Đây Thôn Vĩ Dạ

T

toi0bix

“Sao anh không về chơi thôn Vĩ 
Nh́n nắng hàng cây nắng mới lên 
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền”

Cảnh vật ở thôn Vĩ Dạ - một làng kề sát thành phố Huế bên bờ Hương Giang với những vườn cây trái, hoa lá sum suê hiện lên thật nên thơ, tươi mát làm sao. Đó là một hàng cau thẳng tắp đang tắm ḿnh dưới ánh “nắng mới lên” trong lành. Chưa hết, rất xa là h́nh ảnh “nắng hàng cau nắng mới lên” c̣n rất gần lại là “vườn ai mướt quá xanh như ngọc”. “Mướt quá” gợi cả cây nhung non tràn trề sức sống xanh tốt. Màu “mướt quá” làm cho ḷng người như trẻ hơn và vui tươi hơn. Lời thơ khen cây cối xanh tốt nhưng lại nhu huyền ảo, lấp lánh mới thấy hết cẻ đẹp của “vườn ai”. Trong không gian ấy hiện lên khuôn “mặt chữ điền” phúc hậu, hiền lành vừa quen vừa lạ, vừa gần, vừa xa, vừa thực vừa ảo bởi “lá trúc che ngang”. Câu thơ đẹp v́ sự hài ḥa giữa cảnh vật và con người. “Trúc xinh” và “ai xinh” bên nhau làm tôn lên vẻ đẹp của con người. Như vậy tâm trạng của nhân vật trữ t́nh ở đoạn thơ này là niềm vui, vui đến say mê như lạc vào cơi tiên, cơi mộng khi được trở về với cảnh và người thôn Vĩ.

Khổ thơ thứ hai đột ngột chuyển sắc thái của cảnh:

"Gió theo lối gió mây đường mây 
Ḍng nước buồn thiu hoa bắp lay 
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó 
Có chở trăng về kịp tối nay?"

Cũng cùng không gian là thôn Vĩ Dạ nhưng thời gian có sự biến đổi từ “nắng mới lên” sang chiều tà. Tâm trạng của nhân vật trữ t́nh cũng có sự biến đổi lớn. Trong mắt thi nhân, bầu trời hiện lên “Gió theo lối gió mây đường mây” trong cảnh chia li, uất hận. Biện pháp nhân hóa cho chúng ta thấy điều đó. “Gió theo lối gió” theo không gian riêng của ḿnh và mây cũng thế. Câu thơ tách thành hai vế đối nhau; mở đầu vế thứ nhất là h́nh ảnh “gió”, khép lại cũng bằng gió; mở đầu vế thứ hai là “mây”, kết thúc cũng là “mây”. Từ đó cho ta thấy “mây” và “gió” như những kẻ xa lạ, quay lưng đối với nhau. Đây thực sự là một điều nghịch lí bởi lẽ có gió thổi th́ mây mới bay theo, thế mà lại nói “gió theo lối gió, mây đường mây”. Thế nhưng trong văn chương chấp nhận cách nói phi lí ấy. Tại sao tâm trạng của nhân vật trữ t́nh vốn rất vui sướng khi về với thôn Vĩ Dạ trong buổi ban mai đột nhiên lại thay đổi đột biến và trở nên buồn như vậy?. Trong mộng tưởng, Hàn Mặc Tử đă trở về với thôn Vĩ nhưng ḷng lại buồn chắc có lẽ bởi mối t́nh đơn phương và những kỉ niệm đẹp với cảnh và người con gái xứ Huế mộng mơ làm nên tâm trạng ấy. Quả thật “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” nên cảnh vật xứ Huế vốn thơ mộng, trữ t́nh lại bị nhà thơ miêu tả vô t́nh, xa lạ đến như vậy. Bầu trời buồn, mặt đất cũng chẳng vui ǵ hơn khi “Ḍng nước buồn thiu hoa bắp lay”.

Ḍng Hương Giang vốn đẹp, thơ mộng đă bao đời đi vào thơ ca Việt nam thế mà bây giờ lại “buồn thiu” – một nỗi buồn sâm thẳm, không nói nên lời. Mặt nước buồn hay chính là con sóng ḷng "buồn thiu” của thi nhân đang dâng lên không sao giấu nổi. Ḷng sông buồn, băi bờ của nó c̣n sầu hơn. “Hoa bắp lay” gợi tả những hoa bắp xám khô héo, úa tàn đang “lay” rất khẽ trong gió. Cảnh vật trong thơ buồn đến thế là cùng. Thế nhưng đêm xuống, trăng lên, tâm trạng của nhân vật trữ t́nh lại thay đổi:

“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay”

Sông Hương “buồn thiu” lúc chiều dưới ánh trăng đă trở thành “sông trăng” thơ mộng. Cắm xào đậu bên trên con sông đó là “thuyền ai đậu bến”, là bức tranh càng trữ t́nh, lăng mạn. H́nh ảnh “thuyền” và “sông trăng” đẹp, hài ḥa biết bao. Khách đến thôn Vĩ cất tiếng hỏi xa xăm “Có chở trăng về kịp tối nay?”. Liệu “thuyền ai” đó có chở trăng về kịp nơi bến hẹn, bến đợi hay không? Câu hỏi tu từ vang lên như một nỗi ḷng khắc khoải, chờ đợi, ngóng trông được gặp gương mặt sáng như “trăng’ của người thôn Vĩ trong ḷng thi nhân. Như thế mới biết nỗi ḷng của nhà thơ giành cho cô em gái xứ Huế tha thiết biết nhường nào. T́nh cảm ấy quả thật là t́nh cảm của “Cái thưở ban đầu lưu luyến ấy. Ngàn năm nào dễ mấy ai quên” (Thế Lữ).
Đến đây ta hiểu thêm về ḷng “buồn thiu” của nhân vật trữ t́nh trong buổi chiều. Như vậy diễn biến tâm lí của thi nhân hết sức phức tạp, khó lường trước được. Chất “điên” của một tâm trạng vui với cảnh, buồn với cảnh, trông ngoáng, chờ đợi vẫn được thể hiện ở khổ thơ kết thúc bài thơ này:

“Mơ khách đường xa khách dường xa
Áo em trắng quá nh́n không ra 
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh 
Ai biết t́nh ai có đậm đà?”

Vẫn là một tâm trạng vui sướng được đón “khách đường xa” - người thôn Vĩ đến với ḿnh, tâm trạng nhân vật trữ t́nh lại khép lại trong một nỗi đau đớn, hoài nghi “Ai biết t́nh ai có đậm đà?”. “Ai” ở đây vừa chỉ người thôn Vĩ vừa chỉ chính tác giả. Chẳng biết người thôn Vĩ có c̣n nặng t́nh với ḿnh không? Và chẳng biết chính ḿnh c̣n mặn mà với “áo em trắng quá” hay không? Nỗi đau đớn trong t́nh yêu chính là sự hoài nghi, không tin tưởng về nhau. Nhân vật trữ t́nh rơi vào t́nh trạng ấy và đă bộc bạch ḷng ḿnh để mọi người hiểu và thông cảm. Cái mới của thơ ca lăng mạn giai đoạn 1932 - 1945 cũng ở đó.


Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử để lại trong ḷng người đọc những t́nh cảm đẹp. Bài thơ giúp ta hiểu thêm tâm tư của một nhà thơ sắp phải giă từ cuộc đời. Lời thơ v́ thế trầm buồn, sâu lắng, đầy suy tư. Bạn đọc đương thời yêu thơ của Hàn Mặc Tử bởi thi nhân đă nói hộ họ những t́nh cảm sâu lắng nhất, thầm kín nhất của ḿnh trong thời đại cái “tôi”, cái bản ngă đang tự đấu tranh để khẳng định..................................
 
H

hotmitdidong3000

vậy tóm lại là ý kiến đó như thế nào, có ai có thế cho em bài mẫu luôn được ko
 
Top Bottom