Câu 1:
Đặc điểm sản xuất công nghiệp:
+ Sản xuất công nghiệp bao gồm hai giai đoạn: giai đoạn tác động vào đối tượng lao động là môi trường tự nhiên để tạo ra nguyên liệu và giai đoạn chế biến nguyên liệu đó thành tư liệu sản xuất hoặc sản phẩm tiêu dùng.
+ Sản xuất công nghiệp có tính chất tập trung cao độ.
+ Sản xuất công nghiệp bao gồm nhiều ngành phức tạp, được phân công tỉ mỉ và có sự phối hợp giữa nhiều ngành để tạo ra sản phẩm cuối cùng.
- Đặc điểm sản xuất nông nghiệp:
+ Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế.
+ Đối tượng của sân xuất nông nghiệp là các cây trồng và vật nuôi.
+ Sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ.
+ Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.
+ Trong nền nông nghiệp hiện đại, nông nghiệp trở thành ngành sản xuất hàng hóa.
Câu 2:
- Các yếu tố đầu vào:
+ Nguyên, nhiên liệu, năng lượng (có thể là các tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu từ nông, lâm, ngư nghiệp hay bán thành phẩm, các chi tiết sản phẩm,... từ các ngành công nghiệp khác, các cơ sở công nghiệp khác).
+ Lao động.
+ Cơ sở vật chất - kĩ thuật.
- Các yếu tố đầu ra:
+ Thị trường trong nước (tiêu dùng của nhân dân, các ngành công nghiệp, các cơ sở công nghiệp có liên quan).
+ Thị trường ngoài nước.
- Yếu tố chính sách tác động đến cả đầu vào, đầu ra, vì vậy có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và phân bố công nghiệp.
Câu 3:
- Ngành khai thác dầu: khai thác nhiều ở các nước đang phát triển thuộc khu vực Trung Đông, Bắc Phi, Mĩ La Tinh, Đông Nam Á (Việt Nam năm 2004 là 20 triệu tấn).
- Công nghiệp điện lực: tập trung chủ yếu ở các nước phát triển và các nước CNH:
Na uy: 23.500kWh/người, Ca na đa gần 16.000, Thụy Điển 14.000, Phần Lan gần 14.000, Cô oét 13.000, Hoa Kì gần 12.000, Châu Phi, Nam Á 100kWh/ người, Việt Nam năm 2004 là 561 kWh/ người.
Câu 4:
- Vai trò của ngành công nghiệp điện tử - tin học:
+ Giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống công nghiệp trên thế giới ở thế kỉ XXI nhằm đưa nền kinh tế - xã hội lên một trình độ cao mới.
+ Là ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước, đồng thời là thước đo trình độ phát triển kinh tế - kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới.
- Đặc điểm của ngành công nghiệp điện tử - tin học:
- Đặc điểm sản xuất: Ít gây ô nhiễm môi trường, không tiêu thụ nhiều kim loại, điện, nước, không chiếm diện tích rộng, có yêu cầu cao về lao động, trình độ chuyên môn kĩ thuật.
- Phân bố: Các nước đứng đầu: Hoa Kì, Nhật Bản, EU,..
Câu 5:
*Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
- Vai trò:
Tạo sản phẩm đa dạng, phong phú, phục vụ nhu cầu đời sống, nâng cao trình độ văn minh
- Đặc điểm sản xuất và phân bố:
+ Đặc điểm sản xuất:
+ Sử dụng ít nguyên liệu hơn công nghiệp nặng.
+ Vốn ít, thời gian đầu tư xây dựng ngắn, quy trình kĩ thuật đơn giản, hoàn vốn nhanh, thu nhiều lợi nhuận.
+ Có khả năng xuất khẩu, cần nhiều nhân lực, nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ lớn.
+ Cơ cấu ngành đa dạng:dệt may, da giày, nhựa, sành sứ, thủy tinh,...
- Phân bố: Ở các nước đang phát triển
*Ngành công nghiệp dệt may:
- Vai trò: Chủ đạo, giải quyết nhu cầu may mặc, thúc đẩy nông nghiệp phát triển
- Phân bố: rộng rãi, các nước phát triển mạnh là Trung Quốc, Hoa Kì, Ấn Độ, Nhật Bản,...
* Công nghiệp thực phẩm
+ Vai trò
- Cung cấp sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ăn uống.
- Nguyên liệu chủ yếu là sản phẩm của ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, nên tiêu thụ sản phẩm của nông nghiệp thúc đẩy nông nghiệp phát triển.
- Làm tăng giá trị của sản phẩm.
- Xuất khẩu, tích lũy vốn, nâng cao đời sống.
+ Đặc điểm - phân bố
- Sản phẩm đa dạng, phong phú, tốn ít vốn đầu tư, quay vòng vốn nhanh.
- Cơ cấu ngành: Chế biến sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản...
- Phân bố ở mọi các quốc gia trên thế giới.
Các nước phát triển: tiêu thụ nhiều, yêu cầu sản phẩm có chất lượng, mẫu mã đẹp, tiện lợi khi sử dụng.
Các nước đang phát triển: đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu, giá trị sản phẩm công nghiệp.
Câu 6:
- Điểm công nghiệp:
+ Đông nhất với một điểm dân cư.
+ Gồm một đến hai xí nghiệp nằm gần nguồn nguyên
- Nhiên liệu.
+ Không có mối liên hệ kinh tế giữa các xí nghiệp.
- Khu công nghiệp:
+ Có ranh giới rõ ràng, không có dân cư sinh sống và có vị trí địa lí thuận lợi.
+ Tập trung nhiều xí nghiệp với khả năng hợp tác cao.
+ Sàn xuất sản phẩm phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
+ Có xí nghiệp dịch vụ hỗ trợ sản xuất.
- Trung tâm công nghiệp:
+ Gắn với đô thị vừa và lớn, có vị trí địa lí thuận lợi.
+ Gồm nhiều khu công nghiệp, xí nghiệp công nghiệp, điểm công nghiệp, liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kĩ thuật và công nghệ.
+ Có các xí nghiệp làm nòng cốt.
+ Có các dịch vụ hỗ trợ sản xuất.
- Vùng công nghiệp:
+ Vùng lãnh thổ rộng lớn gồm tất cả các hình thức tổ chức công nghiệp nhỏ hơn, có mỗi liên hệ về sản xuất và những nét tương đồng trong quá trình hình thành công nghiệp.
+ Có một vài ngành công nghiệp chủ yếu tạo hướng chuyên môn hóa.
+ Có các ngành phục vụ bổ trợ.
Câu 7:
- Trình độ phát triển kinh tế và năng suất lao động xã hội: Đầu tư, bổ sung lao động dịch vụ.
- Quy mô,cơ cấu dân số: Nhịp độ phát triển và cơ cấu ngành dịch vụ.
- Phân bố dân cư và mạng lưới quần cư: Mạng lưới dịch vụ
- Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán: Hình thức tổ chức mạng lưới dịch vụ.
- Mức sống và thu nhập thực tế: Sức mua và nhu cầu dịch vụ. Ví dụ mức sống cao thì sức mua tăng...
- Tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa lịch sử, cơ sở hạ tầng du lịch: Sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ du lịch.
Câu 8:
- Trong cơ cấu lao động: Các nước phát triển: trên 50%,các nước đang phát triển khoảng 30%.
- Trong cơ cấu GDP: Các nước phát triển trên 60%, các nước đang phát triển thường dưới 50%
- Trên thế giới các thành phố cực lớn, đồng thời là trung tâm dịch vụ lớn: Niu York (Bắc Mĩ, Luân Đôn (Tây Âu), Tôkyô (Đông Á).
Câu 9:
* Vai trò
- Giúp cho quá trình sản xuất xã hội diễn ra liên tục, bình thường.
- Đảm bảo nhu cầu đi lại của nhân dân.
- Nhân tố quan trọng phân bố sản xuất và dân cư.
- Thúc đẩy hoạt động kinh tế - văn hóa ở các vùng núi xa xôi.
- Củng cố tính thống nhất của nền kinh tế, tăng cường sức mạnh quốc phòng.
- Thực hiện mối giao lưu kinh tế – xã hội giữa các vùng, các nước trên thế giới.
* Đặc điểm
- Sản phẩm: là sự chuyên chở người và hàng hóa.
- Các tiêu chí đánh giá:
+ Khối lượng vận chuyển (số hành khách,số tấn hàng hoá).
+ Khối lượng luân chuyển (người/km; tấn/km).
+ Cự li vận chuyển trung bình (km).
- Công thức tính:
Khối lượng luân chuyển
+ Khối lượng vận chuyển = ------------------------------------
Cự li vận chuyển
+ Khối lượng luân chuyển = Khối lượng vận chuyển × Cự li vận chuyển.
Khối lượng luân chuyển
+ Cự li vận chuyển = --------------------------------------
Khối lượng vận chuyển
* Các nhân tố ảnh hưởng:
- Vị trí địa lí: quy định sự có mặt, vai trò của một số loại hình giao thông vận tải.
- Địa hình ảnh hưởng lớn đến công tác thiết kế và khai thác các công trình giao thông vận tải.
- Khí hậu, thời tiết ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt động của phương tiện vận tải.
- Sông ngòi: ảnh hưởng vận tải đường sông,chi phí cầu đường.
- Khoáng sản: ảnh hưởng hướng vận tải, loại hình vận tải.