Đề báo bảng trường mình nè

H

hungpt1996vp

Last edited by a moderator:
H

hungpt1996vp

ai vào làm hộ tui đi , mai là phải nộp rồi. Làm xong tui thanks mà
 
Last edited by a moderator:
D

diamond_jelly95

Câu 1: Hãy phân tích một số bài thơ của Hồ Chủ Tịch để làm nổi rõ bức tranh thiên nhiên và tâm hồn nhà thơ ẩn chứa trong đó
bài thơ ''Ngắm trăng'' nhé
''Ngắm trăng'' của HCM nói về tình yêu thiên nhiên sâu sắc của ng chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh tù đầy :
''Trong tù ko rượu cũng ko hoa
........................................
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ''
Ko giống như nhữg thi nhân khác, Bác ngắm trăng trg 1 h/cảnh rất đặc biệt: trong ngục tù ko có điều kiện nào để ngắm trăng. Trong tù thiếu thốn đủ thứ nhưg bác chỉ nhắc tới rượu và hoa, nhữg thứ cần thiết đối với thi nhân. Uống rượu trước trăng và hoa như thế mới tao nhã, mới thêm phần thi vị. Thi nhân xưa thường ngắm trăng khi tâm hồn thư thái thảnh thơi, cho nên trc trăng Bác cũng muốn mình đẹp hơn tươm tất hơn. Trong cảnh tối tăm của nhà tù, trc vẻ đẹp của đêm trăng bất ngờ tới, Người ko khỏi xốn xao, bối rối và trg chốc lát có phần luống cuống. Người ngắm trăng bằng tình yêu trăng. Đó là tâm hồn nghệ sĩ đích thực tha thiết yêu thiên nhiên. Ng đã thực sự quên đi hiện thực khó khăn để tận hưởng vẻ đạp của t/nhiên. Ng ngắm trăng trg 1 tư thế lặng lẽ đầy say mê. Trăng dường như cũng xuyên thấu nhà tù để đáp nhìn an ủi, chia sẻ vs Ng. Bác ko chỉ thấy trăng đẹp, thấy yêu trăng mà còn thấy mình đc yêu. Trăng và ng đã chủ động tìm đến vs nhau, bằng sức mạnh của tình yêu, yêu cái đẹp và yêu sự tự do. Trăng và ng đều là hoá thân của Bác, của 1 tâm hồn vừa là chiến sĩ vừa là nghệ sĩ và vô cùng yêu tn. Cuộc sống nhà tù ko thể nào ngăn cản tâm hồn và tinh thần ngoài lao của Ng. Tuy sống trong tù nhưg Ng vẫn làm thơ, vẫn ngắm trăng, điều đó thể hiện tinh thần lạc quan, vượt lên trên hoàn cảnh của Bac
 
H

hungpt1996vp

phải phân tích một số bài thơ mà. bạn mới phân tích có 1 bài, lam ơn giúp mình phân tích 1 số bài nữa đi
 
D

diamond_jelly95

phải phân tích một số bài thơ mà. bạn mới phân tích có 1 bài, lam ơn giúp mình phân tích 1 số bài nữa đi
Tiếp nhé viết cùng chung 1 bài đi
Không chỉ trong lúc bị giam cầm trong 4 bức tường nhà tù mà ngay cả trên bước đường chuyển từ nhà lao này sang nhà lao khác, Bác vẫn dành tình yêu cho thiên nhiên:
'' Đi đường mới biết gian lao
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng''
(Đi đường)
Trong hoàn cảnh tù ngục chân cùm, tay trói, bị áp giải rất nặng nề nhưng Người vẫn thả mình vào thiên nhiên, với cảnh núi non hùng vĩ. Dường như ở hai câu thơ chúng ta thấy toát lên niềm vui thích của Người khi được thưởng thức thiên nhiên, hoà mình vào cây cối, chim muông...Gian lao, khó khăn là vậy, song nếu như được sống giữa thiên nhiên, Người vẫn cảm thấy vô cùng hanh phúc, thích thú, dường như quên hết nhữg cơ cực mà thân thể đang chịu đựng.
 
P

pham_khanh_1995

RẰM THÁNG GIÊNG
- Cảnh đêm rằm trong bài thơ tuyệt đẹp. Nhưng đẹp nhất vẫn là phong thái của Bác, giữa sóng to gió lớn của cuộc chiến đấu, vẫn bình tĩnh và bình dị như không.
- Cảnh trăng nước bát ngát mà không hiu quạnh, tràn đầy mà không rợn ngợp. Đúng là hình ảnh một tâm hồn rất giàu, rất khoẻ, tưởng chừng chứa đựng cả sức xuân dạt dào của đất trời, sông núi.
Bài tứ tuyệt được kết thúc bằng động tác lướt đi phơi phới của một con thuyền đầy trăng, trên đó những người chèo lái cuộc kháng chiến vừa gặt về một mùa ánh sáng rực rỡ trên cánh đồng tương lai của đất nước.
CẢNH KHUYA
Ban ngày vì lẫn trong muôn nghìn tạp âm khác, ta rất khó nghe tiếng suối chảy, nhưng ban đêm, nhất là càng về khuya, tiếng suối mới hiện ra rõ rì rầm như cơn mưa từ xa đang đến.
Tiếng suối trong như tiếng hát xa.
Với Bác, tiếng suối như tiếng hát. Cách ví ấy vừa mới mẻ, vừa gợi lên những tình cảm bạn bè thân thiết giữa con người với thiên nhiên.
Trong không khí thanh vắng, trên cái nền âm thanh là tiếng suối xa xa trong trẻo, hiện lên trước mắt một bức tranh thuỷ mặc với những mảng trắng đen rất rõ :
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Một cảnh lớn, nét bút đậm, như vút lên cao; ánh trăng khuya chiếu sáng rõ cây cổ thụ giữa rừng khuya. Trăng tượng trưng cho sự hiền hoà, thanh cao. Cổ thụ tượng trưng cho sự bền vững từng trải.
Bức tranh có cái đẹp kì vĩ, lẫn cái đẹp tinh tế. Hai câu mà có đủ : nào rừng, nào suối; nào cổ thụ, nào hoa. Và trên hết lá một ánh trăng rất sáng, sáng lắm mới chiếu rõ được hoa rừng : trăng về khuya.
Tiếp đến câu thứ ba tổng kết hai câu trên và chỉ ra một hệ quả :
Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ.
Vâng, ai có thể nỡ ngủ cho đành trong cảnh rừng trăng rất đẹp. Nhưng không, với Bác chỉ đơn giản là do :
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Với câu kết này tinh thần bài thơ đã hoàn toàn đổi mới . Nhà nghệ sĩ cốt cách phương Đông đã hiển nhiên thành nhà cách mạng hiện đại.
 
H

hungpt1996vp

thanks kiu các bạn nha, thanks nhìu 1111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111100000000000000000000000000000000000000000
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom