b) Tâm hồn trong sáng bởi lòng yêu nước chân thành, mãnh liệt
-( Ở thôn quê, người nông dân ít học, nhưng họ không hề ít tấm lòng).Ông Hai thể hiện tình yêu quê hương, đất nước bằng tình yêu làng của mình. Ông khoe về làng của ông.(Nêu dẫn chứng SGK và phần đầu tác phẩm)
- Trước và sau CMT8, phân tích, chú ý cách khoe làng của ông Hai đã có phần thay đổi. Cách khoe làng rất đặc biệt: Kể say mê, náo nức, kể quên cả người nghe. Kể bằng tất cả tâm hồn, tình cảm yêu thương, tự hào).
- Khi kháng chiến bùng nổ, ông tình nguyện ở lại làng, cùng anh em xây dựng làng thành làng kháng chiến. Khi buộc phải đi tản cư, ông day dứt, khổ tâm, nhớ làng, nhớ an hem. Đến nỗi trở nên bực dọc, cộc cằn. ( nêu dẫn chứng phần đầu truyện và phần đầu tác phẩm)
- Khi nghe tin làng theo giặc, ông bàng hoàng, đau xót ( nêu dẫn chứng SGK). Ông cố tin rằng đó chỉ là tin đồn, nhưng đến khi cố chấp nhận, ông đau đớn, tủi nhục vô cùng. => Tình cảm gắn bó mật thiết, chân thành, cảm động
Tình huống: Tin làng theo giặc đẩy ông vào một bi kịch: yêu làng hay yêu kháng chiến. Cuộc xung đột nội tâm gay gắt. (Nêu dẫn chứng SGK). Cuối cùng ông đã chọn cho mình một con đường: “ Làng thì yêu thật…thì phải thù”. Như vậy, ông đã chọn tình yếu đất nước. Mọt quyết định mạnh mẽ, dứt khoát nhưng không hề dễ dàng, đơn giản, dù ông chỉ là một người nông dân ít học.
Khi nghe tin cải chính, ông vui vẻ, hồ hởi như vừa được hồi sinh. Có lẽ đối với ông thì đó cũng là tin làm ông hồi sinh thật, bởi ông không còn bị dằn vặt, đau đớn nữa. Ông lại được yêu làng, tự hào về làng, khoe về làng của ông.
- Đối với người nông dân, tài sản quý giá nhất của họ là căn nhà. Vậy mà ông lại khoe nhà ông, làng ông bị giặc đốt một cách sung sướng vô bờ. Đó cũng là lẽ đương nhiên. Vì nó là bằng chứng để bào chữa, chứng minh làng ông không hề theo Tây, theo giặc. “Tây nó….Toàn là sai sự mục đính cả”.
- Chú ý câu “toàn là sai sự mục đích cả”. Nhà văn không phải viết sai, hay sách in sai, mà đó là chủ ý của Kim Lân. Ông muốn làm nổi rõ tính cách nhân vật chính tác phẩm. Tuy ông Hai ít được học, nhưng lại ham học, thích chơi chữ.
- Từ những điều trên, ta có thể suy ra một điều: Ông hai đã đặt tình yêu nước lên trên tính yêu làng, là tình cảm cá nhân. Ông hiểu được rằng, phải có quê hương, đất nước mới có làng cho ông yêu.
***Đánh giá nhân vật: Ông Hai là hình ảnh tiêu biểu của người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp nói riêng và người nông dân Việt Nam nói chung. Tuy là hình ảnh tiêu biểu, đại diện cho một tầng lớp người nông dân trong cùng một thời kì, nhưng nhân vật ông Hai của Kim Lân vẫn có một tính cách riêng.
***Với lối sống phong phú, ngòi bút sắc sảo, Kim Lân đã xây dựng thành công nhân vật ông Hai.