Văn 12 Đề bài: Phải chăng từ bỏ đồng nghĩa chấp nhận thất bại

realjacker07

Học sinh gương mẫu
Thành viên
11 Tháng ba 2017
1,930
3,130
426
Hà Nội
Trường Đời
:Tonton3:Tonton3 Cứu vớt em với ạ em cần dàn ý thôi cũng được
Em cảm ơn
Đề bài này mở đấy :v Thực ra tài liệu trên mạng liên quan đến vấn đề này lại rất nhiều, chủ yếu đến từ mấy trang sống deep các thứ. Mình có dẫn 2 ví dụ và ý kiến riêng của mình ở dưới hai bài ấy nhé.

Sống Chậm: Sao cứ bắt bản thân sống mãi trong sự cố gắng, từ bỏ đúng lúc cũng là thành công cơ mà?

Hãy tập cho mình dũng khí để đối diện với thất bại của bản thân; hãy học cách chấp nhận hiện tại mình đang ở đâu, như thế nào để đưa ra quyết định sáng suốt. Lúc bắt đầu quyết định làm một việc gì đó, chúng ta thường có cái gọi là "động lực" để tiếp lửa cho bản thân theo đuổi. Thế nhưng, khi cái động lực đó bỏ ta mà đi, bắt ta một mình chơi vơi giữa cuộc sống, ta lại không dám từ bỏ thứ đang gây tổn thương cho bản thân.


Nhiều người hay nhắc về sự cố gắng, bắt bản thân phải "nhớ lại lí do bắt đầu", nhớ rằng mình đã có động lực thế nào để bước trên con đường đang đi. Để rồi từ đó ép mình phải sống trong guồng quay của hiện tại, không cho phép và không chấp nhận mình được từ bỏ.

Vì trong tiềm thức, "từ bỏ" đồng nghĩa và thường được đánh đồng với "thất bại". Và hiển nhiên, chẳng ai chọn thất bại, cũng không ai mong muốn nó.
song-cham-hoc-cach-tu-bo-de-bat-dau-a04e45cb.jpg


"Rất ghét công việc hiện tại nhưng vì lương cao nên vẫn làm.
Rất ghét công việc hiện tại nhưng vì sợ không tìm được việc mới nên vẫn làm.
Rất ghét làm nhà nước nhưng vì ổn định nên vẫn làm.
Muốn tìm môi trường mới nhưng ngại bắt đầu từng tí một nên vẫn chấp nhận chôn chân chỗ tẻ nhạt.
Tổn thương đấy, nhưng không tìm thấy ai thay thế nên vẫn chấp nhận yêu một người không tốt."

Bạn đã bao giờ nghe thấy, hoặc, tự bản thân mình là người đưa ra một trong số những câu trả lời trên hay chưa?

Chắc chắn là có!


Đa số nhiều người thường ngại từ bỏ một điều quen thuộc để bắt đầu bằng một thứ mới. Họ cho rằng mình đã mất thời gian, mất cả sự cố gắng trên một quãng đường dài thì bản thân không được phép đặt dấu chấm hết. Bởi khi từ bỏ, không chỉ bản thân mất đi những thứ đã có, mà nó còn là lòng tự trọng, còn là "cái nhìn" của người khác vào bản thân mình.

Thế rồi trên suốt cả chặng đường dài, cả thể xác lẫn tinh thần luôn phải mệt mỏi bởi cả những điều nhỏ nhặt. Tự bản thân áp lực khi mỗi ngày mở mắt thức dậy bằng cái vươn vai cùng tiếng thở dài thườn thượt, không có cái gọi là "mỗi ngày ... là một ngày vui". Cứ mải lao theo con thuyền mình đã lỡ bước lên và phóng ra biển. Cứ thế ngày qua ngày, vẫn gương mặt đó, vẫn vóc dáng đó, nhưng chỉ có một điều là bạn không đủ tỉnh táo để nhân ra rằng bạn đã và đang phải đánh đổi rất nhiều.
song-cham-hoc-cach-tu-bo-de-bat-dau-d74af3b2.jpg

Ngày hôm nay, bạn mệt mỏi với chiếc bàn giấy, bản mải mể tỉ mẩn với những cảm xúc của mình vì thực tại không ưng ý. Cuộc sống của bạn bỗng dưng bận rộn, nhưng cái bận đó thực tế không làm bạn khá hơn, không giúp bạn kiếm ra tiền, cũng chẳng mang lại kinh nghiệm.

Mà cái bận đó chỉ khiến bạn đang dần mất đi những cơ hội tuyệt vời khác đang tồn tại ở ngoài kia. Nó cũng giống như khi bạn quyết định ngồi vào một chỗ, chấp nhận cái ghế đó không vừa với người bạn, nhưng bạn lười đứng dậy, ngại thay đổi để tìm một chỗ ngồi mới. Bạn sẽ chỉ chôn chân mãi một chỗ, có thể nó tốt hơn nhiều chỗ phía sau, thế nhưng, những chiếc ghế tốt hơn vẫn còn nhiều cơ mà.

Tư duy lười, bản tính ngại khiến bạn đang dần chấp nhận những thứ xung quanh ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của bạn.

Đừng!

song-cham-hoc-cach-tu-bo-de-bat-dau-b1926002.jpg


Cuộc đời không phải là một quãng đường trải đầy thảm đó, nhưng cũng chẳng ai bắt buộc bạn phải bước trên những mảnh sành. Đừng tự cho rằng mình đúng, cố chấp bảo thủ rằng thứ mình đang thực hiện là thứ tốt nhất cho bản thân. Hãy ngồi lại rồi ngẫm nghĩ rằng sau tất cả quãng thời đó, "được" và "mất", cái nào đang chiếm phần đa?

Là chằng chịt những "vết rách" trong cảm xúc, là nước mắt, là mệt mỏi ư? Vậy bạn còn muốn tiếp tục để làm gì? Nếu phần đa đoạn đường bạn đã thất bại như vậy, bước tiếp để làm gì nữa?

Phép màu ư? Không, đâu không phải là câu chuyện cổ tích, và cũng chẳng có ông bụt, bà tiên nào đứng ra cứu rỗi cuộc đời đầy bất hạnh đâu. Cuộc sống của bạn, hãy tự thay đổi thôi.

Bạn phải biết đâu là thứ bạn xứng đáng để theo đuổi, để không từ bỏ. Muốn thế, trước tiên phải biết từ bỏ đi những cái khiến bạn mất thời gian và cướp đi cơ hội của mình.
song-cham-hoc-cach-tu-bo-de-bat-dau-310c3f54.jpg

Tất nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc cổ súy bạn từ bỏ đam mê, từ bỏ các mong muốn của bản thân khi gặp khó khăn hay thử thách. Điều mà bạn cần là phải từ bỏ cách mà bạn tiếp cận đích đến. Đâu phải cứ mất khướu giác là bạn không mở được hàng ăn? Bạn vẫn có thể đi đường vòng bằng cách thu nạp thêm một nhân vật có thể bù đắp khiếm khuyết ấy.

"Nhấc lên được, đặt xuống được". Nghe thì có vẻ đơn giản, nhưng thực tế thì rất khó phải không. Nhưng hãy tập cho mình dũng khí để đối diện với thất bại của bản thân; hãy học cách chấp nhận hiện tại mình đang ở đâu, như thế nào để đưa ra quyết định thật sáng suốt.

Có không ít cô gái từng bi lụy trước chàng trai không xứng đáng, đơn giản vì họ sợ hoặc không dám đối diện với cảnh mình bị bỏ rơi. Không thể chấp nhận sự bất công khi để cho một người mình đã hi sinh tất cả lại dễ dàng ra đi, hay vì một số lí do ràng buộc hơn khiến họ quyết tâm níu kéo người ta tới cùng. Thế nhưng sau khi trải qua quãng thời gian yêu đương đầy đau khổ, dằn vặt, một thời gian sau đó, họ rạng rỡ, vui vẻ rồi chốt luôn rằng: "May quá, chia tay là đúng!".
song-cham-hoc-cach-tu-bo-de-bat-dau-2386d48d.jpg


Trong sai lầm không ai nhận ra mình đang sai lầm, trong thất bại không phải ai cũng dám từ bỏ. Nhiều người chỉ chờ đến lúc cuộc sống bế tắc, lúc bản thân không còn đường lui mới chấp nhận buông ra toàn bộ gánh nặng đang mang. Lúc đó, họ sẽ mất tất cả, thậm chí còn dưới cả cái người ta gọi là "tay trắng". Vậy thì khi chưa quá muộn, tại sao không từ bỏ. Đúng thời điểm để từ bỏ đôi khi cũng là thành công cơ mà?

Đừng tự nghĩ rằng mình "vô dụng". Đừng tự cho rằng mình hợp với cái này, không hợp với cái kia. Đừng tự bắt bản thân chạy theo những thứ viển vông. Đâu phải học kế toán thì khi ra trường bạn sẽ chỉ ngồi văn phòng thống kê sổ sách. Đâu phải học công nghệ thì sẽ không thể làm những thứ thiên về nghệ thuật. Từ bỏ những thứ khuôn khổ để bứt phá giới hạn bản thân cũng là một việc nên làm.

Thức tế có nhiều người đang tự giới hạn bản thân, tự nghĩ rằng không thể từ đầu. Vì vậy mà họ đã tước đi cơ hội thành công của cuộc đời mình. Thua ngay từ trong suy nghĩ thì 80% thất bại. Hãy thực tế để nhìn nhận mọi thứ để đưa ra những quyết định thật sáng suốt.

song-cham-hoc-cach-tu-bo-de-bat-dau-33813f65.jpg


Từ bỏ hay tiếp tục? Đó là sự lựa chọn của bạn. Nhưng nhớ rằng, nếu kết quả cuối cùng là thất bại thì nó còn đau, còn khổ hơn gấp trăm ngàn lần khi bạn quyết định thay đổi và từ bỏ những thứ không xứng đáng ở đúng thời điểm. Vậy nên, hãy thật sáng suốt!
Chẳng có nỗi buồn nào giống nhau, trưởng thành là khi biết cách từ bỏ

Đôi lúc cũng cần biết từ bỏ, từ bỏ để bớt đớn đau. Đóng lại một trang sách, coi nó như một trải nghiệm khó quên trong đời, để trưởng thành hơn…



Vì kể cả có không từ bỏ thì cũng chẳng bao giờ có được đâu! Con người buồn cười nhất là khi biến mình trở thành yếu hèn trong mấy chuyện liên quan đến tình cảm, cứ khăng khăng rằng không có ai đó thì không thể sống nổi nên mới níu kéo, thật ra cũng chỉ là không muốn phủ nhận ảo tưởng từ trước rằng người đó sẽ là của mình thôi!

Đôi lúc chúng ta vẫn tự hành hạ bản thân mình. Đôi khi chúng ta vẫn thừa sống thiếu chết bám chặt lấy ai đó và lười biếng nghĩ đến chuyện tự vực bản thân mình lên sau đổ vỡ tình cảm. Bù đắp yêu thương cho trái tim mình sau khi để nó hư hao vì một người chẳng xứng đáng, thiết tha với những điều có ý nghĩa khác mà lâu nay đã trót bỏ quên.



Đây chẳng phải là thời đại mà tình yêu nam nữ lên ngôi tôn quý nhất, cũng không phải thời đại để chúng ta sống qụy lụy vào việc bám đuổi những thứ đã đổ vỡ, đã ở lại, đã không bao giờ có được.

Và sự từ bỏ, đôi khi, khiến chúng ta nhẹ nhàng để bắt đầu những con đường mới, những cơ hội mới và những con người mới. Đôi khi, biết từ bỏ cũng khiến chúng ta bớt làm khổ bản thân, bớt khổ đau vì những quá vãng khờ dại, biết nhận ra điều gì mới thật sự ở lại với chúng ta.

Chẳng có nỗi buồn nào lớn hơn nỗi buồn nào, và vẫn có những điều bắt đầu là đã định sẵn kết cục phải kết thúc. Nuôi làm gì hy vọng để rồi cố chấp giữ chặt không buông tha, để thất bại hay đổ vỡ trở thành quá khứ qua đi? Nếu đã không có được, nếu những thứ chúng ta cố chấp theo đuổi không thuộc về chúng ta, tại sao không buông tha để tìm kiếm những cái thật sự là của mình?



Đời người dài rộng lắm, nên chúng ta hay đi sai đường, chúng ta hay nhầm lẫn và ảo tưởng, chúng ta hay cố chấp tranh giành, chúng ta càng tham lam muốn giữ những thứ không thuộc về mình. Thế nhưng sẽ chẳng có thứ gì ở lại với chúng ta nếu ngay từ đầu nó không thuộc về chúng ta, hoặc nó chỉ ở bên cạnh chúng ta tạm bợ rồi nhất định phải đi qua.

Vậy thì cứ để nó ra đi…

Đôi lúc cũng cần biết từ bỏ, từ bỏ để bớt đớn đau. Đóng lại một trang sách, coi nó như một trải nghiệm khó quên trong đời, để trưởng thành hơn…

Về cơ bản, từ bỏ chính là đồng nghĩa với chấp nhận thất bại. Cả cái bài trên chỉ nói rằng chấp nhận thất bại không có gì là xấu, suy ra từ bỏ cũng không có gì là xấu; hay nói cách khác là từ bỏ không có nghĩa là thất bại. Mình thấy nhiều người làm bài này chỉ chăm chăm vào cái "chấp nhận thất bại" chứ không có nói gì về "từ bỏ" và "chấp nhận thất bại" nó liên quan gì đến nhau cả. Mình cũng chưa từng làm đề bài này nên không rõ là phân tích như nào mới đúng, tốt nhất thì bạn nên hỏi giáo viên dạy của mình.

Còn nếu như đề bài hỏi kiểu từ bỏ như thế nào, lúc nào nên từ bỏ, từ bỏ xấu hay tốt thì triển khai ý của mình như sau:

- Trước hết thì con người bây giờ quá ám ảnh với việc phải thành công và kiên định trên con đường mình đã chọn, đến nỗi không dám chấp nhận sự thực là mình đã thất bại, không dám buông bỏ để làm lại mà cứ mãi dựa dẫm vào nó.
- Đôi khi, từ bỏ chính là học cách để.... (nêu lợi ích và dẫn luận điểm của mình vào)

- Phân tích tại sao quan niệm của mọi người về việc "từ bỏ" lại xấu đến như vậy và "kiên định, vững bước trên con đường mình chọn" đã bị hiểu sai như thế nào (điều này dẫn đến một số người không dám chọn quyết định này)
- Phân tích tiếp tại sao "từ bỏ" đôi lúc lại là quyết định sáng suốt (để không còn phải bám giữ vào những cái đang làm tổn hại bản thân mình, để thoát ra khỏi những thứ ràng buộc mình và đi trên con đường khác, tạo dũng khí để đối diện với thất bại, tạo sự thay đổi trong cuộc sống...) và nói đến những hệ lụy của việc cứ níu kéo này.)
- Trả lời các câu hỏi: "Từ bỏ" như thế nào, vào lúc nào...

- Kết bài: ....

Mong bài viết của mình hỗ trợ được bạn!
 
Top Bottom