Đề chuyên văn khối THPT ĐH Sư phạm HN, 2008

G

Godot

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề thi Tuyển sinh vào lớp 10 chuyên Văn, khối THPT Đại học Sư phạm Hà Nội 2008
Thời gian làm bài: 150 phút


Câu 1. Em hãy phân tích ý nghĩa của biện pháp tu từ trong những câu thơ sau:
"Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ"
(Quê hương - Tế Hanh)

Câu 2:
"Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng"
(Nói với con, Y Phương)

1. Khi viết đoạn văn (theo kiểu diễn dịch) cảm nhận về những câu thơ trên, một bạn học sinh đã mở đầu đoạn văn của mình với câu chủ đề (câu chốt): "Những câu thơ trên thể hiện niềm mong ước, giục giã của cha để con sống có ý chí, kế tục truyền thống cao đẹp của quê hương". Theo em, câu chốt ấy có sát không? Hãy giải thích ngắn gọn ý kiến của mình.

2. Hãy viết đoạn văn từ 7 đến 8 câu theo kiểu diễn dịch để nêu cảm nhận của em về khổ thơ trên. Trong đoạn văn, em hãy sử dụng ít nhất hai phép liên kết câu (gạch dưới những từ ngữ này).

Câu 3. Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long), từ đó nêu ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm này.

Hết.
 
Q

quinhmei

Trong đáp án của hocmai.vn thì Câu 1 chỉ có biện pháp nhân hóa (Con thuyền có thể "im", "mỏi"."trở về nằm", rồi "nghe"...) Nhưng theo mình, ngoài biện pháp nhân hóa còn cần phải có biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, từ thính giác ("nghe") chuyển sang vị giác ("chất muối thấm"). Nếu chỉ là nhân hóa đơn thuần thỉ sẽ làm mất đi vẻ tinh tế của câu thơ. Có ai nghĩ như mình không?
 
G

Godot

quinhmei said:
Trong đáp án của hocmai.vn thì Câu 1 chỉ có biện pháp nhân hóa (Con thuyền có thể "im", "mỏi"."trở về nằm", rồi "nghe"...) Nhưng theo mình, ngoài biện pháp nhân hóa còn cần phải có biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, từ thính giác ("nghe") chuyển sang vị giác ("chất muối thấm"). Nếu chỉ là nhân hóa đơn thuần thỉ sẽ làm mất đi vẻ tinh tế của câu thơ. Có ai nghĩ như mình không?

>:D< >:D< >:D< >:D<

Cám ơn quinhmei rất nhiều. Quả thật, không chỉ nắm chắc về các kiến thức về biện pháp tu từ, bạn còn có một cảm nhận rất tinh tế và chính xác. Góp ý của em đã được các anh chị tiếp thu và bổ sung thêm cho đáp án đề thi thêm đầy đủ. Mong quinhmei cùng tất cả các mem cùng góp sức xây dựng box Văn THCS của chúng ta ngày càng phát triển, không thua kém các anh chị bên Văn THPT nhé.

Một lần nữa cám ơn quinhmei rất nhiều.
 
M

maibau

ai có đề văn chuyên sư phạm các năm gần đây làm ơn gửi cho em với...thanks mọi ng nhìu
 
M

maibau

các bạn ơi,đề văn nè

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TRUNG HỌCPHỔ THÔNG
ĐĂK LĂK NĂM HỌC: 2011 – 2012

ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn thi: Ngữ Văn
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề

Câu 1. (2,0 điểm)
Hãy chỉ ra những thành phần tìnhthái, cảm thán trong các câu văn sau:
a/ Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sángtác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.
(Trích “Lặng lẽ Sa Pa”-Nguyễn Thành Long)
b/ Họa sĩ thầm nghĩ: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tướcdọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”.
(Trích “Lặng lẽ Sa Pa”-Nguyễn Thành Long)

Câu 2. (3,0 điểm)
Viết một bài văn ngắn (khoảng200 từ) bàn về vai trò của sách trong cuộc sống.

Câu 3. (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh(chị) về hai khổ thơ sau trong bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh:
“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về

Sông được lúc dềnh dàng
Chimbắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”…

(Trích trang 70, SGK Ngữvăn 9, tập II, NXB GD năm 2010)
 
Top Bottom