GDCD Đề cương ôn học kì 2 lớp 6

Dương Sảng

The Little Angel |Bio Hero
Thành viên
28 Tháng một 2018
2,884
2,779
451
Hà Nội
HMF
Trong khi bàn về vấn đề giá trị của con người, thông thường người ta có thể xem xét về hai phương diện: vật chất và tinh thần.
Về phương diện vật chất, người đời thường đánh giá cao những con người ăn mặc lịch sự, sang trọng, đúng thời trang, những con người sống trong những ngôi nhà cao, cửa rộng, những tòa biệt thự đồ sộ, nguy nga, tráng lệ, những con người đi trên những chiếc xe hơi lộng lẫy, đắt tiền, đầy đủ tiện nghi, những con người rộng rãi, hào phóng, xài tiền như nước.
Bên cạnh đó, người đời cũng thường đánh giá cao những con người có sắc đẹp quyến rủ, những con người dung mạo tuyệt trần, những con người có thân hình lực lưỡng, cân đối, những con người khỏe mạnh, tráng kiện, những con người có uy quyền, có thế lực, có danh vọng, những con người có địa vịtrong xã hội, những con người có tài sản kếch sù, những con người có nhiều cơ sở làm ăn, buôn bán, kinh doanh khắp nơi, những con người hét ra lửa mửa ra khói, những con người tiền hô hậu ủng, những con người có kẻ ăn người ở, có kẻ hầu người hạ, phục dịch trong ngoài, những con người có sức mạnh vô địch, những con người có võ công tuyệt luân.
Những con người như vậy sở dĩ được đánh giá cao, bởi vì đó là mục tiêu nhắm đến, là niềm mơ ước đạt được của hầu hết mọi người nam nữ, già trẻ, lớn bé, trên thế gian này. Bằng đủ mọi cách, mọi thứ, mọi phương pháp, mọi phương tiện, mọi mưu mô, mọi kế sách, mọi thủ đoạn, mọi chiến thuật, mọi chiến lược, mọi sách lược, con người trên thế gian này đều chỉ mong đạt được, đoạt được những điều mơ ước đó, dù có phải chà đạp lên sanh mạng hay nhân phẩm của người khác hay nhiều người khác. Lắm khi con người bất chấp sanh mạng và tiền đồ của cả một dân tộc, hay của cả nhân loại trên quả địa cầu này, chỉ vì những tiêu chuẩn giá trị trên đây. Thật thảm thương thay!
Về phương diện tinh thần, người đời thường đánh giá cao những con người có nhiều bằng cấp chuyên môn, những con người có kiến thức rộng rãi, thông thuộc lịch sử đông tây kim cổ, những con người có sự hiểu biết bao quát mọi vấn đề trong cuộc sống, những con người có nhiều năng khiếu đặc biệt, những con người đạt được nhiều thành tích trong mọi lãnh vực, những con người có hình tướng trang nghiêm, đạo mạo, đàng hoàng, bề ngoài đứng đắn, từ tốn, chậm rãi, những con người thực hiện được những chuyện cao cả, những chuyện dị thường, những chuyện huyền bí, những chuyện kinh dị, những chuyện kinh thiên động địa, những chuyện không ai làm nổi, những chuyện không ai tưởng tượng nổi.
Tất cả những con người kể trên được đánh giá là những con người có giá trị trong xã hội. Nói cách khác, giá trị của con người trong thế gian hiện nay được xem xét không ngoài hai phương diện: vật chấtvà tinh thần. Nếu không giàu sang thì cũng phải tài giỏi. Nếu không quyền thế thì cũng dòng dõi quý phái, danh gia, vọng tộc. Nếu không có chức thì cũng phải có bằng. Nếu không tốt tướng, khỏe mạnh, đẹp đẽ, mặn mà thì cũng phải nết na, duyên dáng, thùy mị, đạo đức. Chính vì những tiêu chuẩn qui định giá trị của con người như trên, cho nên cuộc đời trên thế gian này đầy dẫy những bất công, gian trá, phiền não và khổ đau.
Nếu tiêu chuẩn qui định giá trị của con người là tiền tài, của cải, giàu sang thì tức nhiên những con người thuộc giới bình dân sẽ bị khinh khi, chà đạp. Như vậy, nhân phẩm không còn được tôn trọng, nhân quyền không còn được bình đẳng. Những con người không có nhiều tiền tài, của cải, giàu sangthường mang mặc cảm tự ti, thấp kém, dễ tự ái, cho nên lúc nào cũng sẵn sàng phản ứng, đối phó, đôi co, cãi cọ, bực bội, khi "thấy" người khác khinh dể mình, khi "nghe" người khác khinh dể mình, khi "nghi" người khác khinh dể mình. Đôi khi chưa thấy ai khinh dể mình, chỉ nghe thoang thoáng, nghe đồn đại, nghe phong thanh người khác khinh dể mình, hoặc nghi người khác khinh dể mình, thì mình đã nỗi trận lôi đình, nỗi giận đùng đùng, ầm ầm, tam bành lục tặc nỗi lên cuồn cuộn. Bởi vậy mới biết trong lòng mỗi người chúng ta, ai ai cũng đều có một ngọn hỏa diệm sơn cả.
Tâm trạng của những người không có nhiều tiền tài, của cải, giàu sang thường bất an, xáo trộn. Chỉ cần một lời nói, một cử chỉ hay một ý nghĩ "vô ý" nào đó cũng có thể làm bùng nổ những cuộc tranh luận, những cuộc tranh chấp, những cuộc tranh biện, những cuộc tranh đấu, những cuộc cãi vã giữa hai người, giữa hai nhóm người, giữa hai đoàn thể. Và như vậy thường dẫn đến chuyện ấu đả nhau, tìm cách chơi nhau cho đến chết, cho tán gia bại sản, cho sạt nghiệp luôn, cho dẹp tiệm luôn, cho đóng cửabáo luôn, cho tơi bời hoa lá nhà người, cho chúng khỏi ngóc đầu lên nổi. Hoặc con người tìm cách kiện tụng nhau, lôi nhau ra trước ba tòa quan nhớn quan nhỏ, tóc quăn mũi lõ, nhờ phân xử những bạn bè cũ người đồng hương, nếu như lời nói, cử chỉ hay ý nghĩ đó là "cố ý" miệt thị người khác nghèo hơn mình, ít tiền tài hơn mình, miệt thị nhóm người khác ít của cải, ít vốn liếng, ít tiền bạc hơn mình, miệt thịđoàn thể khác ít uy tín hơn đoàn thể mình.
Trái lại, những con người nhiều tiền lắm bạc thường kiêu căng, ngạo mạn, phách lối, coi trời bằng nắp vung, dễ gây ác cảm, thù hận đối với mọi người. Những con người thừa tiền lắm của thường có thái độmục hạ vô nhân, họ nhìn đời bằng nửa con mắt, họ nhìn đời bằng cặp kiếng đen; dù rằng tiền bạc và của cải, họ đang sở hữu, không có xuất xứ trong sạch, không có xuất xứ rõ ràng, minh bạch và thực là không đáng hãnh diện, không đáng khoe khoang, không đáng tự hào chút nào cả! Chính vì tiêu chuẩnqui định giá trị của con người là tiền tài, của cải, giàu sang, gây nên hậu quả an ninh của xã hội cũng bấp bênh, đạo đức suy đồi, tranh chấp triền miên. Cuộc đời đầy dẫy những phiền não và khổ đau, cho cả hai hạng người "có hay không có" tiền tài, của cải, giàu sang.
Nếu tiêu chuẩn qui định giá trị của con người là quyền thế, địa vị, chức tước, phẩm hàm, danh giá, kiến thức, bằng cấp, tài năng, thì tức nhiên những con người thuộc giới bình dân sẽ bị khinh khi, chà đạp. Như vậy, nhân phẩm không còn được tôn trọng, nhân quyền không còn được bình đẳng. Những con người không có quyền thế, địa vị, chức tước, phẩm hàm, danh giá, kiến thức, bằng cấp, tài năng, thường mang mặc cảm tự ti, thấp kém, dễ tự ái, cho nên lúc nào cũng sẵn sàng phản ứng, đối phó, đôi co, cãi cọ, bực bội, khi "thấy" người khác khinh dể mình, khi "nghe" người khác khinh dể mình, khi "nghi" người khác khinh dể mình.
Tâm trạng của những người không có quyền thế, địa vị, chức tước, phẩm hàm, danh giá, kiến thức, bằng cấp, tài năng, thường bất an, xáo trộn. Chỉ cần một lời nói, một cử chỉ hay một ý nghĩ "vô ý" nào đó cũng có thể làm bùng nổ những cuộc tranh luận, những cuộc tranh chấp, những cuộc tranh biện, những cuộc tranh đấu, những cuộc cãi vã giữa hai người, hai nhóm người, hai phe phái. Và như vậy thường dẫn đến chuyện ấu đả nhau, tìm cách chơi nhau cho đến chết, cho tán gia bại sản, cho sạt nghiệp luôn, cho dẹp tiệm luôn, cho đóng cửa báo luôn, cho tơi bời hoa lá nhà người, cho chúng khỏi ngóc đầu lên nổi. Hoặc con người tìm cách kiện tụng nhau, lôi nhau ra trước ba tòa quan nhớn quan nhỏ, tóc quăn mũi lõ, nhờ phân xử những bạn bè cũ người đồng hương, nếu như lời nói, cử chỉ hay ý nghĩ đó là "cố ý" miệt thị người khác ngu hơn mình, miệt thị người khác bằng cấp thấp hơn mình, miệt thị người khác ít tài năng hơn mình, miệt thị nhóm người khác ít danh giá hơn mình, miệt thị phe phái khác ít quyền thế hơn mình.
Trái lại, những con người quyền thế, địa vị, chức tước, phẩm hàm, danh giá, kiến thức, bằng cấp, tài năng, thường kiêu căng, ngạo mạn, phách lối, dễ gây ác cảm, thù hận đối với mọi người. Những con người quyền cao chức trọng, những con người ăn trên ngồi trước, những con người bằng này cấp kia, những con người có chức có tước, thường có thái độ mục hạ vô nhân, họ nhìn đời bằng nửa con mắt, họ nhìn đời bằng cặp kiếng đen; dù rằng quyền thế, địa vị, chức tước, phẩm hàm, danh giá, kiến thức, bằng cấp, tài năng của họ chỉ là dõm, là hư, là giả tạm, là hão huyền, và thực là không đáng hãnh diện, không đáng khoe khoang, không đáng tự hào chút nào cả!
Chính vì tiêu chuẩn qui định giá trị của con người là quyền thế, địa vị, chức tước, phẩm hàm, danh giá, kiến thức, bằng cấp, tài năng, gây nên hậu quả an ninh của xã hội cũng bấp bênh, đạo đức suy đồi, tranh chấp triền miên. Cuộc đời đầy dẫy những phiền não và khổ đau, cho cả hai hạng người "có hay không có" quyền thế, địa vị, chức tước, phẩm hàm, danh giá, kiến thức, bằng cấp, tài năng.
Nếu tiêu chuẩn qui định giá trị của con người là bề ngoài sang trọng, đẹp đẽ, quí phái, hình tướng trang nghiêm, đạo mạo, uy nghi, thì tức nhiên những con người thuộc giới bình dân sẽ bị khinh khi, chà đạp. Như vậy, nhân phẩm không còn được tôn trọng, nhân quyền không còn được bình đẳng. Những con người không có bề ngoài sang trọng, đẹp đẽ, quí phái, hình tướng trang nghiêm, đạo mạo, uy nghi, thường mang mặc cảm tự ti, thấp kém, dễ tự ái, cho nên lúc nào cũng sẵn sàng phản ứng, đối phó, đôi co, cãi cọ, bực bội, khi "thấy" người khác khinh dể mình, khi "nghe" người khác khinh dể mình, khi "nghi" người khác khinh dể mình.
Tâm trạng của những người không có bề ngoài sang trọng, đẹp đẽ, quí phái, hình tướng trang nghiêm, đạo mạo, uy nghi, thường bất an, xáo trộn. Chỉ cần một lời nói, một cử chỉ hay một ý nghĩ "vô ý" nào đó cũng có thể làm bùng nổ những cuộc tranh luận, cãi vã giữa hai người, hai nhóm người, hai tông phái. Và như vậy thường dẫn đến chuyện ấu đả nhau, tìm cách chơi nhau cho đến chết, cho tán gia bại sản, cho sạt nghiệp luôn, cho dẹp tiệm luôn, cho đóng cửa báo luôn, cho tơi bời hoa lá nhà người, cho chúng khỏi ngóc đầu lên nổi. Hoặc con người tìm cách kiện tụng nhau, lôi nhau ra trước ba tòa quan nhớn quan nhỏ, tóc quăn mũi lõ, nhờ phân xử những bạn bè cũ người đồng hương, nếu như lời nói, cử chỉhay ý nghĩ đó là "cố ý" miệt thị người khác xấu xí hơn mình, không sang trọng bằng mình, không oai phong bằng mình, không nỗi tiếng bằng mình, miệt thị nhóm người khác không quí phái bằng nhóm mình, miệt thị tông phái khác không được chính tông, chính phái, chân truyền như mình, không trang nghiêm, đạo mạo, uy nghi, đĩnh đạc như mình.
Trái lại, những con người có bề ngoài sang trọng, đẹp đẽ, quí phái, hình tướng trang nghiêm, đạo mạo, uy nghi, thường kiêu căng, ngạo mạn, phách lối, dễ gây ác cảm, thù hận đối với mọi người. Những con người bộ vó trang nghiêm, những con người ra vẻ quí phái, những con người có tướng oai phong, những con người có tiếng có tăm, thường có thái độ mục hạ vô nhân, họ nhìn đời bằng nửa con mắt, họ nhìn đời bằng cặp kiếng đen, dù rằng bề ngoài sang trọng, đẹp đẽ, quí phái, hình tướng trang nghiêm, đạo mạo, uy nghi của họ chỉ là cái võ không ruột và thực là không đáng hãnh diện, không đáng khoe khoang, không đáng tự hào chút nào cả!
Chính vì tiêu chuẩn qui định giá trị của con người là bề ngoài sang trọng, đẹp đẽ, quí phái, hình tướng trang nghiêm, đạo mạo, uy nghi, gây nên hậu quả an ninh của xã hội cũng bấp bênh, đạo đức suy đồi, tranh chấp triền miên. Cuộc đời đầy dẫy những phiền não và khổ đau, cho cả hai hạng người "có hay không có" bề ngoài sang trọng, đẹp đẽ, quí phái, hình tướng trang nghiêm, đạo mạo, uy nghi.
 

hà chily

Học sinh mới
Thành viên
22 Tháng tư 2018
48
22
6
21
Hà Nội
THCS Vân Nội
Sau này, nếu bạn được lãnh một nhiệm vụ quan trọng trong xã hội mà thi hành nhiệm vụ đó một cách đầy đủ, đắc lực, đã công minh lại liêm chính thì bạn cũng chưa nên lấy vậy làm hãnh diện; vì nghĩ cho cùng, vậy mới là làm tròn nhiệm vụ của mình thôi. Một vị giáo sư đại học soạn bài kĩ lưỡng, giảng giải rõ ràng cho sinh viên của mình, một ông giám đốc điều khiển 1 cơ quan một cách điều hòa, được việc mà không tốn năng suất; một người thợ điện bắt dây gắn bóng khéo léo mà không hao dây; một người đạp xích ô chở khách hàng tới nơi tới chốn không vô ý mà bị rủi ro; so sánh những người đó, tôi không thấy ai hơn ai. Địa vị có khác nhau, sự quan trọng của công việc cũng khác nhau; nhưng hết thảy chỉ đều làm trọn bổn phận để xứng đáng hưởng số tiền mình nhận được. Nghị luận xã hội về giá trị con người
“Cái giá trị của một người không đo bằng địa vị, bằng cấp mà đo bằng sự ích lợi của người đó đối với đồng bào, xã hội ngoài công việc mà người đó làm để mưu sinh”.
Hay “Giá trị của con người không ở chân lí người đó sở hữu hoặc cho rằng mình sở hữu, mà ở chỗ gian khó chân thành người đó nhận lãnh trong khi đi tìm chân lí”. Câu nói của Lét-xinh gợi cho ta nhiều suy nghĩ về những thành công và thất bại trong hành trình kiếm tìm những gía trị cao đẹp của đời sống con người.
Ông giáo sư đại học, ngoài giờ dạy học ra phải khảo cứu, trứ tác, làm thêm một việc gì đó bổ ích cho văn hóa, thì mới được quốc dân mang ơn. Ông giám đốc một sở cũng vậy, phải có một sáng kiến nào làm tăng năng suất của nhân viên, giảm chi phí cho công quỹ thì mới được gọi là làm cái gì đó cho đời. Người thợ điện, người đạp xe không có sáng kiến tạo được cái gì mới thì có thể giúp láng giềng họ hàng, đồng bào trong phạm vi của mình: chẳng hạn chỉ cách thức sửa đèn cho một nhà hàng xóm, chở một em nhỏ lạc đường về nhà nó, giúp đỡ, an ủi người nghèo hơn mình…
Trong cuộc sống, con người luôn khao khát khám phá những giá trị của bản thân mình: Mình đang đứng ở đâu? Mình là ai trong mắt mọi người, trong đời sống xã hội? Xác định được vị trí, hiểu được giá trị của bản thân là nhu cầu tất yếu, chính đáng cùa mỗi người. Song, không phải ai cũng có được nhận thức đúng đắn về điều đó. Có những kè luôn ngộ nhận về khả năng của mình, họ cho rằng mình là số một, là chân lí của cuộc sống. Đó là tư tưởng của những kẻ độc tài, tự kiêu và tự phụ. Lại có người nhút nhát, sợ sệt mọi thứ, không bao giờ nghĩ rằng mình có thể làm được điều gì có ích. Đó lại là những người tự ti. Rõ ràng “Giá trị của con người không ở chân lí người đó sỏ hữu hoặc cho rằng mình sở hữu”, tức là giá trị của con người không nằm ở những gì tốt đẹp, đúng đắn mà bản thân họ có hay họ nghĩ rằng mình có. Vậy giá trị ấy nằm ở đâu? Nó nằm ở những "gian khó chân thành người đó nhận lãnh trong khi đi tìm chân lí".
Vậy là, điều được ghi nhận trong giá trị của con người là những nổ lực, những cố gắng trong hành trình đi tìm, vươn tới cái đẹp, cái thiện ờ đời. Nghị luận xã hội về giá trị con người
Tại sao vậy? Nghị luận xã hội về giá trị con người
Cuộc sống là hành trình con người đi tìm mình và tự khẳng định mình. Ai cũng khao khát vươn tới cái hoàn mĩ của sự sống. Nếu con người đạt được một điều nào đó, một chân lí trong cuộc sống thì chân lí đó đã được con người chiếm lĩnh. Nhưng bất hạnh nằm ở việc chân lí cũng có tính tương đối, nó có thể đúng trong nhiều trường hợp nhưng lại sai trong một số trường hợp. Vậy nếu con người bằng lòng với chân lí mình có, dừng lại cuộc hành trình tìm kiếm vẻ đẹp cuộc sống thì khi ấy con người thất bại. Vậy kết quả của mọi công việc chưa phải là điều lớn nhất chúng ta đòi hỏi ỏ một con người. Quan trọng là con người ấy đã vượt khó, vượt khổ để đi tới thành công. Chính trong quá trình vượt qua những gian khó mà con người nhận lãnh trên đường đi tìm chân lí đã giúp con người bộc lộ nhiều phẩm chất, đức tính của mình. Đó có thể là sự chăm chỉ cũng có thể là lười nhác. Đó cỏ thề là can đảm cũng có thể là hèn nhát. Đó có thể là sáng tạo, năng động nhưng cũng có thể là thụ động, máy móc. Đó có thể là sự chân thành nhưng cũng có thể là dối trá,… Hành trình đi tìm cái đẹp là hành trình chạy đua trong một đường hầm kín. Kẻ về đích sớm nhất, ló dạng ra khỏi đường hầm sớm nhất chưa chắc đã là kẻ nhanh nhất, giỏi nhất, tốt nhất,… Chính bởi những điều ấy, giá trị đích thực của một con người phải là những "gian khó chân thành người đó nhận lãnh trong khi đi tìm chân lí. Qua quá trình vượt qua những điều khó khăn ấy, con người bộc lộ những phẩm chất, giá trị của mình.
Trong cuộc đời này, mọi người đang cùng đứng trên một quả đất nhưng mảnh đất ta đang đứng không bằng phẳng mà chỗ cao, chỗ thấp. Ấy bởi mỗi người một hoàn cảnh, một điều kiện, một xuất phát điểm khác nhau. Còn chân lí lại là một độ cao nhất định mà tất cả chúng ta phải vươn tới mới đạt được. Vậy thì, giá trị của mỗi người không nằm ở việc ai chạm tay vào chân lí sớm hơn mà nằm ở việc đã nhảy như thế nào từ vị trí của mình để đến được với chân lí.
 
Top Bottom