Địa Đề cương địa

Phạm Quốc Tuấn

Học sinh mới
Thành viên
14 Tháng chín 2017
17
1
6
16
Hà Nội
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1, Phân tích thế mạnh của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên với phát triển kinh tế của vùng trung du Bắc Bộ?
2, Tại sao khai thác khoáng sản lại là thế mạnh của vùng tiểu đông bắn còn thủy điện là thế mạnh của vùng tiểu tây bắc?
3,Phân tích thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng đồng bằng sông hồng với phát triển kinh tế?
4, Phân tích sự phát triển ngành nông nghiệp của vùng đồng bằng sông Hồng? Tại sao vùng Đồng bằng sông Hồng có năng suất lúa cao nhất cả nước
5, Việc phát triển nghiề rừng theo hướng nông - lâm kết hợp có y gì đối với miền trung du bắc bộ?
Ai biết câu nào thì ghi rõ số câu nhé. Thanks
 
  • Like
Reactions: Trang Minh Trần

Hoàng Trang2k4

Học sinh mới
Thành viên
28 Tháng mười một 2017
39
23
6
Nghệ An
Thcs Hồ Xuân Hương
1,
  • Đất feralit rộng, khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông đông lạnh thuận lợi cho trồng cây công nghiệp, dược liệu, rau quả ôn đới và cận nhiệt.
  • Có nhiều cao nguyên với đồng cỏ thuận lợi cho chăn nuôi gia súc lớn.
  • Có vùng trung du Bắc Bộ với địa hình đồi bát úp xen kẽ những cánh đồng thung lũng bằng phẳng là địa bàn thuận lợi cho việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp, xây dựng các khu công nghiệp và đô thị.
  • Tiềm năng thuỷ điện trên các sông lớn, đặc biệt ở sông Đà.
  • Tài nguyên khoáng sản đa dạng: than, sắt, chì, kẽm, thiếc, bôxit, apatit, pirit, đá xây dựng; trong đó có than đá với trữ lượng và chất lượng tốt nhất Đông Nam Á.
  • Vùng biển có nhiều tiềm năng để phát nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản, du lịch (vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới).
  • Tuy nhiên, vùng cũng có gặp một số khó khăn như: Mùa đông lạnh, đi lại khó khăn, thảm thực vật bị tàn phá quá mức gây sạt lở đất…Khoáng sản phần lớn có trữ lượng nhỏ, phân bố rải rác
  • 2,Khai thác khoáng sản là thế mạnh của vùng Đông Bắc vì hầu như toàn bộ trữ lượng khoáng sản của cả nước đều tập trung ở đây. Các mỏ khoáng sản lớn như : than ( Quảng Ninh ) , apatit ( Lào Cai)...
    _ Thủy điện là thế mạnh của Tây Bắc vì đây là đầu nguồn của các con sông, có địa thế lưu vực cao và đồ sộ nhất nước ta , đia hình lắm thác nhiều ghềnh thậun lợi cho việc khai thác thủy năng của sông suối => phát triển thủy điện. Một số nhà máy thủy điện lớn như : Hòa Bình ,Thác Bà; đang được xây dựng là Sơn La , Tuyên Quang
  • 3,
    Thuận lợi:
    • Đất phù sa màu mỡ.
    • Điều kiện khí hậu và thuỷ văn thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp.
    • Có một mùa đông lạnh rất phù hợp cho một số cây trồng ưa lạnh, cho phép phát triển vụ đông với nhiều loại rau.
    • Tài nguyên khoáng sản: mỏ đá Tràng Kênh (Hải Phòng), Hà Nam, Ninh Bình; sét cao lanh (Hải Dương); than nâu (Hưng Yên); khí tự nhiên (Thái Bình).
    • Nguồn tài nguyên biển: sinh vật biển phong phú, có địa điểm xây dựng cảng nước sâu thuận lợi (Cái Lân), có vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới.
    - Khó khăn:
    • Diện tích đất bình quân đầu người thấp, đất bị bạc màu.
    • Thiếu nguyên liệu tại chỗ cho phát triển công nghiệp.
    • Thiên tai thường xảy ra: bão, úng lụt, rét đậm, sâu bệnh,...
    • Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có địa hình dốc, thường xảy ra lũ quét, trượt lở đất vào mùa mưa nhiều, thiếu nước vào mùa đông. Nhiều dân tộc ít người của vùng còn tập quán đốt rừng làm rẫy, ảnh hưởng xấu đến môi trường. Phát triển nghề rừng theo hướng nông – lâm kết hợp sẽ:

      + Nâng cao độ che phủ rừng, góp phần vào việc bảo vệ môi trường, hạn chế lũ quét, trượt lở đất, khô hạn, điều tiết dòng chảy của các sông suối, giúp cho các nhà máy thủy điện hoạt động được tốt hơn, giảm lũ lụt, hạn hán cho vùng hạ du.

      + Nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tạo tập quán sản xuất mới cho đồng bào các dân tộc, góp phần nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống của dân cư.

      + Tăng nguồn nguyên liệu lâm sản cho ngành chế biến lâm sản, nguồn vật liệu và chất đốt cho sinh hoạt.

      + Góp phần phát triển du lịch sinh thái.


      5,Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có địa hình dốc, thường xảy ra lũ quét, trượt lở đất vào mùa mưa nhiều, thiếu nước vào mùa đông. Nhiều dân tộc ít người của vùng còn tập quán đốt rừng làm rẫy, ảnh hưởng xấu đến môi trường. Phát triển nghề rừng theo hướng nông – lâm kết hợp sẽ:

      + Nâng cao độ che phủ rừng, góp phần vào việc bảo vệ môi trường, hạn chế lũ quét, trượt lở đất, khô hạn, điều tiết dòng chảy của các sông suối, giúp cho các nhà máy thủy điện hoạt động được tốt hơn, giảm lũ lụt, hạn hán cho vùng hạ du.

      + Nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tạo tập quán sản xuất mới cho đồng bào các dân tộc, góp phần nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống của dân cư.

      + Tăng nguồn nguyên liệu lâm sản cho ngành chế biến lâm sản, nguồn vật liệu và chất đốt cho sinh hoạt.

      + Góp phần phát triển du lịch sinh thái.



 

Trang Minh Trần

Học sinh
Thành viên
8 Tháng mười một 2017
46
176
31
22
Quảng Trị
1.Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có nhiều thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế. Đó là:
-Đất feralit rộng, khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông đông lạnh thuận lợi cho trồng cây công nghiệp, dược liệu, rau quả ôn đới và cận nhiệt
-Có nhiều cao nguyên với đồng cỏ thuận lợi cho chăn nuôi gia súc lớn.
-Có vùng trung du Bắc Bộ với địa hình đồi bát úp xen kẽ những cánh đồng thung lũng bằng phẳng là địa bàn thuận lợi cho việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp, xây dựng các khu công nghiệp và đô thị
-Tiềm năng thuỷ điện trên các sông lớn, đặc biệt ở sông Đà.
-Tài nguyên khoáng sản đa dạng: than, sắt, chì, kẽm, thiếc, bôxit, apatit, pirit, đá xây dựng; trong đó có than đá với trữ lượng và chất lượng tốt nhất Đông Nam Á.
-Vùng biển có nhiều tiềm năng để phát nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản, du lịch (vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới).
-Tuy nhiên, vùng cũng có gặp một số khó khăn như: Mùa đông lạnh, đi lại khó khăn, thảm thực vật bị tàn phá quá mức gây sạt lở đất…Khoáng sản phần lớn có trữ lượng nhỏ, phân bố rải rác.

2. Tại sao khai thác khoáng sản lại là thế mạnh của vùng tiểu đông bắn còn thủy điện là thế mạnh của vùng tiểu tây bắc?
-Khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc vì ở đây có khoáng sản đa dạng, đặc biệt than đá có trữ lượng tốt và chất lượng cao.

-Phát triển thủy điện là thế mạnh của vùng Tây Bắc vì ở đây có các sông có tiềm năng thủy điện lớn, đặc biệt là ở sông Đà.


3.Phân tích thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng đồng bằng sông hồng với phát triển kinh tế?

Thuận lợi:
-Đất phù sa màu mỡ
-Điều kiện khí hậu và thuỷ văn thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp.
--Có một mùa đông lạnh rất phù hợp cho một số cây trồng ưa lạnh, cho phép phát triển vụ đông với nhiều loại rau.
-Tài nguyên khoáng sản: mỏ đá Tràng Kênh (Hải Phòng), Hà Nam, Ninh Bình; sét cao lanh (Hải Dương); than nâu (Hưng Yên); khí tự nhiên (Thái Bình).
-Nguồn tài nguyên biển: sinh vật biển phong phú, có địa điểm xây dựng cảng nước sâu thuận lợi (Cái Lân), có vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới.
Khó khăn:
-Diện tích đất bình quân đầu người thấp, đất bị bạc màu
-Thiếu nguyên liệu tại chỗ cho phát triển công nghiệp.
-Thiên tai thường xảy ra: bão, úng lụt, rét đậm, sâu bệnh,...

4.Phân tích sự phát triển ngành nông nghiệp của vùng đồng bằng sông Hồng?
Thuận lợi
- Vị trí địa lí:
+ Bắc Trung Bộ liền kề với Đồng bằng sông Hồng, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Đồng bằng sông Hồng trong quá trình phát triển.
+ Với một số cảng biển và các tuyến đường bộ chạy theo hướng đông - tây mở mối giao lưu với Lào và Đông Bắc Thái Lan, đã tạo điều kiện thuận lợi để Bắc Trung Bộ phát triển nền kinh tế mở.
- Về mặt tự nhiên:
+ Có dải đồng bằng ven biển: Thanh - Nghệ - Tỉnh, Bình - Trị - Thiên.
+ Đất phù sa mới tập trung ở các con sông. Đất cát biển. Đất feralit ở vùng rìa đồng bằng. Một số nơi có đất đỏ badan. Có khả năng trồng lúa, cây thực phẩm, cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày.
+ Diện tích vùng gò đồi tương đối lớn, có khả năng phát triển kinh tế vườn rừng, chăn nuôi gia súc lớn.
+ Có một số tài nguyên khoáng sản có giá trị như crômit, thiếc, sắt, đá vôi và sét làm xi măng, đá quý.
+ Rừng có diện tích tương đối lớn.
+ Các hệ thống sông Mã, Cả có giá trị lớn về thủy lợi, giao thông thủy (ở hạ lưu) và tiềm năng thủy điện.
+ Dọc ven biển có khả năng phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
+ Tài nguyên du lịch rất phong phú, nhất là về du lịch biển. Có các bãi tắm nổi tiếng như: Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên cầm, Thuận An, Lăng Cô; Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng.
- Về mặt kinh tế-xã hội:
+ Dân số đông (10,6 triệu người, chiếm 12,7% số dân cả nước, năm 2006), nguồn lao động dồi dào. Ở các thành phố lớn tập trung nhiều lao động có chuyên môn kĩ thuật.
+ Có chuỗi đô thị và các trung tâm công nghiệp ven biển (Thanh Hoá - Bỉm Sơn, Vinh, Huế).
+ Có đường sắt Thống Nhất, quốc lộ 1, các tuyến đường ngang (quốc lộ 7, 8, 9) nối với quốc lộ 1 tạo nên mối quan hệ giữa vùng ven biển - đồng bằng với vùng đồi núi phía tây và với Lào.
+ Có các di sản văn hoá thế giới: Di tích cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế.
+ Sự hình và phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, trong tương lai gần, kinh tế của vùng sẽ có bước phát triển đáng kể.
b) Khó khăn
- Tiềm năng phát triển nông nghiệp còn hạn chế, do các đồng bằng nhỏ hẹp.
- Nạn cát bay lấn đồng ruộng làng mạc (nhất là Quảng Bình); về mùa hạ có gió phơn Tây Nam khô nóng; hạn hán, bão, lụt diễn biến bất thường.
- Hậu quả của chiến tranh còn để lại, nhất là ở vùng rừng núi.
- Cơ sở hạ tầng còn nghèo.

5. Việc phát triển nghiề rừng theo hướng nông - lâm kết hợp có y gì đối với miền trung du bắc bộ
Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có địa hình dốc, thường xảy ra lũ quét, trượt lở đất vào mùa mưa, thiếu nước vào mùa đông. Nhiều dân tộc ít người của vùng còn tập quán đốt rừng làm rẫy, ảnh hưởng xấu đến môi trường. Do đó, việc phát triển nghề rừng theo hướng nông – lâm kết hợp sẽ:
+ Nâng cao độ che phủ rừng, góp phần vào việc bảo vệ môi trường, hạn chế lũ quét, trượt lở đất, khô hạn, điều tiết dòng chảy của các sông suối, giúp cho các nhà máy thủy điện hoạt động được tốt hơn, giảm lũ lụt, hạn hán cho vùng hạ du.
+ Nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tạo tập quán sản xuất mới cho đồng bào các dân tộc, góp phần nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống của dân cư.
+ Tăng nguồn nguyên liệu lâm sản cho ngành chế biến lâm sản, nguồn vật liệu và chất đốt cho sinh hoạt.
+ Góp phần phát triển du lịch sinh thái.


Nguồn: Internet

Hay thì like nhé;)
 
Top Bottom