẩm có giá trị của văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945. Chương IV của tác phẩm đã miêu tả một cách sinh động những rung cảm mãnh liệt của một tâm hồn trẻ thơ đối với người mẹ, bộc lộ sâu sắc lòng yêu thương mẹ của bé Hồng. Tình thương mẹ thể hiện rõ trong tác phẩm đúng như nhận định trên.
Điều đó trước hết phải được thể hiện trong sự phản ứng của Hồng đối với người cô xấu bụng, luôn chia cách tình mẹ con của Hồng.
Hồng lớn lên trong hoàn cảnh thiếu tình thương, cha chết, mẹ cùng quẫn quá phải bỏ con đi tha phương cầu thực. Hồng sống nhờ vào các bà cô, thực chất là sống trong sự ghẻ lạnh và cay nghiệt của họ hàng giàu có. Hồng nhớ mãi câu hỏi đầy ác ý của người cô:
- Hồng, mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ không?
Hồng hình dung vẻ mặt rầu rầu và sự hiền lành của mẹ, nghĩ đến cảnh thiếu thốn một tình thương đã bao phủ làm Hồng phải khóc thầm, Hồng cảm thấy tủi thân và muốn trả lời có. Nhưng khi nhận ra những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và cái cười “rất kích” của cô, Hồng biết cô chỉ cố ý gieo rắc vào đầu óc Hồng những mối hoài nghi để Hồng khinh miệt và ruồng rẫy mẹ, do đó thoạt đầu Hồng phản ứng ngầm cúi đầu không đáp; sau đó Hồng nở nụ cười chua xót.
Hồng nghĩ: mẹ mình có tội tình gì mà các cô khinh miệt làm vậy? Một người đàn bà phải lấy người chồng nghiện hút, chồng chết, để lại sự cùng quẫn của nợ nần nên phải rời bỏ con cái, đi tha phương cầu thực... Đó là một cái tội ư? Mặc dù đã gần một năm nay mẹ Hồng không có một lá thư, một lời nhắn hỏi hay một đồng quà gửi về, nhưng Hồng vẫn thương mẹ vô cùng. Mẹ Hồng vốn là người rất tình cảm, rất thương con.
Nhất định Hồng không để cho ai xúi bẩy hoặc làm mất đi tình cảm yêu mến giữa mẹ con Hồng. Nghĩ vậy, Hồng từ chối lời khuyên của cô:
- Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.
- Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu!
Hồng im lặng cúi đầu xuống đất, lòng càng thắt lại, khóe mắt đã cay. Người cô lại vỗ vai Hồng cười và nói rằng:
- Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may và sắm sửa cho và thăm em bé chứ.
Nghe hai tiếng “em bé” mà bà cô ngân dài ra thật ngọt thật rõ, Hồng cảm thấy những âm thanh ấy xoáy chặt lấy tâm can. Lần này tình yêu thương mẹ của bé Hồng trỗi dậy mãnh liệt hơn. Trước tiên đó là sự xúc động bật ra thành tiếng khóc. Nước mắt Hồng chảy dài rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ.
Đây không phải là giọt nước mắt xấu hổ, tủi thân mà là giọt nước mắt của tình thương... Sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi, để sinh nở một cách giấu giếm...
Từ tình cảm ấy, Hồng đã biến thành lòng căm giận những cổ tục những thành kiến tàn ác đối với người phụ nữ. Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.
Chính tình thương đó đã giúp cho bé Hồng nhận ra đâu là lẽ phải, đâu là những người, những tập tục cần lên án... Tình thương ấy còn được biểu hiện một cách sinh động trong lần Hồng gặp mẹ sau này.
Tan học ở trường ra, Hồng chợt thoáng thấy một bóng người ngồi trên xe kéo rát giống mẹ, Hồng liền đuổi theo bối rối gọi:
- Mơ ơi! Mợ ơi! Mợ ơi...
Những tiếng ấy bật ra từ lòng khát khao được gặp mẹ của bé Hồng mấy lâu nay dồn nén lại. Đó là sự thổn thức của trái tim trẻ thơ bật thành tiếng gọi.
Hồng hồi hộp nghĩ: Nếu người đàn bà ấy không phải là mẹ thì sự nhầm lẫn không những làm Hồng hổ thẹn với bạn bè mà còn tủi nhục, đau khổ biết bao, chẳng khác gì người bộ hành ngã gục giữa sa mạc khi bị ảo ảnh dòng suối trong mát lành đánh lừa. Nghe tiếng gọi, bà mẹ nhận ra con, bảo xe chạy chậm lại và đưa nón vẫy. Một lúc sau, Hồng đuổi kịp, mồm mũi đều thở dốc, trán đẫm mồ hôi và khi trèo lên xẹ, Hồng òa lên khóc rối cứ thế nức nở làm mẹ cũng sụt sùi theo.
- Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà.
Bà mẹ xoa đầu Hồng rồi lấy vạt áo thấm nước mắt Hồng - Hồng sung sướng đắm mình trong tình cảm yêu thương mẹ. Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngã vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.
Chính vì tình thương mẹ nồng thắm nên Hồng mới có được cảm giác như vậy.
Hồng mải mê ngắm nhìn gương mặt mẹ hiền hiện trước, thấy khác hẳn khuôn mặt mà Hồng phải tưởng tượng Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má chứ có xơ xác quá như Hồng nhắc lại lời người họ nội nói, Hồng lại nghĩ: Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Mải ngắm nhìn và suy nghĩ về mẹ, mải hưởng những cảm giác êm dịu khi được ngồi trong bàn tay người mẹ vuốt ve từ lúc lên xe cho đến khi về Hồng không còn nhớ mẹ đã hỏi và Hồng đã trả lời những gì với mẹ.
Những phút hạnh phúc đầy xúc động ấy, Hồng chỉ thấy những lời nói xấu của cô bị chìm đi. Sự xúc động của bé Hồng khi được gặp mẹ cho thấy tình yêu thương mẹ nơi cậu thật sâu sắc, nồng thắm. Đọc đoạn văn, em rất xúc động. Tình thương mẹ là nét nổi bật trong tâm hồn ngây thơ của cậu bé Hồng.
Qua miêu tả của nhà văn, ta thấy rõ thế giới tâm hồn phong phú, đạo làm con của cậu bé ngời sáng. Tình thương mẹ của bé Hồng như viên kim cương lấp lánh trong tác phẩm và trong lòng người đọc. Từ đó, em càng thấy rõ tình cảm éo le của Hồng, càng xót xa... và thấy rõ mình được sống trong lòng mẹ thật hạnh phúc.
Câu 3:Lão Hạc vốn túng thiếu nhưng không phiền lụy đến ai. Cảm thông cho cuộc sống tạm bợ củ khoai củ ráy qua ngày của lão, ông giáo ngấm ngầm giúp đỡ thì " lão từ chối tất cả.Từ chối đến mức gần như là hách dịch". Sự giúp đỡ của ông giáo chắc cũng chẳng đáng là bao, nhưng trong cảnh khốn cùng"một miếng khi đói, bằng một gói khi no" hẳn là rất đáng quý. Vậy mà lão lại từ chối. Phải chăng lão hiểu rằng nhà ông giáo cũng nghèo, hiểu rằng bà giáo không thoải mái gì. Ông giáo tốt bụng thật, nhưng lão không thể lợi dụng lòng tốt của ngơừi khác, không thể để phiền luỵ đến người khác. Lão đã từng nói với ông giáo "Để phiền cho hàng xóm, chết không nắm mắt được". Ngay đến cả đám ma của mình, lão cũng gửi tiền lại hờ bà con làm ma cho,lão thà chết chứ không chịu ăn cắp,ăn trộm của ai,không dám phạm vào tiền để dành của con một đồng nào. Qua đó,có thể thấy, Lão Hạc là một người giàu lòng tự trọng, một nhân cách sáng lên trong cảnh bần hàn.
Câu 4:
Giữa dòng chảy xô bồ của mưu sinh, giữa toan tính và ganh ghét, tình yêu thương ở đâu đó vẫn lặng lẽ toả sáng. O. Henry - nhà văn hiện thực xuất sắc của Mỹ đã rất thành công khi diễn đạt điều đó trong tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng” của mình. Trong tác phẩm này, ông đã phản ánh một cách sâu sắc tình yêu thương giữa những người cùng khổ, giữa những hoạ sĩ nghèo Xiu, Giôn-xi và cụ Bơ-men mà nổi lên, toả sáng hơn cả đó chính là hình tượng Bơ-men - một đấng xả thân với nhân cách cao đẹp và sự hi sinh cho người khác. Chính tình yêu thương giữa con người với con người đã làm nên sự bất tử của cụ Bơ-men.
Cụ là một hoạ sĩ nhưng nghèo. Cụ mơ ước vẽ được một kiệt tác để lại cho đời. Rồi một ngày kia, khi những con gió mùa đông bắc tràn về, hơi thở lạnh lẽo của nó bao trùm cả thành phố Oa-Sinh-Tơn còn bàn tay gầy gò, những xương là xương của nó thì ôm lấy, dày xéo những con người ốm yếu, mỏng manh. Giôn-xi mắc bệnh sưng phổi. Căn bệnh sẽ dễ mất đi nếu cô dược chăm sóc chu đáo và thuốc thang đầy đủ. Nhưng nghèo túng khiến cô tuyệt vọng, cô không muốn sống nữa. Cô quẫn trí, đánh cược tính mạng mình vào chiếc lá thường xuân cuối cùng. Xiu đau đớn, buồn bã, cô hết lòng an ủi Giôn-xi mãi nhưng Giôn-xi chẳng chịu nghe mà trái lại cô tàn nhẫn ra lệnh kéo chiếc mành mành lên mỗi ngày để xem chiếc là thường xuân đã rụng chưa. Xiu không biết làm thế nào đành đem chuyện kể với cụ Bơ-men. Đánh cược cuộc đời mình váo chiếc lá thường xuân cuối cùng ư? Ngốc nghếch quá chừng. Chiếc là ấy thật mỏng manh so với cơn gió mùa đông lạnh lùng kia, nó có thể thổi bay chiếc lá yếu ớt bất cứ lúc nào. Chiếc lá rụng tức Giôn-xi lìa đời. Chắc Giôn-xi mất trí thật rồi, bệnh tật, nghèo túng khiến cô mất hết niềm tin, mất hết hi vọng sống.
Ấy vậy mà cô vẫn sống, vẫn qua khỏi. Mừng thay. Nhưng chưa hẳn đã vui vẻ. Để cho Giôn-xi được sống, ta đã phải hi sinh một mạng người. Sau cái đêm bão tố, mưa gió, tuyết rơi, kì diệu thay chiếc lá thường xuân bé bỏng, nom yếu ớt kia vẫn kiên cường bám trụ và giữ lại mạng sỗng cho Giôn-xi. Tưởng chừng như một bàn tay vô hình nào đó của thần linh đã giúp đỡ vậy nhưng không, đó là bàn tay tài năng của một người hoạ sĩ già giàu đức hi sinh, giàu tình yêu thương - cụ Bơ-men. Trong cái đêm mưa gió khủng khiếp ấy, cụ Bơ-men đã một mình vẽ chiếc lá thường xuân cuối cùng, chiếc lá đã cứu sống Giôn-xi. Vẽ trong đêm mưa to gió lớn đối với một người già như cụ quả là khó khăn vô cùng, ấy vậy mà cụ vẫn hoàn thành bức vẽ thật sống động, thật có hồn. Đó là tình yêu thương giữa con người với con người, tình yêu đó đủ để cụ Bơ-men bất chấp thiên nhiên khắc nghiệt, coi thường tính mạng mình để hi sinh cho người khác. Chính tình yêu đó đã trở thành xúc cảm, thành đòn bẩy để cụ hoàn thành tác phẩm, hoàn thành kiệt tác của mình. Sức mạnh đó thật mãnh liệt, thật nóng bỏng, dữ dội và diệu kì. Bốn mươi năm qua cụ không vẽ được một kiệt tác, nay, trong đêm bão tố đó, cụ đã vẽ được một kiệt tác, một kiệt tác vĩ đại mà cái chất liệu của nó đố ai mua nổi, chất liệu của lòng vị tha, sự hi sinh và tình yêu thương mãnh liệt.
Nhưng Giôn-xi được sống ta mất đi một linh hồn. Một linh hồn ra đi nhưng không biết mình để lại một kiệt tác cho đời. Cụ ra đi nhưng cái kiệt tác đó làm người ta nhớ mãi như hình ảnh cụ hiện diện vậy. Cụ thật vĩ đại, nhân hậu. Chao ôi, tình yêu của cụ mới to lớn, mênh mông làm sao, nó đủ để quật ngã cả mưa giông, bão tố, đủ để cứu sống tính mạng cho một con người. Cụ Bơ-men, cái chết của cụ không hề hoài phí, ý nghĩa của nó cao quý vô cùng. Cụ bất tử. Cụ để lại cho đời một kiệt tác của tình yêu thương.Vậy đấy, chính tình yêu thương đã làm nên sự bất tử của cụ Bơ-men. Ta nhớ mãi hình ảnh một lão già cặm cụi trong đêm mưa gió với tác phẩm chiếc lá cuối cùng của mình với tình yêu mãnh liệt, phi thường.
Nếu xã hội này, ai cũng được như cụ Bơ-men thì tốt biết bao. Mặc dù một linh hồn đánh đổi một linh hồn nhưng linh hồn kia ra đi mà không vô nghĩa hay nói cánh khác cụ không chết mà cụ sống mãi với thời gian, với đất trời, với tâm hồn của Giôn-xi, của Xiu, của tất cả mọi người và hơn hết cụ bất tử với tình yêu thương thánh thiện, cao quý, vô giá của cụ.
Sưu tầm
Viết đoạn văn mà sao dài quá vậy??? Cô mình bảo nếu đề bảo viết đoạn văn thì đoạn văn chỉ dài từ nửa trang đến 2/3 trang thôi. Đoạn văn của bạn có khi còn dài hơn bài văn ấy =.=
 

day and night

Học sinh tiến bộ
Thành viên
19 Tháng năm 2017
538
684
154
21
Bài 1. Viết đoạn văn theo cách diễn dịch khoảng 8-10 câu nhận xét về nhân vật lão Hạc.
Bài 2. Cho câu chủ đề " Đoạn trích Trong lòng mẹ của nhà văn Nguyên Hồng đã thể hiện tình yêu thương mãn liệt của bé Hồng đối với người mẹ của mình . Hãy viết một đoạn văn làm rõ câu chủ đề trên.
Bài 3. Cho câu chủ đề " Lão Hạc là một nông dân nghèo khổ nhưng có phẩm chất trong sạch và giàu lòng tự trọng" . Hãy viết đoạn văn theo cấu trúc quy nạp.
Bài 4. Cho câu chủ đề" Truyện ngắn chiếc lá cuối cùng đã thể hiện tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ ". Viết đoạn văn.

câu 1 :Lão Hạc là một nông dân bình thường, phải sống trong áp bức bóc lột của xã hội phong kiến. Vợ mất, con trai vì không cưới được vợ mà phẫn chí đi làm đồn điền cao su. Lão thương con, mong muốn con được hạnh phúc… nhưng lão cũng không biết làm cách nào để chu toàn hạnh phúc cho con, chỉ biết khóc mà nhìn con đi. “Đồn điền cao su đi dễ khó về”. Lão biết chứ, nhưng cũng có thể nào cản được?! Hằng ngày, lão chỉ biết quanh quẩn với con chó Vàng – kỉ vật duy nhất của người con. Lão thương yêu, chăm sóc nó cẩn thận đến mức chia cho nó từng miếng ăn, cho nó ăn vào bát và trò chuyện với nó như người bạn. Lão cưng chiều nó không phải vì nó là một con chó đẹp, cho khôn. Lão thương nó vì nó như mối ràng buộc duy nhất còn sót lại của lão và con trai lão. Lão xem nó như con, và khi lão nhìn nó, lão lại nhớ con trai mình…
Lão thương con, vâng, và thà rằng dù chết đói lão cũng không muốn bán đi một sào vườn. Lão sợ nếu lão bán, mai này con trai lão có trở về thì nó sẽ ở đâu mà sống? Ở đâu mà lập nghiệp sinh nhai?! Một sự thật hiển nhiên, rằng nếu lão bán đi mảnh vườn thì lão sẽ vượt qua được giai đoạn khốn khó. Nhưng lão không bán! Vì sao? Vì, lão-thương-con.
…Tuổi già, cô đơn và nghèo đói!...
Cuộc đời đau khổ dồn ép lão đến bên bờ vực thẳm, không còn cách nào khác, lão đánh phải đứt ruột mà bán đi con chó Vàng lão hằng yêu thương; để rồi khi bán xong, lão lại hu hu khóc như con nít vì đã trót lòng lừa gạt một con chó…
Rồi lão sang nhà ông Giáo, gửi ông ba mươi đồng bạc và nhà trông coi hộ mảnh vườn. Kể từ sau hôm đó, lão Hạc chỉ ăn khoai. Khi khoai hết thì lão chế được món gì, ăn món ấy; rồi đến chuối, sung luộc, rau má,…
Dù đói nghèo là vậy, nhưng lão cũng tuyệt không bị tội lỗi cám dỗ. Lão không theo Binh Tư ăn trộm hay cố nương nhờ vào ai để sống. Thử hỏi một người dù chết cũng không muốn làm phiền hàng xóm làm sao dám làm gánh nặng cho ai? Thời đó khổ lắm, lão khổ, láng giềng cũng đâu thua gì… Ông Giáo âm thầm giúp lão, lại bị lão từ chối một cách gần như là “hách dịch” đấy thôi…!
Rồi … cái gì đến cũng phải đến. Cái chết đến bất ngờ và hơi đột ngột, lão chết trong đau đớn, tủi hờn. Chết vì ăn bả chó! Lão có thể lựa chọn cho mình cái chết nhẹ nhàng hơn, nhưng lão vấn lựa chọn cách chết như một con chó. Là … lão hận mình đã lừa chết “cậu” Vàng sao?

câu 2
Bé Hồng _ nhân vật chính trong trích đoạn "Trong lòng mẹ" của Nguyên hồng không những để lại cho người đọc bao niềm xót xa,thương cảm trước số phận tủi cực cùng tuổi thơ cay đắng của cậu bé Hồng mà còn gây ấn tượng mạnh mẽ và sâu sắc cho người đọc bởi tình yêu thương vô bờ bến
cùng sụ kính trọng,niềm tin yêu kông gì kể xiết mà cậu bé dành cho mẹ.

Thật vậy,kí ức tuổi thơ cay đắng ,tủi cực của cậu bé Hồng được nhà văn Nguyên Hồng viết lên qua từng dòng nước mắt.Bé Hồng hiện lên trong cảnh ngộ côi cút cùng khổ:bố mất trong vòng nghiện ngập,người mẹ có trái tim nhân hậu khát khao yêu thương đã phải bỏ nhà đi tha hương cầu thực và chịu sự rè bỉu,khinh bỉ của người đời.Chao ôi,mới mười hai tuổi đầu cậu đã mồ côi cha,thiếu vắng tình mẹ,bản thân thì phải ở với bà cô cay nghiệt,ghẻ lạnh,luôn muốn reo rắc vào đầu óc non nớt của cháu những hình ảnh xấu về mẹ để cậu bé khinh miệt và ruồng rẫy mẹ mình.Hơm ai hết cậu bé muốn được sống trong tình thương,được mẹ vỗ về,được làm nũng,chiều chuộng...như bao đứa trẻ khác.Giờ đây với cậu mẹ là niềm hạnh phúc là khao khát duy nhất,mẹ là tất cả lúc này!

Trong cuộc nói chuyện với bà cô ,nỗi đau đớn tủi cực của bé HỒng không thể nào kể xiết,lúc thì lòng "thắt lại",khóe mắt "cay cay";lúc thì hai hàng lệ cứ "ròng ròng"rớt xuồng hai bên má rồi "chan hòa và đầm đìa ở cằm và cổ".Đọc từng dòng chữ ,lật từng trang văn,ta cảm giác như từng trang,từng trang giấy cũng phập phồng thổn thức bởi những rung động cực điểm của trái tim thơ ngây yêu mẹ tha thiết đến cháy lòng.
Qua từng dòng hồi ký người đọc như cam nhận được rung động của bé Hồng trên mọi cung bậc:đó là sự đau đớn,tủi hận xót xa,là căm giận, là sung sướng , hạnh phúc ... tất cả đều khởi nguồn từ trái tim yêu mẹ.Trước hết những rung động ấy thể hiện bằng nhưnngx phả ứng quyết liệt của be Hồng trước lời nói của bà cô xấu bụng.Là một cậu bé thông minh, nhạy cảm,Hồng đã sớm nhận ra cái ý nghĩ cay độc,rắp tâm tanh bẩn của bà cô nên mặc dù nhớ mẹ,rất muốn gặp mẹ nhưng khi bà cô hỏi thì cậu bé lại từ chối "im lặng cúi đầu không đáp".Tình thương và niềm tin yêu mẹ trào dâng với bao cảm xúc bồng bột về người mẹ tội nghiệp "Tôi thương mẹ tôi và căn tức sao mẹ tôi lại sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi để sinh nở một cách giấu giếm,trốn tránh như một kẻ giết người lúng túng với con dao vấy máu".Nhưng cái ý nghĩ bồng bột ấy đã bị vùi lấp bởi tình yêu thương mẹ tha thiết và sự khính trọng tin yêu.Hồng "cười dài trong tiếng khóc"_cái cười đầy xót xa,đau đớn,rồi "cổ họng nghẹn ứ lại,khóc không ra tiếng",thương mẹ cậu căm tức những thành kiến cổ tục "Giá như những thành kiến cổ tục đã đầy đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh,đầu mẩu gỗ,tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn mà nhai,mà nghiền cho kì nát vụn mới thôi".Lời văn như sôi sục,tuôn trào ,đặc tả tâm trạng phẫn uất,căm giận cao độ cảu cậu bé Hồng với những thành kiến vô hình đã làm khổ người mẹ đáng kính.Đó cũng chính là tiếng lòng nức nở của đứa con yêu đối với người mẹ đau khổ của mình.

Lần theo từng dòng hồi kí,với lời văn tự sự , miêu tả đầy sắc thái biểu cảm, người đọc như cảm nhận được bé Hồng đang bấm từng đốt ngón tay mong ngày mẹ trở về."Gần đến ngày giỗ đầu thầy tôi,mẹ tôi ở Thanh Hóa vẫn chưa về...Nhưng đến ngày giỗ thầy tôi,tôi không viết thư gọi mẹ tôi cũng về",có thể nói ước mong được gặp mẹ của bé Hồng thật là mãnh liệt!Dường như bao cay đắng tủi cực của một thời xa vắng mẹ đã trào lên đầu ngọn bút để nhà văn Nguyên Hồng diễn tả thật tinh tế những xúc động cực điểm của một linh hồn bé dại được gặp mẹ sau bao ngày trông ngóng.Gặp mẹ,cậu bé sung sướng đến tột cùng,dòng nước mắt vỡ òa, đó là dòng nước mắt nhân lên niềm vui nở bừng ánh sáng hạnh phúc trong giây phút hội ngộ của tình mẫu tử thiêng liêng.Hồi hộp,lo lắng,cậu bé "chạy ríu cả chân lại,trán đẫm mồ hôi,thở hồng hộc".Khi được ngồi bên mek,được ôm ấptrong lòng, cậu tận mắt trông thấy "gương mặt mẹ tươi sáng....chứ không còm cõi ,xơ xác như lời cô nói".Lúc này với cậu ,mẹ là cô Tấm dịu hiền,xinh đẹp.Bằng chính rung động của mình,nhân vật tôi hay chính là nhà văn đã vẽ lên bức tranh lãng mạn về tình mẫu tử muôn đờitranf ngập ánh sáng,thoang thoảng hương thơm,sắc màu tươi tắn được họa nên bởi muôn ngàn màu hồng tía tỏa ra từ tình mẹ gửi tặng con,tình con dành cho mẹ "những cảm giác bao lâu nay mất đi bỗng choccs lại mơn man khắp da thịt".Được sống trong vòng tay yêu thương của mẹ,bao nhiêu cay đắng tủi cực dường như tan biến hết,còn lại nơi đây chỉ là tình mẫu tử thiêng liêng dù trong hoàn cảnh nào cũng không bao giờ mất.
Nghệ thuật xây dựng tâm lý nhân vật thành công, tác giả rất tài tình khi miêu tả những rung động mãnh liệt , cảm nhận tinh tế trong tâm hồn cậu bé.

Nếu như chị Dậu là điển hình của người phụ nữ Việt Nam xưa kia, lão Hạc là điển hình của người nông dân trước cách mạng thàng tám thì bé Hồng là điển hình của những đứa trẻ sống dưới cái xã hội còn đầy ắp những cổ tục lạc hậu.Chẳng biết tự bao giờ trong trái tim mỗi người , mẹ chính là suối trong mát không bao giờ vơi cạn, là đại dương mênh mông đầy ắp tình thương.Nhuẽng trang văn của Nguyên Hồng đã khép lại nhưng người đọc vẫn thấy đâu đây một tình mẫu tử thiêng liêng qua dòng chữ t.

câu 3:
Nhân vật lão Hạc trích trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao là một ông lão nông dân giàu lòng nhân hậu. Vợ mất sớm, lão chỉ còn lại 1 người con trai, một con chó vàng và một mảnh vườn nhỏ. Do không đủ tiền cưới vợ cho con, người con trai lão phẫn chí, bỏ đi làm đồn điền cao su. Còn lại mình lão Hạc sống thui thủi một mình với con chó, ông Lão yêu thương chăm sóc nó như một thành viên trong gia đình (âu yếm gọi nó là "cậu Vàng"; cho nó ăn trong bát như của nhà giàu; Lão Hạc cứ ăn một miếng thì lại gắp cho nó một miếng; rồi tắm rửa, bắt rận cho nó; mắng yêu nó...). Khi hoàn cảnh quá khó khăn, lão bị ốm một trận dài làm sức khỏe giảm sút, bao nhiêu tiền bạc đổ hết vào thuốc men, lão không kiếm được việc làm, bao nhiêu việc nhẹ đàn bà con gái trong làng tranh nhau làm hết, đắn đo mãi, Lão Hã buộc lòng phải bán cậu Vàng mặc dù vô cùng đau khổ, thương xót nó vì lão đã quá nặng lòng yêu thương nó, nhất là lão đã tự dằn vặt, tự trách mình, day dứt, ấn hận tự cho là mình đã lừa một con chó (gọi nó về ăn cơm để cho thằng Mục, thằng Xiên đến bắt nó đi giết thịt) và lão khóc vô cùng đau khổ: "Những nếp nhăn xô vào nhau ép cho nước mắt chảy ra".
câu 4:
Yêu thương, gắn bó thân thiết nhưng cũng rất nóng bỏng kịch tính là tất cả những gì ta có thể cảm nhận được ở đoạn trích Chiếc lá cuối cùng trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn O Hen-ri. Câu chuyện như một nét phác thảo chân thực, đẹp đẽ về “Tinh đời trong chiếc lá”, phải chăng đây chính là điều nhà văn muốn gửi gắm qua tác phẩm của mình.
Không phải ngẫu nhiên mà hình ảnh chiếc lá thường xuân lại trở thành nhan đề cho truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Mĩ nổi tiếng này. Xuyên suốt mỗi câu, mỗi chữ là một màu xanh rời rợi, là sự sống kiên cường, thiết tha của chiếc lá, là tình cảm bạn bè đầy yêu thương, chăm lo tận tình và cả sự hi sinh cao cả của những nghệ sĩ nghèo nước Mĩ. Phải chăng đó là chi tiết vừa cảm động nhưng cũng vừa bất ngờ, độc đáo của một ý nghĩa nhân văn vô cùng sâu sắc ?
Chiếc lá trong mỗi hoàn cảnh, mỗi con người lại ẩn chứa một ý nghĩa, một tâm tình khác nhau. Giôn-xi ngây thơ đến lạ lùng khi cô cho rằng sẽ buông xuôi tất cả và lìa cõi đời này vào lúc chiếc lá cuối cùng rụng xuống. Bệnh tật hành hạ và sự nghèo khó đã dập tắt niềm tin và ý chí muốn sống trong lòng cô gái trẻ. Tuyệt vọng đã khiến cô đặt cược cả cuộc đời và số phận cho một chiếc lá nhỏ nhoi. Nhưng rồi chiếc lá vô tri đó đã trở thành niềm hi vọng của Giôn-xi khi mà cô còn giữ được “lửa” trong trái tim mình, khiến cô tìm lại được tình yêu cuộc sống với những mơ ước, khát khao. Khi ấy, Giôn-xi tin vào cuộc đời bằng một tình yêu cuộc sống mãnh liệt đã giúp cô vượt qua lưỡi hái tử thần. Cô tin rằng chiếc lá sẽ mãi còn đó, mãi xanh tươi như sự sống bất diệt, cô tin rằng trái tim mình cũng sẽ đập mãi, tâm hồn mình cũng sẽ trẻ mãi và tràn đầy ước mơ về bức kiệt tác “vịnh Na-plơ”. Đó là lúc cô khỏi bệnh, sống một cuộc đời đẹp nhất, có ý nghĩa nhất. Niềm tin yêu đó thật đáng quý biết bao. Như vậy, sự sống của chiếc lá đã thăng hoa tình cảm thiết tha yêu cuộc sống trong trái tim cô gái yếu đuối này.
Nỗi tuyệt vọng của Giôn-xi như nhát dao đâm vào trái tim thổn thức của người bạn thân thiết, gần gũi nhất – Xiu để rồi chiếc lá lại thực hiện tốt vai trò của mình, gợi nên sự quan tâm, lo lắng, yêu thương của Xiu dành cho bạn mình. Giôn-xi quả là một người tàn nhẫn với Xiu và với chính mình khi cô mỗi khi thức dậy đều muốn mở cửa sổ để chờ đợi chiếc lá cuối cùng lìa cành. Xiu làm sao có thể không buồn bã, không lo lắng khi thấy người bạn gái mỗi lúc một tuyệt vọng, héo mòn, tiều tuỵ và đang chờ chết. Bệnh tật, sự tuyệt vọng của Giôn-xi hành hạ Xiu về cả vật chất lẫn tinh thần. Cuộc sống vốn trước đây đã rất khó khăn giờ chỉ còn mình cô gánh vác, lại cần có tiền thuốc thang chữa bệnh cho bạn. Xiu không muốn kéo mành lên để bạn nhìn thấy sự sống níu kéo từng giây từng phút trên chiếc lá còn sót lại nhưng cô khó có đủ ánh sáng mà vẽ tranh, lấy tiền chữa trị cho Giôn-xi khi cửa so là nguồn sáng không phải trả tiền duy nhất đối với những người nghèo khổ như cô. Xiu day dứt, băn khoăn giữa hai sự lựa chọn vô cùng khó khăn. Chính trong những lúc thế này ta mới thấy hết được cái tình, cái nghĩa mà Xiu dành cho Giôn-xi, chiếc lá một lần nữa lại chứa nặng nỗi lo lắng khôn nguôi của cô gái trẻ, nó nhân lên trong cô sức mạnh của nghị lực, thăng hoa trong trái tim cô một tình yêu vô bờ bến với người bạn trẻ.
Lo lắng khiến Xiu không thể chịu đựng nỗi đau buồn một mình, cô đã tìm đến và chia sẻ nỗi niềm với cụ Bơ-men, người hoạ sĩ già sống ở dưới tầng trệt. Ông cụ đã tìm thấy lí tưởng sống, khát vọng tuổi trẻ, hoài bão lớn lao mà đên giờ cụ vẫn đang theo đuổi ở hai cô hoạ sĩ này. Nên chẳng biết tự bao giờ và tự lúc nào cụ đã coi hai cô bé như con ruột của mình. Điều đó càng khiến cụ đau xót biết ngần nào khi hiểu rằng Giôn-xi đang tuyệt vọng buông xuôi cuộc sống. Người hoạ sĩ già đã bối rối, vụng về đến nỗi trở nên bực tức, gắt gỏng, cảm xúc thương xót vô bờ bến nghẹn ngào trong trái tim ông. Bất lực và xa xót, cụ chỉ còn biết thắp lên “ngọn lửa” trong trái tim Giôn-xi, lấy lại niềm tin trong sáng của cô từ tay tử thần. Chiếc lá là mấu chốt của vấn đề sống còn lúc này. Định đoạt được vận mệnh của chiếc lá là giành lại sự sống cho Giôn-xi khỏi lựỡi hái tử ihần. ở đây, chiếc lá lại một lần nữa thể hiện thành công tình yêu thương thiêt tha cao cả đến kì diệu của cụ Bơ-men.
Người đọc thực sự cảm động trước hình ảnh một cụ già 60 tuổi run rẩy trong đêm mưa to gió lớn, tuyết ngập khắp đường, một tay bám vào chiếc thang đã mục, tay kia vừa cầm đèn bão vừa cầm bảng màu với hai sắc xanh vàng và bút vẽ để leo lên tường nơi cửa sổ phòng Giôn-xi nhìn ra. Bàn tay già nua miệt mài vẽ. Bằng nét vẽ tài hoa và chân thực hoà vào cùng với tình thương yêu cháy bỏng của “người cha”, cụ đã đem đến cho chiếc lá thường xuân bình thường một sức sống bất tử. Để đáp lại đức hi sinh cao cả của người hoạ sĩ già, chiếc lá đã trở thành kiệt tác của cuộc đời cụ Bơ-men, thể hiện hoàn hảo và sinh động nhất tình yêu thương lớn lao, cao cả. Điều mà hơn 40 năm theo đuổi nghệ thuật không lúc nào trái tim cụ không ngừng hướng tới với một mong ước ráo riết, nồng nàn.
Bằng một chi tiết độc đáo, cây bút văn xuôi đương đại nổi tiếng nước Mĩ – O Hen-ri đã để ba nhân vật trong truyện nhắn nhủ với chúng ta những điều đáng quý về tình yêu cuộc sống và trân trọng những tình cảm đã làm nên cuộc sống tươi đẹp.
Chiếc lá đã cứu sống Giôn-xi, tạo nên kiệt tác bất tử cho cụ Bơ-men. Hay nghệ thuật chân chính đã mang lại niềm tin mãnh liệt vào sự sống ngàn lần yêu quý. Một lần nữa, cái chân lí : nghệ thuật vì cuộc sống con người mới là nghệ thuật đích thực lại toả sáng trong cụ Bơ-men. Thế mới biết, nghệ thuật đích thực chính là sự kết tinh, lắng đọng của tình yêu thương sâu sắc ; là sự quên mình tuyệt đối vì mọi người.
Thực ra, chiếc lá cuối cùng đã rụng, nhưng còn mãi mãi trên tường và trong trái tim độc giả là chiếc lá của tình yêu thương, của sự hi sinh cao cả. O Hen-ri đã rời xa chúng ta nhưng câu chuyện của ông luôn sống mãi trong lòng người đọc bởi ẩn chứa trong chiếc lá là tình đời sâu nặng và nồng thắm mà ở bất cứ hoàn cảnh nào, thời đại nào đều đáng được trân trọng và ngợi ca…
 
Top Bottom