Địa 12 Đề cương địa lý

nbtnx2016

Học sinh
Thành viên
9 Tháng mười 2015
17
23
46
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mng giúp em gấp với, thứ 2 e phải nộp bài rồi, cảm ơn nhiều ạ
Câu 1: Phân tích những thuận lợi và khó khăn do vị trí địa lí mang lại đối với tự nhiên, kinh tế, văn hóa – xã hội, quốc phòng ở nước ta.
Câu 2: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, nêu đặc điểm chung của địa hình Việt Nam.
Câu 3: Nêu những điểm khác nhau về địa hình giữa hai vùng núi Đông Bắc và tây Bắc, Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.
Câu 4: So sánh đặc điểm của hai đồng bằng châu thổ ở nước ta.
Câu 5: Em thích định cư ở miền núi hay đồng bằng? Vì sao?
Câu 6: Biển Đông có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu, địa hình và các hệ sinh thái ven biển nước ta?
 
  • Like
Reactions: Kiều Anh.

Kiều Anh.

Cựu TMod Địa
Thành viên
30 Tháng mười hai 2020
1,208
5,414
511
Hà Nội❤️
Hà Nội
..................
Phân tích những thuận lợi và khó khăn do vị trí địa lí mang lại đối với tự nhiên, kinh tế, văn hóa – xã hội, quốc phòng ở nước ta.
* Thuận lợi:
- Dễ dàng giao lưu với các nước Đông Nam Á và thế giới trong xu hướng quốc tế hóa và toàn cầu nền kinh tế hóa thế giới..
-Nằm ở vị trí giao lưu giữa hai vành đại sinh khoáng là Địa Trung Hải và Thái Bình Dương nên nước ta giàu tài nguyên khoáng sản, vị trí giao lưu của các luồng thực-động vật nên tài nguyên thực-động vật phong phú và đa dạng
* Khó khăn:
-Có nhiều thiên tai như: bão,lũ lụt, lũ quét, sạt lở đất,...
-Quá trình xói mòn, bạc màu đất phát triển nhanh, mạnh
-Việc bảo vệ chủ quyền đất nước phải cần có một lực lượng đủ mạnh và một nguồn tài chính lớn.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, nêu đặc điểm chung của địa hình Việt Nam.
Đ/đ chung của địa hình VN :
- Đồi núi chiếm 3/4 diện tích
- 60% diện tích là đồi núi thấp,tính cả đồng bằng là 85%,chỉ có 1% là núi cao
- Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng
Cụ thể :
+ Đia hình được trẻ lại và có tính phân bậc rõ rệt
+ Hướng nghiêng: cao ở phía Đông Bắc và thấp dần về phía Tây Nam
+ Có hai hướng chính:Tây Bắc - Đông Nam và hướng vòng cung.
- Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa
- Địa hình chịu tác động mạnh mẽ từ con người
Nêu những điểm khác nhau về địa hình giữa hai vùng núi Đông Bắc và tây Bắc, Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.
Ta lập thành 2 bảng :
Đông BắcTây Bắc
Khác nhau -Nằm ở tả ngạn sông Hồng.

Có 4 cánh cung lớn, chụm lại ở Tam Đảo, mở ra về phía bắc và phía đông: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.
Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích.
Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.
Địa hình cao nhất nước ta với 3 dải cùng hướng tây bắc-đông nam.
+ Phía đông là dãy núi cao đồ sộ Hoàng Liên Sơn
+ Phía tây là địa hình núi trung bình của các dãy núi chạy dọc biên giới Việt-Lào
+Ở giữa thấp hơn là các dãy núi, các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi
- Giữa các dãy núi là các thung lũng sông
[TBODY] [/TBODY]
Trường Sơn BắcTrường Sơn Nam
Khác nhauTừ phía Nam sông Cả tới dãy Bạch Mã.
- Huớng chung Tây Bắc -Đông Nam, gồm các dãy núi so le, song song, hẹp ngang, cao ở 2 đầu, thấp trũng ở giữa.
+Phía Bắc là vùng núi Tây Nghệ An
+phía Nam là vùng núi Tây Thừa Thiên-Huế
+ ở giữa là vùng núi đá vôi ở Quảng Bình
- Mạch núi cuối cùng là dãy Bạch Mã cũng là ranh giới giữa Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.
- Gồm các khối núi, cao nguyên ba dan chạy từ nơi tiếp giáp dãy núi Bạch Mã tới bán bình nguyên ở Đông Nam Bộ , bao gồm khối núi Kon Tum và khối núi Nam Trung Bộ.
- Hướng nghiêng chung: với những đỉnh cao trên 2000 m nghiêng dần về phía Đông; còn phía Tây là các cao nguyên xếp tầng cao khoảng từ 500-1000 m.
[TBODY] [/TBODY]


So sánh đặc điểm của hai đồng bằng châu thổ ở nước ta.
2 ĐB châu thổ nước ta là : Đồng bằng Sông Hồng và ĐB SCL
Giống nhau:
+ Đều là các đồng bằng châu thổ rộng lớn, được thành tạo và phát triển do phù sa sông bồi tụ dần trên vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng.
+ Đặc điểm:
- Địa hình đồng bằng rộng lớn, thấp và tương đối bằng phẳng.
- Có nhiều loại đất phù sa màu mỡ,..
Khác nhau :
- Đồng bằng sông Hồng:
+ diện tích 15 000km 2
+ có hệ thống đê chống lũ dài trên 2700 km , nó chia cắt đồng bằng thành nhiều ô trũng, thấp hơn mực nước sông ngoài đê từ 3m đến 7m và không còn được bồi đắp tự nhiên nữa. Trên vùng đồng bằng còn có một số đồi núi thấp.
- Đồng bằng sông Cửu Long:
+diện tích khoảng 40 000km2
+cao trung bình 2m – 3m so với mực nước biển. Trên đồng bằng không có đê lớn để ngăn lũ, nhưng có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Vào mùa lũ, nhiều vùng đất trũng rộng lớn bị ngập úng sâu và khó thoát nước
Em thích định cư ở miền núi hay đồng bằng? Vì sao?
Cái này là theo cảm nhận của anh/ chị ạ ...
Biển Đông có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu, địa hình và các hệ sinh thái ven biển nước ta?
Khí hậu
- Tăng độ ẩm của các khối khí qua biển, mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn, đồng thời làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông.
- Nhờ có Biển Đông, khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương nên điều hòa hơn.
Địa hình :
- Các dạng địa hình ven biển nước ta rất đa dạng.
- Các hệ sinh thái vùng ven biển
Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có
+ Hệ sinh thái rừng nước mặn cho năng suất sinh học cao.
+ Các hệ sinh thái trên đất phèn và hệ sinh thái rừng trên các đảo cũng rất đa dạng và phong phú.
Bạn có thể tham khảo thêm tại ĐÂY
Nếu còn thắc mắc gì về câu trả lời hãy trao đổi xuống phía dưới. Chúng mình sẽ hộ trợ giải đáp nhanh nhất có thể. Chúc bạn học tập tốt!!!:Tonton22
 
  • Like
Reactions: Naka Min
Top Bottom