Văn 10 Đề: Có ý kiến cho rằng: "Bài thơ nhàn thể hiện vẻ đẹp cuộc sống và vẻ đẹp nhân cách của nhà nho Nguy

hihihi25102006

Học sinh mới
Thành viên
6 Tháng mười một 2021
8
5
6
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Nguyễn Bỉnh Khiêm sống gần như trọn vẹn trong một thế kỷ, chứng kiến những biến thiên, thăng trầm của lịch sử . Ấy thế mới nói mỗi một tác phẩm thơ của ông đều vượt lên sức mạnh của thời gian, của lòng người, ẩn chứa trong đó những quan niệm, triết lí sâu sắc về con người, thời đại mà cho đến tận ngày nay người ta vẫn phải suy ngẫm. Với “Nhàn”, ngoài những quan niệm và triết lý sống ra, “vẻ đẹp cuộc sống và vẻ đẹp nhân cách của nhà nho Nguyễn Bỉnh Khiêm" là điều tuyệt vời hơn cả. Bài thơ chỉ duy nhất tám câu nhưng lại có thể khái quát được vẻ đẹp nơi tâm hồn người thi sĩ:
Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao.
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Rượu đến cội cây ta sẽ uống,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.​
Nguyễn Bỉnh Khiêm - một nhà thơ lớn, một nhà trí thức Nho học lỗi lạc của nước ta vào thế kỷ XVI. Thơ của ông phần lớn đậm chất triết lý giáo huấn, ngợi ca chí khí và thú thanh nhàn của kẻ sĩ; đồng thời phê phán những điều xấu xa trong xã hội. Nhàn là một trong những tác phẩm nổi tiếng được rút ra trong tập “Bạch vân quốc ngữ thi”. Bài thơ chính là lời tuyên ngôn cho một quan niệm sống mới, lối sống thanh nhàn, hòa hợp với thiên nhiên và qua từng dòng thơ, vẻ đẹp của cuộc sống và nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm hiện lên rõ nét hơn bao giờ hết.
Mở đầu bài thơ chính là bức tranh về vẻ đẹp cuộc sống nhàn nhã, ung dung của tác giả:
Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.​
Bằng cách sử dụng điệp từ “một” kết hợp với các hình ảnh: “mai”, “cuốc”, “cần câu” cùng với cách ngắt nhịp 2/2/3 đều, chậm vừa phải, câu thơ đầu diễn tả trạng thái ung dung, nhàn tản của kẻ sĩ khi trở về thôn quê. Với cách điệp số từ một…một…một, câu thơ thể hiện tư thế sẵn sàng của Nguyễn Bỉnh Khiêm cho một cuộc sống bình dị, giản đơn. ông chấp nhận cuộc sống cần lao của một lão nông tri điền, mặc cho người đua đòi chạy theo bao thú vui phù phiếm, ông vẫn giữ tâm thế bình thản, điềm nhiên với cuộc sống thanh bần mình đã chọn. Trước hết ta phải hiểu cái nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm không phải là kiểu nhàn hưởng lạc, nhàn lười biếng vì không quan tâm sự đời hướng đến cái nhàn trong tâm, không vướng bận danh lợi đua chen, tâm nhàn chứ thân không nhàn.. Nhàn dần được gửi ra đầy đủ hơn ở câu thơ thứ hai “Thơ thẩn dầu ai vui thú nào”. “Thơ thẩn” là từ láy tượng hình gợi tư thế kết hợp với biện pháp đảo ngữ đẩy từ “thơ thẩn” lên đầu câu như càng nhấn mạnh hơn phong thái ung dung, chậm rãi thảnh thơi, không tính toán, không bon chen. Nhịp thơ 2/5 như tách câu thơ thành hai vế, một bên là trạng thái “thơ thẩn” của trạng Trình với một bên là “dầu ai vui thú nào” - chính là cuộc sống ngoài kia, là lựa chọn của số đông. Trong lời thơ không một chút băn khoăn, đắn đo mà là lời khẳng định chắc nịch lại nhẹ nhàng của một người đã thấu tỏ triết lý cuộc đời và thấu hiểu những mong muốn của bản thân mình.
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.​
Hai câu thơ tạo nên bức tranh tứ bình bốn mùa tuyệt đẹp về cuộc sống thanh cao của một con người trở về với tự nhiên, sống một cách nhàn tản, an yên không chút vướng bận với cõi nhân gian.. Ở hai câu thực, phép đối tương phản tạo ra sự đối lập gay gắt thì ở hai câu luận này, phép đối tương hổ tạo ra một kết cấu cân xứng hoàn hảo. Ta chú ý đến hai động từ chính trong 2 câu thơ: điệp từ “ăn”, “tắm” kết hợp với các hình ảnh liệt kê “măng trúc”, “giá”, “hồ sen”, “ao” cùng với các từ chỉ thời gian. Đó là 2 nhu cầu tối thiểu nhất của con người. Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm rất đơn giản, chỉ cần ăn đủ để sống và tắm để sạch. Cuộc sống giản dị ấy được thiên nhiên che chở, đất trời là tặng phẩm là nguồn sống có sẵn không cần phải đua đòi hay tranh giành mới có được. Hay nói đúng ông sống thuận lẽ tự nhiên, mùa nào thức ấy, có chi dùng nấy, rất thong dong, trong lành. Nguyễn Bỉnh Khiêm tả về cuộc sống bình dị của mình tuy nghèo mà không hèn, giọng điệu lại rất lạc quan, sắc thái vô cùng tươi sáng. Không chỉ là những món ăn mà “trúc” và “sen” còn gợi tới phẩm chất, khí tiết thanh cao của người quân tử. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã đưa tới trước mắt người đọc một khía cạnh khác nữa của nhàn. Nhàn là sống thuận theo tự nhiên, là sống hòa hợp giữa con người với thiên nhiên và cuộc sống xung quanh. Như vậy có thể thấy, nhàn không chỉ trong công việc, trong lựa chọn mà nhàn còn hiện hữu trong chính những sinh hoạt thường ngày.
Nếu như hai câu thơ đầu trong bài đưa đến cho người đọc vẻ đẹp nơi cuộc sống thì hai câu thơ sau lại dẫn người ta tới một vẻ đẹp nhân cách trong cách lựa chọn của người thi sĩ:
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao.​
Cặp câu thực này đã được Nguyễn Bỉnh Khiêm sử dụng phép đối tương phản, một bên là “ta” với “dại” ở nơi “vắng vẻ”, một bên là “người”, là “khôn”, ở “chốn lao xao”. “Ta” muốn sống ở nơi vắng vẻ hay chính là tìm đến chốn thiên nhiên thuần khiết để sống tự do, an yên, để giữ cho tâm hồn thành thơi, nhân cách thanh tao. Đó không phải là lánh đời, là xuất thế mà là cách lựa chọn để làm những điều mình thích, để rũ sạch bụi trần. Còn “người”? “Người” thì tới “chốn lao xao” hay chính là nơi quan trường ồn á, xô bồ, nơi danh lợi bon chen. “Chốn lao xao” phải chăng chính là nơi quan trường, là nơi con người chạy đua, tranh giành về quyền lợi, vật chất, tiền tài. Vì những danh lợi đó mà ở chỗ lao xao con người sẵn sàng làm mọi hành động trái với luân thường đạo lý để đạt được mục đích của riêng mình. “Nơi vắng vẻ” gợi đến vùng quê dân dã, gắn liền với thiên nhiên, mang lại cho con người cái “an”; còn “chốn lao xao” lại là đua chen quan trường hay chính là ẩn chứa cái “nguy”. Nguyễn Bỉnh Khiêm tự nhận mình là “dại” còn cho rằng người là “khôn” vì dại - khôn đối lập nhau mà những lựa chọn cũng trái ngược hẳn. Cách ngắt nhịp 2/5 trong hai câu thơ thể hiện cảm xúc sung sướng của con người trong khoảnh khắc buồn ngộ ra chân lý đồng thời thể hiện tâm trạng thảnh thơi, thanh thản của một nhân cách thanh cao thoát ra khỏi vòng danh lợi . Cái nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm xét ở một khía cạnh nào đó chỉ là một phản ứng bất đắc dĩ đối với thời cuộc để giữ gìn nhân cách của mình chứ nó không phải là lí tưởng sống.
Kết lại bài thơ, vẻ đẹp nhân cách nhà thơ lại nhiều lần rực rỡ qua cách ông suy nghĩ về “thú vui” sống nhàn:
Rượu đến bóng cây ta uống,
Nhìn thấy phú quý cổng bao.​
Ở đây tác giả sử dụng điện Thuần Vu Phần uống rượu nói ngủ dưới gốc cây rồi mơ thấy mình ở nước Hoè An được công nhận, chỉ có một giấc mộng, dưới cành lá hướng Nam chỉ có một tổ kiến mà thôi. Sử dụng điển tích ấy, tác giả đã nói lên thái độ coi thường công danh phú quý. Phú quý tiền bạc đối với ông chỉ là cuộc sống của những kẻ xấu xa, tầm thường. Điều đó ông vẫn căm ghét và phê phán trong bài thơ “Thói đòi”:
Ở thế mới hay người bạc ác
Giàu thì tìm đến khó tìm lui.​
Đối với Nguyễn Bỉnh Khiêm - một người tài hoa, trí tuệ thì phú quý chỉ là một giấc chiêm bao. Chính ông đã từng đỗ Trạng nguyên, làm quan lớn có tiếng và được trọng dụng. Tuy nhiên, tiền bạc của cải không phải là điều mà ông nghĩ đến và tham vọng. Đó không phải là mục đích, lẽ sống của ông. Với ông phú quý chỉ là chiêm bao, tỉnh dậy sẽ tan biến, không bao giờ là mãi mãi. Điều đó cho thấy một nhân cách lớn một trí tuệ lớn. Hai từ “đến”, “sẽ” được đặt nối tiếp như một sự chủ động đón nhận chứ đâu phải thẳng thốt tiếc nuối như Thuần Vu Phần khi tỉnh mộng năm xưa? Sự ung dung tự tại đó một lần nữa nâng tầm nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm. “Nhìn xem” là cái nhìn của một người đứng ngoài, đứng cao hơn mà nhìn, mà đánh giá. Vì thế trong ánh mắt “nhìn xem” có cái thanh tao, xa lánh danh lợi, có cái nhìn, cái cười mỉa mai với những kẻ tham lam đua tranh. Nguyễn Bỉnh khiêm đã thoát khỏi cái vòng quay đó để vui với thú vui của mình. Nhưng nhà thơ tìm đến rượu liệu có phải để say, để vui? Dường như đó là một tâm sự giấu kín. Là một nhà nho nhưng lại không thể cống hiến, sự lánh đời chỉ là một điều bất đắc dĩ, ông chọn ở ẩn là để giữ gìn nhân cách, xa lánh danh lợi chứ đâu phải là để quay lưng với cuộc đời, với đất nước, với nhân dân
Bài thơ với tám câu sử dụng thể thơ thất ngôn bát cú mang đậm bản sắc dân tộc đến tài tình kết hợp với giọng thơ nhẹ nhàng, hóm hỉnh cho ra những vần thơ vô cùng ý nghĩa, dễ đọc, dễ hiểu. Ngôn từ giản dị mà tinh tế, lồng ghép khéo léo cùng với các điền tích điền cố cũng những hình ảnh, động từ đầy giản dị, thanh cao đã góp phần tạo nên một thi phẩm. Mỗi câu thơ là một lời đúc kết về vẻ đẹp cuộc sống và nhân cách nơi tâm hồn của nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm Một chữ “nhàn” nhưng lại khái quát toàn bộ triết trí, tình cảm, trí tuệ của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đồng thời bộc lộ trọn vẹn một nhân cách của bậc đại hiền tìm về với thiên nhiên, với cuộc sống bình dân thôn giã chốn làng quê để đối lập với cả xã hội phong kiến trên con đường suy vi thối nát
Vì vậy, quả không sai khi nói rằng "Bài thơ nhàn thể hiện vẻ đẹp cuộc sống và vẻ đẹp nhân cách của nhà nho Nguyễn Bỉnh Khiêm". Hơn cả những triết lý đề cao lối sống thanh cao, coi thường phú quý, bài thơ Nhàn nhưng ẩn sau trong đó vẻ đẹp nơi cuộc sống, nơi nhân cách của người thi sĩ vượt qua mọi cám dỗ nơi cuộc sống tầm thường, tìm về nơi thiên nhiên thanh sạch để giữ vững nhân cách. Chính những đặc sắc đó đã khiến cho bài thơ vượt qua giới hạn của một bài thơ giáo huấn để trở nên hấp dẫn hơn. Bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm có lẽ vì thế đã vượt qua thử thách thời gian để sống mãi trong lòng bạn đọc, vượt qua khoảng cách về thời đại, về văn hóa để trở nên hấp dẫn hơn.

Mọi người xem và nhân xét giúp em nhé <3 thứ 2 em thi mất rùi
 

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
Nguyễn Bỉnh Khiêm sống gần như trọn vẹn trong một thế kỷ, chứng kiến những biến thiên, thăng trầm của lịch sử . Ấy thế mới nói mỗi một tác phẩm thơ của ông đều vượt lên sức mạnh của thời gian, của lòng người, ẩn chứa trong đó những quan niệm, triết lí sâu sắc về con người, thời đại mà cho đến tận ngày nay người ta vẫn phải suy ngẫm. Với “Nhàn”, ngoài những quan niệm và triết lý sống ra, “vẻ đẹp cuộc sống và vẻ đẹp nhân cách của nhà nho Nguyễn Bỉnh Khiêm" là điều tuyệt vời hơn cả. Bài thơ chỉ duy nhất tám câu nhưng lại có thể khái quát được vẻ đẹp nơi tâm hồn người thi sĩ:
Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao.
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Rượu đến cội cây ta sẽ uống,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.​
Nguyễn Bỉnh Khiêm - một nhà thơ lớn, một nhà trí thức Nho học lỗi lạc của nước ta vào thế kỷ XVI. Thơ của ông phần lớn đậm chất triết lý giáo huấn, ngợi ca chí khí và thú thanh nhàn của kẻ sĩ; đồng thời phê phán những điều xấu xa trong xã hội. Nhàn là một trong những tác phẩm nổi tiếng được rút ra trong tập “Bạch vân quốc ngữ thi”. Bài thơ chính là lời tuyên ngôn cho một quan niệm sống mới, lối sống thanh nhàn, hòa hợp với thiên nhiên và qua từng dòng thơ, vẻ đẹp của cuộc sống và nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm hiện lên rõ nét hơn bao giờ hết.
Mở đầu bài thơ chính là bức tranh về vẻ đẹp cuộc sống nhàn nhã, ung dung của tác giả:
Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.​
Bằng cách sử dụng điệp từ “một” kết hợp với các hình ảnh: “mai”, “cuốc”, “cần câu” cùng với cách ngắt nhịp 2/2/3 đều, chậm vừa phải, câu thơ đầu diễn tả trạng thái ung dung, nhàn tản của kẻ sĩ khi trở về thôn quê. Với cách điệp số từ một…một…một, câu thơ thể hiện tư thế sẵn sàng của Nguyễn Bỉnh Khiêm cho một cuộc sống bình dị, giản đơn. ông chấp nhận cuộc sống cần lao của một lão nông tri điền, mặc cho người đua đòi chạy theo bao thú vui phù phiếm, ông vẫn giữ tâm thế bình thản, điềm nhiên với cuộc sống thanh bần mình đã chọn. Trước hết ta phải hiểu cái nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm không phải là kiểu nhàn hưởng lạc, nhàn lười biếng vì không quan tâm sự đời hướng đến cái nhàn trong tâm, không vướng bận danh lợi đua chen, tâm nhàn chứ thân không nhàn.. Nhàn dần được gửi ra đầy đủ hơn ở câu thơ thứ hai “Thơ thẩn dầu ai vui thú nào”. “Thơ thẩn” là từ láy tượng hình gợi tư thế kết hợp với biện pháp đảo ngữ đẩy từ “thơ thẩn” lên đầu câu như càng nhấn mạnh hơn phong thái ung dung, chậm rãi thảnh thơi, không tính toán, không bon chen. Nhịp thơ 2/5 như tách câu thơ thành hai vế, một bên là trạng thái “thơ thẩn” của trạng Trình với một bên là “dầu ai vui thú nào” - chính là cuộc sống ngoài kia, là lựa chọn của số đông. Trong lời thơ không một chút băn khoăn, đắn đo mà là lời khẳng định chắc nịch lại nhẹ nhàng của một người đã thấu tỏ triết lý cuộc đời và thấu hiểu những mong muốn của bản thân mình.
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.​
Hai câu thơ tạo nên bức tranh tứ bình bốn mùa tuyệt đẹp về cuộc sống thanh cao của một con người trở về với tự nhiên, sống một cách nhàn tản, an yên không chút vướng bận với cõi nhân gian.. Ở hai câu thực, phép đối tương phản tạo ra sự đối lập gay gắt thì ở hai câu luận này, phép đối tương hổ tạo ra một kết cấu cân xứng hoàn hảo. Ta chú ý đến hai động từ chính trong 2 câu thơ: điệp từ “ăn”, “tắm” kết hợp với các hình ảnh liệt kê “măng trúc”, “giá”, “hồ sen”, “ao” cùng với các từ chỉ thời gian. Đó là 2 nhu cầu tối thiểu nhất của con người. Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm rất đơn giản, chỉ cần ăn đủ để sống và tắm để sạch. Cuộc sống giản dị ấy được thiên nhiên che chở, đất trời là tặng phẩm là nguồn sống có sẵn không cần phải đua đòi hay tranh giành mới có được. Hay nói đúng ông sống thuận lẽ tự nhiên, mùa nào thức ấy, có chi dùng nấy, rất thong dong, trong lành. Nguyễn Bỉnh Khiêm tả về cuộc sống bình dị của mình tuy nghèo mà không hèn, giọng điệu lại rất lạc quan, sắc thái vô cùng tươi sáng. Không chỉ là những món ăn mà “trúc” và “sen” còn gợi tới phẩm chất, khí tiết thanh cao của người quân tử. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã đưa tới trước mắt người đọc một khía cạnh khác nữa của nhàn. Nhàn là sống thuận theo tự nhiên, là sống hòa hợp giữa con người với thiên nhiên và cuộc sống xung quanh. Như vậy có thể thấy, nhàn không chỉ trong công việc, trong lựa chọn mà nhàn còn hiện hữu trong chính những sinh hoạt thường ngày.
Nếu như hai câu thơ đầu trong bài đưa đến cho người đọc vẻ đẹp nơi cuộc sống thì hai câu thơ sau lại dẫn người ta tới một vẻ đẹp nhân cách trong cách lựa chọn của người thi sĩ:
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao.​
Cặp câu thực này đã được Nguyễn Bỉnh Khiêm sử dụng phép đối tương phản, một bên là “ta” với “dại” ở nơi “vắng vẻ”, một bên là “người”, là “khôn”, ở “chốn lao xao”. “Ta” muốn sống ở nơi vắng vẻ hay chính là tìm đến chốn thiên nhiên thuần khiết để sống tự do, an yên, để giữ cho tâm hồn thành thơi, nhân cách thanh tao. Đó không phải là lánh đời, là xuất thế mà là cách lựa chọn để làm những điều mình thích, để rũ sạch bụi trần. Còn “người”? “Người” thì tới “chốn lao xao” hay chính là nơi quan trường ồn á, xô bồ, nơi danh lợi bon chen. “Chốn lao xao” phải chăng chính là nơi quan trường, là nơi con người chạy đua, tranh giành về quyền lợi, vật chất, tiền tài. Vì những danh lợi đó mà ở chỗ lao xao con người sẵn sàng làm mọi hành động trái với luân thường đạo lý để đạt được mục đích của riêng mình. “Nơi vắng vẻ” gợi đến vùng quê dân dã, gắn liền với thiên nhiên, mang lại cho con người cái “an”; còn “chốn lao xao” lại là đua chen quan trường hay chính là ẩn chứa cái “nguy”. Nguyễn Bỉnh Khiêm tự nhận mình là “dại” còn cho rằng người là “khôn” vì dại - khôn đối lập nhau mà những lựa chọn cũng trái ngược hẳn. Cách ngắt nhịp 2/5 trong hai câu thơ thể hiện cảm xúc sung sướng của con người trong khoảnh khắc buồn ngộ ra chân lý đồng thời thể hiện tâm trạng thảnh thơi, thanh thản của một nhân cách thanh cao thoát ra khỏi vòng danh lợi . Cái nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm xét ở một khía cạnh nào đó chỉ là một phản ứng bất đắc dĩ đối với thời cuộc để giữ gìn nhân cách của mình chứ nó không phải là lí tưởng sống.
Kết lại bài thơ, vẻ đẹp nhân cách nhà thơ lại nhiều lần rực rỡ qua cách ông suy nghĩ về “thú vui” sống nhàn:
Rượu đến bóng cây ta uống,
Nhìn thấy phú quý cổng bao.​
Ở đây tác giả sử dụng điện Thuần Vu Phần uống rượu nói ngủ dưới gốc cây rồi mơ thấy mình ở nước Hoè An được công nhận, chỉ có một giấc mộng, dưới cành lá hướng Nam chỉ có một tổ kiến mà thôi. Sử dụng điển tích ấy, tác giả đã nói lên thái độ coi thường công danh phú quý. Phú quý tiền bạc đối với ông chỉ là cuộc sống của những kẻ xấu xa, tầm thường. Điều đó ông vẫn căm ghét và phê phán trong bài thơ “Thói đòi”:
Ở thế mới hay người bạc ác
Giàu thì tìm đến khó tìm lui.​
Đối với Nguyễn Bỉnh Khiêm - một người tài hoa, trí tuệ thì phú quý chỉ là một giấc chiêm bao. Chính ông đã từng đỗ Trạng nguyên, làm quan lớn có tiếng và được trọng dụng. Tuy nhiên, tiền bạc của cải không phải là điều mà ông nghĩ đến và tham vọng. Đó không phải là mục đích, lẽ sống của ông. Với ông phú quý chỉ là chiêm bao, tỉnh dậy sẽ tan biến, không bao giờ là mãi mãi. Điều đó cho thấy một nhân cách lớn một trí tuệ lớn. Hai từ “đến”, “sẽ” được đặt nối tiếp như một sự chủ động đón nhận chứ đâu phải thẳng thốt tiếc nuối như Thuần Vu Phần khi tỉnh mộng năm xưa? Sự ung dung tự tại đó một lần nữa nâng tầm nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm. “Nhìn xem” là cái nhìn của một người đứng ngoài, đứng cao hơn mà nhìn, mà đánh giá. Vì thế trong ánh mắt “nhìn xem” có cái thanh tao, xa lánh danh lợi, có cái nhìn, cái cười mỉa mai với những kẻ tham lam đua tranh. Nguyễn Bỉnh khiêm đã thoát khỏi cái vòng quay đó để vui với thú vui của mình. Nhưng nhà thơ tìm đến rượu liệu có phải để say, để vui? Dường như đó là một tâm sự giấu kín. Là một nhà nho nhưng lại không thể cống hiến, sự lánh đời chỉ là một điều bất đắc dĩ, ông chọn ở ẩn là để giữ gìn nhân cách, xa lánh danh lợi chứ đâu phải là để quay lưng với cuộc đời, với đất nước, với nhân dân
Bài thơ với tám câu sử dụng thể thơ thất ngôn bát cú mang đậm bản sắc dân tộc đến tài tình kết hợp với giọng thơ nhẹ nhàng, hóm hỉnh cho ra những vần thơ vô cùng ý nghĩa, dễ đọc, dễ hiểu. Ngôn từ giản dị mà tinh tế, lồng ghép khéo léo cùng với các điền tích điền cố cũng những hình ảnh, động từ đầy giản dị, thanh cao đã góp phần tạo nên một thi phẩm. Mỗi câu thơ là một lời đúc kết về vẻ đẹp cuộc sống và nhân cách nơi tâm hồn của nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm Một chữ “nhàn” nhưng lại khái quát toàn bộ triết trí, tình cảm, trí tuệ của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đồng thời bộc lộ trọn vẹn một nhân cách của bậc đại hiền tìm về với thiên nhiên, với cuộc sống bình dân thôn giã chốn làng quê để đối lập với cả xã hội phong kiến trên con đường suy vi thối nát
Vì vậy, quả không sai khi nói rằng "Bài thơ nhàn thể hiện vẻ đẹp cuộc sống và vẻ đẹp nhân cách của nhà nho Nguyễn Bỉnh Khiêm". Hơn cả những triết lý đề cao lối sống thanh cao, coi thường phú quý, bài thơ Nhàn nhưng ẩn sau trong đó vẻ đẹp nơi cuộc sống, nơi nhân cách của người thi sĩ vượt qua mọi cám dỗ nơi cuộc sống tầm thường, tìm về nơi thiên nhiên thanh sạch để giữ vững nhân cách. Chính những đặc sắc đó đã khiến cho bài thơ vượt qua giới hạn của một bài thơ giáo huấn để trở nên hấp dẫn hơn. Bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm có lẽ vì thế đã vượt qua thử thách thời gian để sống mãi trong lòng bạn đọc, vượt qua khoảng cách về thời đại, về văn hóa để trở nên hấp dẫn hơn.

Mọi người xem và nhân xét giúp em nhé <3 thứ 2 em thi mất rùi
Bài viết khá ổn và nắm được ý tứ rất tốt, chúc em thi tốt nhé
 
Top Bottom