Đấu trường: Ai biết nhiều truyện cười dân gian hơn?

H

hocmai.nguvan

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chào mừng các em đến với Đấu trường: Ai biết nhiều truyện cười dân gian hơn?
Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ. Bởi vậy, nhân dân ta đã sáng tạo ra rất nhiều truyện cười để góp phần làm cuộc sống trở nên vui vẻ và thú vị hơn. Biết nhiều truyện cười không chỉ làm con người ta lạc quan mà còn là một vũ khí để "dỗ dành" bạn bè,em nhỏ mỗi khi họ buồn.
Với mục đích bồi đắp thêm cho các em truyện cười dân gian Việt Nam, chị tổ chức cuộc thi tại Đấu trường này.
Mỗi một Mem trong 1 lần post bài sẽ đưa lên 1 câu truyện cười dân gian. Nhớ là truyện cười dân gian chứ không phải truyện cưòi tự sáng tác hoặc những truyện cười mang văn hóa đồi trụy.
Sau 1 tuần, chị sẽ tổng kết và xem mem nào có nhiều lần post nhất,nhiều truyện cười đúng luật nhất sẽ là người chiến thắng.
Các em sẵn sàng chưa nào?
Cuộc đấu bắt đầu!
 
P

pro0o

Bánh tao đâu

Ông thầy đồ nọ vốn tính tham ăn. Bữa ấy có người mời đi ăn cỗ, thầy mới cho một cậu học trò nhỏ theo hầu.

Ðến nơi, thầy ngồi vào cỗ, bảo học trò đứng bên cạnh. Trông thấy trong mâm cỗ còn nhiều bánh trái, bụng no nhưng thầy lại muốn bỏ túi mấy chiếc. Sợ người chung quang nom thấy thì mất thể diện, thầy mới cầm bánh thản nhiên đưa cho học trò, bảo:

- Này, con cầm lấy!

Vừa đưa, thầy vừa nháy ra hiệu bảo cất mang về cho thầy.

Cậu học trò không hiểu được cái nháy mắt thâm thúy của thầy, tưởng thầy cho thật, liền bóc ngay ra ăn.

Thầy nhìn thấy, giận lắm, nhưng giữa đông đủ mọi người, không dám mắng. Ðến lúc ra về, thầy vẫn còn tiếc mấy cái bánh, muốn kiếm cớ để trả thù học trò. Khi hai thầy trò đang cùng đi ngang nhau, thầy bèn giận dữ mắng học trò:

- Mày là anh em bạn với tao hay sao mà dám đi ngang hàng với tao?

Trò sợ, vội vàng đi nhanh lên trước. Thầy lại gắt:

- Mày là bố tao hay sao mà dám đi trước tao?

Trò tụt lùi lại sau. Thầy lại quát:

- Tao có phải là thằng tù đâu mà mày phải đi sau áp giải.

Trò ngơ ngác quay lại thưa:

- Bẩm bẩm, con đi thế nào thầy cũng mắng, vậy xin thầy bảo cho con nên thế nào cho phải ạ?

Thầy chẳng ngần ngại gì nữa, hầm hầm bảo:

- Thế bánh tao đâu...?
 
H

hocmai.nguvan

=))))) Truyện này chị nghe rồi,và cũng xem rồi. Nhớ không nhầm thì cái phim này có sự tham gia của diễn viên hài Công Lý thì phải.
Cảm ơn em nhé!
1 điểm đầu tiên cho em!
^^
 
B

bupbe_dautay

.NÓI CÓ ĐẦU CÓ ĐUÔI.


Một lão nhà giàu có anh đầy tớ tính rất bộp chộp, thấy có gì nói ấy, gặp đâu nói đó, chẳng có đầu có đuôi gì cả. Lão mới gọi anh ta bảo:

-Mày ăn nói chẳng có đầu đuôi gì cả, người ta cười cả tao lẫn mày. Từ rày nói cái gì thì phải nói cho có đầu có đuôi nghe không!

Anh đầy tớ vâng vâng dạ dạ.

Một hôm lão mặc quần áo sắp sửa đi chơi, đang ngồi hút thuốc thì thấy anh đầy tớ đứng chắp tay trịnh trọng nói:

-Thưa ông, con tằm nó nhả tơ, người ta mang tơ bán cho người tàu, người tàu đem dệt thành the rồi bán sang ta. Ông đi mua the về may thành áo. Hôm nay ông mặc áo ông hút thuốc. Tàn thuốc nó rơi vào áo ông, và áo ông đang cháy.

Lão giật mình nhìn xuống thì áo đã cháy to bằng bàn tay rồi.

p/s: đây là truyện rất quen thuộc ạ :)
 
Last edited by a moderator:
H

hocmai.nguvan

:))
Thực sự rất thú vị.
Cảm ơn em nhé!
Cứ mỗi lần đọc truyện các em viết là chị lại có thêm bao nhiêu là "thuốc bổ tinh thần"
Cảm ơn các em.
Các mem khác đâu rồi...Vào góp vui tiếp đi chứ nhỉ?!
 
B

bupbe_dautay

CÁ GỖ

Một anh nhà giàu hà tiện vắt cổ chày ra nước, bữa cơm không dám mua thức ăn. Anh ta treo một con cá bằng gỗ lơ lửng ở giữa nhà, dặn ăn cơm thì nhìn lên cá gỗ, chép miệng một cái rồi hãy và, thế cũng coi như được ăn cơm với cá rồi.

Đứa con út mới lên bốn tuổi, háu ăn, nhìn lên con cá gỗ chép miệng luôn mấy cái mới và cơm. Thằng lên sáu trông thấy liền mách bố:

-Thằng này nó chép miệng mấy cái liền mới và cơm đấy bố ạ.

Anh ta mắng:

-Cứ để nó ăn mặn cho khát nước chết.


----->>em post toàn truyện quen, nhiều ngưòi biết.
 
M

microtek10420

Yết thị
Ngoài đường không có đèn. Tối đến, quan phủ doãn đi vấp phải người ta, lấy làm giận lắm. Sáng ra, quan truyền yết thị: “Ai đi đêm phải cầm đèn”
- Đêm hôm ấy, quan đi, lại vấp phải một người.
- Quan hỏi: Ngươi không đọc yến thị à?
- Người kia đáp: Bẩm có đọc.
- Thế sao ngươi không cầm đèn?
- Bẩm có, tôi có đèn.
- Thế sao trong đèn không cắm nến?
- Bẩm yến thị chỉ thấy nói cầm đèn, chớ không thấy nói cắm nến.
- Quan phủ doãn về, sáng hôm sau lại ra yết thị: “Ai đi đêm phải cầm đèn, trong đèn phải cắm nến”.
- Đêm hôm ấy, quan đi, lại vấp phải một người.
- Quan lại quở: Đi đêm sao không có đèn có nến?
- Người kia đáp: Bẩm, tôi có đủ đèn đủ nến ạ!
- Thế sao ngươi không thắp nến?
- Bẩm, vì trong yết thị không thấy nói thắp nến.
- Quan phủ doãn về, mai lại ra yết thị: “Ai đi đêm phải cầm đèn, trong đèn phải cắm nến, nến phải thắp”
- Nhưng hôm sau, nửa đêm quan đi lại vấp phải một người có đèn, có nến nhưng đã thắp hết nến rồi. Quan lại quở.
- Người kia nói: Bẩm, trong yết thị không thấy nói hết cây nến phải tiếp cây nến khác ạ !
 
B

bongbottuyet

Dũng cảm

Trong cuộc thi bơi quốc tế tổ chức ở Hoa kì,có 3 nước được vào vòng chung kết là Việt Nam,Mỹ,Trung Quốc.
Cách thi như sau,ai bơi qua hồ cá sấu trước mặt mà không bị ăn thịt sẽ dành được Huy chương Vàng và được toàn thế giới biết đến.
Ba vận động viên đứng vào vạch xuất phát,hiệu lệnh hô bắt đầu vang lên mà chưa có ai nhảy xuống...........................Bỗng.................................
-BÙM....M......M
Mọi ánh mắt đổ dồn về phía hồ bơi-Nơi vận động viên Việt Nam đang bơi thật nhanh trước con mắt kinh ngạc của lũ cá sấu.Anh ta đã về đích an toàn...............Vừa lên bờ,hàng trăm nghìn phóng viên trên thế giới chạy đến phỏng vấn anh ta.
-Xin anh cho biết làm sao anh có thể dũng cảm như vậy?
Vận động viên Việt Nam mặt mày vẫn còn tái mét,sau 5 giây anh ta hét lớn:
-ĐỨA NÀO XÔ TAO!@#$%%^&&*:)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):))
(cÓ LẼ LÀ HUẤN LUYỆN VIÊN CUẢ ANH TA ĐÃ XÔ ĐẤY CÁC BẠN Ạ)
 
S

sasani

Xiển vào dinh tổng đốc xin tiền
(Mới đọc xong quyển này hồi sáng)​

Gặp lúc hỏng thi, Xiển và mấy anh em bạn đồng môn ngồi buồn mới giở trò bù khú với nhau.

Anh em biết Xiển có tài ứng đối, thách Xiển vào xin tiền quan tổng đốc. Bấy giờ tổng đốc Thanh Hóa khét tiếng là một người hiếu sát.

Xiển bắt anh em giao kèo: Nếu xin được tiền thì anh em cứ tính một đền thành ba, nghĩa là anh em sẽ phải trả cho Xiển một số tiền gấp ba số tiền Xiển xin được của quan. Bằng không dám xin, hoặc xin không được thì Xiển phải thết anh em một bữa no say.

Tưởng đùa vui, nào ngờ Xiển vào tận dinh quan. Ai nấy chắc phen này Xiển sẽ làm ma không đầu. Một buổi sáng nọ, quan vừa mở mắt ra công đường đã thấy Xiển quỳ ở ngoài sân.

Quan quắc mắt hỏi:

- Thằng kia! Mày tới đây có việc gì?

Xiển thưa:

- Bẩm cụ lớn, con muốn nhờ tay cụ lớn hóa kiếp cho con.

Quan quát:

- Thằng này muốn chết à?

Xiển trịnh trọng nói:

- Bẩm chính thế à. Con nghe nói lưỡi gươm cụ lớn sắc lắm, nên muốn xin cụ lớn một nhát để hồn về chín xuối cho được mát mẻ.

Quan gắt:

- Thật là đồ điên, cuồng, ngu, ngộ. Vì sao mày lại muốn chết?

Xiển đáp:

- Bẩm cụ lớn, con là học trò thi hỏng, nhà lại nghèo, nghiệp đèn sách chẳng ra sao, nghĩ tủi thân hổ phận chả muốn sống nữa.

Quan thấy Xiển dáng người học trò nho nhã, lại đối đáp đâu ra đấy một cách bình tĩnh liền bảo:

- Nếu học trò học giỏ mà hỏng thi thì cũng còn đáng thương. Nếu *** mà hỏng lại đòi chết thì chết cũng đánh đời. Vậy hãy ứng khẩu một bài thơ lấy đề là "điên cuồng ngu ngộ" ta xem.

Xiển vâng lời, ứng khẩu đọc một hơi, mối câu có một trong bốn chữ của đầu đề:
- Cao Tổ điên hào kiệt Võ Ðế ngộ thần tiên. Tặng Ðiểm cuồng thiên địa Nhan Tử ngu thánh hiền.

Nghe nói xong, quan biết Xiển có ý xỏ ngọt mình, song thấy Xiển là kẻ xuất khẩu thành chương, kính điển lau làu, văn thơ hàm súc, tỏ ra là người học thức rộng, lại có khí phách, liền thưởng cho ba chục quan tiền và bảo lui về. Thế là từ đó, ngoài cái tên Xiển Bột còn có một cái tên nữa là Xiển Ngộ.
 
  • Like
Reactions: Khánh Linh.
S

sasani

Con rắn vuông

Có anh chàng nọ tính tình khoác lác, nói mãi rồi thành thói quen, không bỏ được.

Bữa kia đi chơi về bảo vợ:

- Này mình ạ! Hôm nay tôi đi vào rừng trông thấy một con rắn, chao ôi, to đến là to, dài đến là dài. Bề ngang thì chắc chắn là bốn mươi thước rồi, còn bề dài thì dễ đến hơn trăm thước.

Vợ không tin, nhưng cũng định trêu chồng một mẻ:

- Tôi nghe người ta nói có rắn dài đã nhiều. Nhưng làm gì có giống rắn dài như anh nói thế. Tôi nhất định không tin.

Chồng làm như thật:

- Thật quả có rắn như thế. Dài hơn một trăm thước thì chẳng đến, nhưng tám mươi thì nhất định.

Vợ bĩu môi:

- Cũng chẳng đến!

Chồng cương quyết:

- Tôi chắc chắn là nó dài sáu mươi thước chứ không ngoa.

Vợ vẫn khăng khăng:

- Vẫn không dài đến nước ấy đâu!

Chồng rút lui một lần nữa:

- Lần này tôi nói thật nhé. Con rắn dài đến bốn mươi thước, không kém một phân.

Vợ bò lăn ra cười:

- Con rắn anh thấy, bề ngang đã chắc chắn là bốn mươi thước, bề dài cũng lại đến bốn mươi thước không kém một phân thì chẳng hoá ra là con rắn vuông à?
 
T

trangngok_99

CON RẮN VUÔNG

Có 1 anh chàng nọ tính tình khoác lác.nói mãi không được rồi thành thói qen.
Bữa kia đi chơi về bảo vợ:

- Này mình ạ! Hôm nay tôi đi vào rừng trông thấy một con rắn, chao ôi, to đến là to, dài đến là dài. Bề ngang thì chắc chắn là bốn mươi thước rồi, còn bề dài thì dễ đến hơn trăm thước.

Vợ không tin, nhưng cũng định trêu chồng một mẻ:

- Tôi nghe người ta nói có rắn dài đã nhiều. Nhưng làm gì có giống rắn dài như anh nói thế. Tôi nhất định không tin.

Chồng làm như thật:

- Thật quả có rắn như thế. Dài hơn một trăm thước thì chẳng đến, nhưng tám mươi thì nhất định.

Vợ bĩu môi:

- Cũng chẳng đến!

Chồng cương quyết:

- Tôi chắc chắn là nó dài sáu mươi thước chứ không ngoa.

Vợ vẫn khăng khăng:

- Vẫn không dài đến nước ấy đâu!

Chồng rút lui một lần nữa:

- Lần này tôi nói thật nhé. Con rắn dài đến bốn mươi thước, không kém một phân.

Vợ bò lăn ra cười:

- Con rắn anh thấy, bề ngang đã chắc chắn là bốn mươi thước, bề dài cũng lại đến bốn mươi thước không kém một phân thì chẳng hoá ra là con rắn vuông à?
 
H

hocmai.nguvan

Em ơi, truyện này có bạn đã post ở trên rồi nhé.
Các truyện không được trùng nhau nha.
Vậy nên, truyện này của em sẽ không được tính nhé.
Em có thể sưu tầm những truyện khác thú vị hơn. Cảm ơn em trangngok_99
 
B

bongbottuyet

Phát biểu
Một thầy đồ nọ dạy học không đến nơi đến chốn.Bố mẹ lũ học trò thấy vậy nên họp bàn nhau đến xem một bữa cho ra nhẽ.Thầy kia biết chuyện thấy rất lo nhưng sau bao đêm vắt tay lên trán đắn đo suy nghĩ,ông ta nghĩ ra một cách. sáng hôm ấy,thầy lên lớp và dặn dò học trò:
-Ngày mai,lớp ta có bố mẹ các con đến dự một tiết học,ta dặn các con nhớ cho kĩ,ta sẽ phân công mỗi trò một câu hỏi,các trò về học thật thuộc nghe rõ chưa.Trong lớp,ai cũng phải giơ tay phát biểu,biết thì giơ tay thẳng,không biết thì cũng phải giơ tay nhưng cụp lòng bàn tay lại hiểu không?
Các trò ra vẻ ngoan ngoãn lắm,nghe theo răm rắp
Hôm sau,buổi học có sự tham gia của phụ huynh học sinh diễn ra đúng như dự kiến,mọi câu hỏi đều được trả lời nhanh gọn,chính xác.Trong lúc giảng bài hăng say,thầy bỗng quên mất "kế hoạch" ,đưa ra một câu hỏi rất hóc búa.Cả lớp rất ngạc nhiên,không ai biết trả lời nhưng đồng loạt giơ tay phát biểu ào ào,thầy đang đoạn cao hứng liền chỉ đại một trò đầu bàn,trò đó đứng dậy dõng dạc:
-Thư thầy,em cụp ạ!.
 
S

scientists

Bánh tao đâu​

Ông thầy đồ nọ vốn tính tham ăn. Bữa ấy có người mời đi ăn cỗ, thầy mới cho một cậu học trò nhỏ theo hầu.

Ðến nơi, thầy ngồi vào cỗ, bảo học trò đứng bên cạnh. Trông thấy trong mâm cỗ còn nhiều bánh trái, bụng no nhưng thầy lại muốn bỏ túi mấy chiếc. Sợ người chung quang nom thấy thì mất thể diện, thầy mới cầm bánh thản nhiên đưa cho học trò, bảo:

- Này, con cầm lấy!

Vừa đưa, thầy vừa nháy ra hiệu bảo cất mang về cho thầy.

Cậu học trò không hiểu được cái nháy mắt thâm thúy của thầy, tưởng thầy cho thật, liền bóc ngay ra ăn.

Thầy nhìn thấy, giận lắm, nhưng giữa đông đủ mọi người, không dám mắng. Ðến lúc ra về, thầy vẫn còn tiếc mấy cái bánh, muốn kiếm cớ để trả thù học trò. Khi hai thầy trò đang cùng đi ngang nhau, thầy bèn giận dữ mắng học trò:

- Mày là anh em bạn với tao hay sao mà dám đi ngang hàng với tao?

Trò sợ, vội vàng đi nhanh lên trước. Thầy lại gắt:

- Mày là bố tao hay sao mà dám đi trước tao?

Trò tụt lùi lại sau. Thầy lại quát:

- Tao có phải là thằng tù đâu mà mày phải đi sau áp giải.

Trò ngơ ngác quay lại thưa:

- Bẩm bẩm, con đi thế nào thầy cũng mắng, vậy xin thầy bảo cho con nên thế nào cho phải ạ?

Thầy chẳng ngần ngại gì nữa, hầm hầm bảo:

- Thế bánh tao đâu...?

NÓI CÓ ĐẦU CÓ ĐUÔI.

Một lão nhà giàu có anh đầy tớ tính rất bộp chộp, thấy có gì nói ấy, gặp đâu nói đó, chẳng có đầu có đuôi gì cả. Lão mới gọi anh ta bảo:

-Mày ăn nói chẳng có đầu đuôi gì cả, người ta cười cả tao lẫn mày. Từ rày nói cái gì thì phải nói cho có đầu có đuôi nghe không!

Anh đầy tớ vâng vâng dạ dạ.

Một hôm lão mặc quần áo sắp sửa đi chơi, đang ngồi hút thuốc thì thấy anh đầy tớ đứng chắp tay trịnh trọng nói:

-Thưa ông, con tằm nó nhả tơ, người ta mang tơ bán cho người tàu, người tàu đem dệt thành the rồi bán sang ta. Ông đi mua the về may thành áo. Hôm nay ông mặc áo ông hút thuốc. Tàn thuốc nó rơi vào áo ông, và áo ông đang cháy.

Lão giật mình nhìn xuống thì áo đã cháy to bằng bàn tay rồi.

CÁ GỖ

Một anh nhà giàu hà tiện vắt cổ chày ra nước, bữa cơm không dám mua thức ăn. Anh ta treo một con cá bằng gỗ lơ lửng ở giữa nhà, dặn ăn cơm thì nhìn lên cá gỗ, chép miệng một cái rồi hãy và, thế cũng coi như được ăn cơm với cá rồi.

Đứa con út mới lên bốn tuổi, háu ăn, nhìn lên con cá gỗ chép miệng luôn mấy cái mới và cơm. Thằng lên sáu trông thấy liền mách bố:

-Thằng này nó chép miệng mấy cái liền mới và cơm đấy bố ạ.

Anh ta mắng:

-Cứ để nó ăn mặn cho khát nước chết.

YẾT THỊ​

Ngoài đường không có đèn. Tối đến, quan phủ doãn đi vấp phải người ta, lấy làm giận lắm. Sáng ra, quan truyền yết thị: “Ai đi đêm phải cầm đèn”
- Đêm hôm ấy, quan đi, lại vấp phải một người.
- Quan hỏi: Ngươi không đọc yến thị à?
- Người kia đáp: Bẩm có đọc.
- Thế sao ngươi không cầm đèn?
- Bẩm có, tôi có đèn.
- Thế sao trong đèn không cắm nến?
- Bẩm yến thị chỉ thấy nói cầm đèn, chớ không thấy nói cắm nến.
- Quan phủ doãn về, sáng hôm sau lại ra yết thị: “Ai đi đêm phải cầm đèn, trong đèn phải cắm nến”.
- Đêm hôm ấy, quan đi, lại vấp phải một người.
- Quan lại quở: Đi đêm sao không có đèn có nến?
- Người kia đáp: Bẩm, tôi có đủ đèn đủ nến ạ!
- Thế sao ngươi không thắp nến?
- Bẩm, vì trong yết thị không thấy nói thắp nến.
- Quan phủ doãn về, mai lại ra yết thị: “Ai đi đêm phải cầm đèn, trong đèn phải cắm nến, nến phải thắp”
- Nhưng hôm sau, nửa đêm quan đi lại vấp phải một người có đèn, có nến nhưng đã thắp hết nến rồi. Quan lại quở.
- Người kia nói: Bẩm, trong yết thị không thấy nói hết cây nến phải tiếp cây nến khác ạ !

Xiển vào dinh tổng đốc xin tiền​

Gặp lúc hỏng thi, Xiển và mấy anh em bạn đồng môn ngồi buồn mới giở trò bù khú với nhau.

Anh em biết Xiển có tài ứng đối, thách Xiển vào xin tiền quan tổng đốc. Bấy giờ tổng đốc Thanh Hóa khét tiếng là một người hiếu sát.

Xiển bắt anh em giao kèo: Nếu xin được tiền thì anh em cứ tính một đền thành ba, nghĩa là anh em sẽ phải trả cho Xiển một số tiền gấp ba số tiền Xiển xin được của quan. Bằng không dám xin, hoặc xin không được thì Xiển phải thết anh em một bữa no say.

Tưởng đùa vui, nào ngờ Xiển vào tận dinh quan. Ai nấy chắc phen này Xiển sẽ làm ma không đầu. Một buổi sáng nọ, quan vừa mở mắt ra công đường đã thấy Xiển quỳ ở ngoài sân.

Quan quắc mắt hỏi:

- Thằng kia! Mày tới đây có việc gì?

Xiển thưa:

- Bẩm cụ lớn, con muốn nhờ tay cụ lớn hóa kiếp cho con.

Quan quát:

- Thằng này muốn chết à?

Xiển trịnh trọng nói:

- Bẩm chính thế à. Con nghe nói lưỡi gươm cụ lớn sắc lắm, nên muốn xin cụ lớn một nhát để hồn về chín xuối cho được mát mẻ.

Quan gắt:

- Thật là đồ điên, cuồng, ngu, ngộ. Vì sao mày lại muốn chết?

Xiển đáp:

- Bẩm cụ lớn, con là học trò thi hỏng, nhà lại nghèo, nghiệp đèn sách chẳng ra sao, nghĩ tủi thân hổ phận chả muốn sống nữa.

Quan thấy Xiển dáng người học trò nho nhã, lại đối đáp đâu ra đấy một cách bình tĩnh liền bảo:

- Nếu học trò học giỏ mà hỏng thi thì cũng còn đáng thương. Nếu *** mà hỏng lại đòi chết thì chết cũng đánh đời. Vậy hãy ứng khẩu một bài thơ lấy đề là "điên cuồng ngu ngộ" ta xem.

Xiển vâng lời, ứng khẩu đọc một hơi, mối câu có một trong bốn chữ của đầu đề:
- Cao Tổ điên hào kiệt Võ Ðế ngộ thần tiên. Tặng Ðiểm cuồng thiên địa Nhan Tử ngu thánh hiền.

Nghe nói xong, quan biết Xiển có ý xỏ ngọt mình, song thấy Xiển là kẻ xuất khẩu thành chương, kính điển lau làu, văn thơ hàm súc, tỏ ra là người học thức rộng, lại có khí phách, liền thưởng cho ba chục quan tiền và bảo lui về. Thế là từ đó, ngoài cái tên Xiển Bột còn có một cái tên nữa là Xiển Ngộ.


Con rắn vuông​

Có anh chàng nọ tính tình khoác lác, nói mãi rồi thành thói quen, không bỏ được.

Bữa kia đi chơi về bảo vợ:

- Này mình ạ! Hôm nay tôi đi vào rừng trông thấy một con rắn, chao ôi, to đến là to, dài đến là dài. Bề ngang thì chắc chắn là bốn mươi thước rồi, còn bề dài thì dễ đến hơn trăm thước.

Vợ không tin, nhưng cũng định trêu chồng một mẻ:

- Tôi nghe người ta nói có rắn dài đã nhiều. Nhưng làm gì có giống rắn dài như anh nói thế. Tôi nhất định không tin.

Chồng làm như thật:

- Thật quả có rắn như thế. Dài hơn một trăm thước thì chẳng đến, nhưng tám mươi thì nhất định.

Vợ bĩu môi:

- Cũng chẳng đến!

Chồng cương quyết:

- Tôi chắc chắn là nó dài sáu mươi thước chứ không ngoa.

Vợ vẫn khăng khăng:

- Vẫn không dài đến nước ấy đâu!

Chồng rút lui một lần nữa:

- Lần này tôi nói thật nhé. Con rắn dài đến bốn mươi thước, không kém một phân.

Vợ bò lăn ra cười:

- Con rắn anh thấy, bề ngang đã chắc chắn là bốn mươi thước, bề dài cũng lại đến bốn mươi thước không kém một phân thì chẳng hoá ra là con rắn vuông à?

ST​



EM CHÚ Ý NHÉ: MỖI LẪN CHỈ POST 1 BÀI, VÀ KO POST LẠI NHỮNG BÀI CÁC BẠN ĐÃ ĐĂNG, BÀI NÀO BỊ TRÙNG COI NHƯ KHÔNG ĐƯỢC TÍNH NHÉ!
 
Last edited by a moderator:
S

scientists

KIỆN TRỜI​

Một thầy lại về hưu trí. Có người anh em họ nghèo túng, tưởng thầy giàu đến hỏi vay tiền. Thầy nói:

-Tôi tính hay rượu được đồng nào uống hết. Chú bảo tôi làm đơn đi kiện thì tôi làm cho, chú vay tiền thì tôi không có.

Người kia nói:

-Tôi nhờ bác làm hộ cái đơn kiện trời, tôi ăn ở hiền lành mà sao phải bần cùng mãi.

Thầy lại lấy giấy viết ngay, rồi đốt đi để kiện trời (theo phong tục ngày trước , văn, sứ tâu quỉ thần đều phải đốt đi thì quỉ thần mới nhận được). Trời thấy đơn, nổi giận lôi đình hôm sau sai Đại thánh xuống bắt người kiện. Tôi, thổ công báo mộng cho người kiện biết: " mai, trời sai Đại thánh bắt mày đấy ".

Người kia sợ lắm, sáng sớm đến nói ngay cho thầy lại nghe. Thầy bảo:

-Chú cứ về dọn rượu ra, ta cùng đánh chén, còn công việc đó để mặc tôi.

Người kia biện rượu ra về, thầy lại uống hết. Thấy Đại thánh đến ngõ, thầy nói to:

-Đại thánh đánh trời, còn không có tội, huống chi ta.

Đại thánh sợ bỏ chạy. Hôm sau, Trời tức quá sai lão tử xuống bắt. Thổ công lại báo mộng cho người kiện biết. Người kia lại nói với thầy lại. Thầy nói:

-Chú lại về dọn rượu ra, không việc gì mà sợ.

Lúc Lão tử đến ngõ, thầy nói to:

-Lão Tử ở trong bụng mẹ bảy mươi năm còn không có tội, huống chi ta.

Lão Tử sợ chạy mất. Hôm sau, trời sai Phật ba xuống bắt. Thổ công lại báo mộng cho người kiện biết. Người kia lại nói với thầy lại. Thầy nói:

-Chú về mua rượu , tôi sang ngay.

Lúc Phật bà tới ngõ, thầy lại nói to:

-Phật bà trái ý bố mẹ, không lấy chồng, còn không có tội , huống chi ta.

Phật bà chạy mất. Hôm sau trời sai Lục đinh, Lục giáp xuống bắt. Thổ công lại báo mộng cho người kiện biết. Người kia lại nói với thầy lại. Thầy nói:

-Lần này chú mua thật nhiều rượu vào, uống xong tôi sẽ đi thay cho chú.

Lục đinh, Lục giáp đến bắt thầy giải lên Thiên đình. Trời truyền quỉ sứ đi mua nghìn quan tiền dầu, để bỏ thầy lại vào vạc nấu. Thầy lại nói với quỉ sứ:

-Năm trăm quan cũng đủ chết tôi rồi, còn năm trăm thì anh em để đấy mua đồ nhắm rượu giải phiền, vì anh em làm việc quan khó nhọc.

Quỉ sứ nghe êm tai, mua ngay rượu thịt cùng uống no say, nằm bất tỉnh nhân sự. Thầy lại vào tâu trời:

-Tội tôi phải mua một nghìn quan tiền dầu mà nấu mới đáng, chứ năm trăm quan thì nhẹ quá.

Trời nói:

-Trẫm đã truyền lệnh bảo mua một nghìn quan rồi mà.

Thầy lại nói:

-Bẩm quả chỉ có năm trăm quan thôi ạ !

Trời ra xem, thấy chỉ có năm trăm quan. Giận lắm, nói:

-Ở thiên đình còn có kẻ làm bậy, huống chi ở dương thế. Tha nó về.

ĐỪNG NÓI NỮA MÀ TAO THÈM​

Trên dương thế, có một con lợn bị đem ra giết thịt. Hồn nó về kêu với diêm vương. Diêm vương hỏi:

-Nỗi oan ức của nhà ngươi như thế nào, hãy nói rõ đầu đuôi nghe !

-Dạ ! Họ bắt tôi làm thịt !

-Được rồi, hãy khai rõ ràng. Họ làm thịt như thế nào?

-Dạ, trước hết họ trói tôi lại, đè ngửa ra chọc tiết. Xong, họ đổ nước sôi lên mình tôi, cạo lông.

-Rồi sao nữa !

-Cạo sạch rồi họ mổ ra, thịt tôi xẻ ra từng mảnh, chặt nhỏ bỏ vào rổ. Rồi thì... họ bắt chảo đổ mỡ vào, phi hành cho thơm, thêm muối mắm xào lên...

-Thôi ! Thôi... Đừng nói nữa mà tao thèm!

ĐI TU PHẢI TỘI

Ngày xưa có một ông sư và một ******** chết xuống âm phủ. Vua Diêm vương đem ra tra hỏi, nếu ai không có tội thì tha, lại cho hóa kiếp làm người, nếu ai có tội thì bắt bỏ ngục hay bắt đầu thai làm súc vật. Khi Diêm vương hỏi thì đĩ tâu :

-Lúc tôi còn sống, tôi chỉ mua vui cho người ta, ai buồn bực điều gì, đến tôi thì quên hết.

Hỏi ông sư, ông tâu:

-Lúc tôi còn sống, tôi chỉ cứu nhân độ thế. Hễ ai ốm đau, tôi làm chay tụng niệm cho họ khỏi chết.

Vua Diêm vương phán:

-À, thằng này là của không vừa, chỉ ăn không có nói, dối trên lừa dưới. Ai đến số chết thì ta mới sai quỉ sứ đi bắt, thế mà nó dám cầu nguyện cho họ khỏi chết, cưỡng lại mệnh ta, khoe khoang với người đời lên mặt cứu nhân độ thế. Quỉ sứ đâu ! Đem giam nó vào ngục, rồi sau này hãy cho làm kiếp chó !

Và chỉ vào ********:

-Còn con kia chỉ mua vui cho người ta, xét ra không có tội gì cho lên làm kiếp người!

Ông sư tức quá phàn nàn:

-Đi tu phải tội, làm đĩ được phúc !

XIN ĐẠI VƯƠNG ĐÌNH LẠI CHO MỘT ĐÊM​

Ngày nọ, quỉ sứ bắt ba hồn trên dương gian về nộp cho Diêm vương. Diêm vương phán hỏi:

-Chúng bay khi còn sống làm nghề gì?

Hồn tên trộm tâu:

-Tôi nghèo lắm, không của mà bố thí, nên phải thí công: đêm nào cũng phải đi xem nhà ai bỏ quên cái gì thì đem cất giấu cho họ.

Diêm vương khen:

-Ngươi chịu khó với đời, cho ngươi đầu thai làm quan lơn".

Hỏi hồn *********, nó cũng tâu:

-Tôi từ nhỏ đến lớn, không có chồng, nhưng tính lại hay thương những người đàn ông góa bụa. Ai đến tôi cũng tiếp đãi như chồng !

Diêm vương khen:

-Ngươi thật có lòng nhân đức, cho ngươi đầu thai làm bà lớn.

Diêm vương hỏi đến hồn thầy thuốc thì hồn nói:

-Tôi không có lòng "nhân đức" được như hai hồn kia. Chỉ biết rằng ở trên dương thế, tôi cứu chữa được nhiều người khỏi bệnh.

Diêm vương nổi giận mắng:

-Vậy ra khi ta sai quỉ Vô thường lên dương gian bắt hồn về thì chính mi đã cản lại mệnh ta ! Đem bỏ vạc dầu !

-Hồn thầy thuốc quì lạy, vừa khóc vừa tâu:

-Xin đại vương đình lại cho một đêm, để tôi về mách con trai tôi đi ăn trộm, con gái tôi đi làm đĩ, chớ làm chuyện phúc đức mà bị bỏ vào vạc dầu !

BẨM CHÓ CẢ

Nhà nho nọ thấy quan lại tham nhũng, trong lòng rất khinh. Một hôm các quan đến nhà chơi, trong số đó có mấy bạn đồng song thuở trước. Ông ta bảo người nhà dọn rượu thết.

Người nhà bưng mâm lên, ông ta đứng dậy thưa:

-Chả mấy khi rồng đến nhà tôm, các ngài có bụng yêu nhà nho thanh bạch đến chơi, có chén rượu nhạt xin các ngài chiếu cố cho.

Các quan cầm đũa, gắp mấy món. Các quan ăn thấy ngon miệng , liền khề khà hỏi:

-Đây dĩa gì, kia bát gì?

Nhà nho thong thả nói:

-Đây là chó, kia cũng là chó, bẩm toàn chó cả.

BẨM TOÀN GẠO, MUỐI​

Một quan huyện ********** rất bẫm, với dân rất tàn nhẫn. Có giấy đổi quan đi nơi khác. Đợi mãi chẳng thấy ma nào lên tống tiễn cả, bà huyện gọi nha lại trách :

-Dân tình ở đây sao mà bạc thế ! Quan phụ mẫu sắp đổi đi nơi khác mà chẳng thấy đứa nào lên tiễn chân cả.

Nha lại thưa:

-Bẩm bà lớn, cả làng huyện đã sắp sẵn đồ lễ tiễn quan rồi đấy ạ !

Bà huyện mừng rỡ hỏi:

-Họ lễ gì thế các thầy !

Nha lại ân cần thưa:

-Bẩm toàn gạo, muối.

MẤT TRỘM BÒ​

Một người vừa mới tậu được con bò. Tối đi ngủ, anh ta chốt chuồng bò cẩn thận rồi lại đặt cái chỏng ngay lối ra vào mà nằm ngủ. Ấy thế mà ban đêm, kẻ trộm vẫn dắt mất bò của anh ta.

Xót ruột, anh ta trình quan:

-Bẩm quan, chắc là chúng nó dắt bò chui qua chõng con nằm mà đi ra.

Quan nghe nói vô lý quá bật cười :

-Con bò chứ có phải con chó, con mèo đâu mà chui qua gầm chõng!

-Dạ, bẩm quan, thế thì chúng nó dắt bò của con chui qua lối nào ạ? Sáng dậy cái chõng con nằm vẫn để y nguyên ở chỗ cũ chắn lối ra vào kia mà !

-Đồ ngốc! Mày ngủ say, chúng nó khiêng chõng mày nằm ra một bên, dắt bò ra rồi lại khiêng về chỗ cũ...

Người kia vỡ lẽ nói:

-À, thế ra quan thông đồng với bọn trộm, nên mới tỏ tường được như thế chứ !
(còn nữa)​
 
S

scientists

TRUNG THẦN NGHĨA SĨ CẢ​

Nhà vua vi hành (vi hành là cải trang thành dân để đi dò xét dân tình) gặp một ông lão đang cày ngoài đồng. Nhà vua đứng lại hỏi thăm về ruộng nương, lúa má, rồi lân la hỏi đến chính sự, tư cách quan địa hạt thế nào.

Ông lão nói:

-Ối chà! Các quan ở đây đều là những bậc trung thần nghĩa sĩ cả.

Nhà vua hỏi:

-Làm sao mà lão biết?

Ông lão đáp:

-Tôi xem hát xưa nay, thấy những vai nịnh như Đổng Trác, Tào Tháo đều mặt trắng mà các quan ở đây, tôi chưa thấy ông nào mặt trắng như thế bao giờ ! Ông nào cùng mặt mũi hồng hào béo tốt cả !

CỨ BẢO TUỔI SỬU CÓ ĐƯỢC KHÔNG?​

Đồn rằng có một ông huyện rất thanh liêm, không ăn của đút bao giờ. Bà huyện thấy tính chồng như vậy cũng không dám nhận lễ của ai. Có làng nọ muốn nhờ quan huyện bênh cho được kiện, nhưng mang lễ vật gì đến, quan cũng gạt đi hết. Họ mới tìm cách đút lót với bà huyện. Bà huyện cũng chối đây đẩy :

-Nhà tôi thanh liêm lắm, tôi mà nhận của các ông thì mươi, mười lăm năm sau, ông ấy biết ông ấy vẫn còn rầy rà tôi cơ đấy !

Dân làng năn nỉ mãi, bà nể tình mới bày cách :

-Quan huyện nhà tôi tuổi tí (tí là tuổi chuột, sửu là tuổi trâu). Dân làng đã có ý như vậy, thì hãy về đúc một con chuột bạc đến đây, rồi tôi thử cố nói giùm cho, họa may được chăng !

Dân làng nghe lời, về đúc một con chuột cống thật to, ruột đặc, toàn bằng bạc, đem đến.

Một hôm, ông huyện trông thấy con chuột bạc, mới hỏi ở đâu ra, bà huyện đem đầu đuôi câu chuyện kể lại. Nghe xong, ông huyện mắng:

-Sao mà ngốc vậy! Lại đi bảo là tuổi "tí" ! Cứ bảo là tuổi "sửu " có được không?

QUAN LỚN MUA VÀNG

Theo lệ ngày xưa, ai làm quan thì mua món gì cũng chỉ phải trả nửa giá tiền, trừ mua vàng phải trả đủ.

Một hôm quan nọ vừa đến nhận chức, bảo hiệu bán vàng đem hai lạng đến bán cho ngài. Chủ hiệu vàng nghe tiếng quan dữ như cọp, mới bẩm:

-Vàng mỗi lạng giá sáu chục đồng, song quan lớn thì trả một nữa cũng được.

Quan cầm hai lạng vàng xem, rồi ung dung bỏ một lạng vào túi. Chủ hiệu tưởng quan chỉ mua có một lạng, còn lạng kia trả lại, nên khi quan vào nhà trong, anh ta vẫn đứng đấy đợi trả tiền. Hồi lâu quan ra thấy vậy mới hỏi:

-Mua bán xong rồi còn đứng đấy làm gì?

Chủ hiệu vàng đáp:

-Con chờ quan lớn trả tiền cho.

Quan bảo:

-Tiền trả rồi còn đòi gì nữa?

Chủ hiệu vàng đáp:

-Hai lạng, quan trả một lạng, lấy một lạng.

Quan nổi giận:

-Nhà ngươi lạ thật ! Nhà ngươi bảo ta trả một nữa cũng được. Ta mua hai lạng, nhưng chỉ lấy một, trả lại một, chẳng phải là ta đã trả một nữa là gì !

TRẢ ƠN CON LỢN​

Có hai anh em kết nghĩa đèn sách. Một anh gặp may thi đỗ, ra làm quan, liền trở mặt. Bạn đến thăm nhiều lần, lần nào cũng cho người ra bảo, khi thì ngài giấc, ngài ngơi, khi thì ngài bận công việc không tiếp. Năm bảy phen như thế, anh này giận lắm.

Một hôm, anh ta mua một con lợn, quay vàng, để lên mâm bưng tới. Lính lệ vào bẩm, một lát trở ra, niềm nở mời vào.

Vào đến nơi, quan chào vồn vã rồi sai lính lệ mang trầu ra mời. Anh ta cầm lấy miếng trầu, đút vào miệng con lợn, vái nó mấy vái mà rằng:

-Tao trả ơn mày ! Nhờ mày tao mới lọt vào cửa quan để nhìn lại bạn cũ !

HAI KIỂU ÁO​

Một ông quan lớn đến thợ may may một cái áo thật sang để tiếp khách. Biết quan xưa nay nổi tiếng luồn cúi quan trên, hách dịch với dân, người thợ may hỏi:

-Xin quan lớn cho biết ngài may chiếc áo để tiếp ai ạ?

Quan chạm lòng tự ái cau mày lại:

-Nhà ngươi muốn biết như thế để làm gì?

Người thợ may liền đáp:

-Thưa ngài, con hỏi để may cho vừa. Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt đằng trước phải may ngắn đi dăm tấc. Còn nếu ngài mặc để tiếp dân, thì vạt đằng sau phải may ngắn lại.

Quan ngẫm nghĩ một hồi, gật gù cho là chí lí, truyền:

-Thế thì nhà ngươi may cho ta cả hai kiểu.

(còn nữa)​
 
S

scientists

ĐÁNH QUÂN NGŨ SÁCH​

Ngũ sách là tên một con bài tổ tôm

Lính huyện đi tuần đêm, bắt được đám tổ tôm. Sáng hôm sau đem lên công đường để tân công.

Quan chưa biết việc gì, cứ bảo nọc ra đánh. Lính cầm roi hỏi:

-Bẩm quan đánh bao nhiêu ạ?

Quan đang dở ngủ dở thức mơ màng đến quân bài đánh cho cụ thượng lúc gà gáy, bảo:

-Đánh quân ngũ sách !


DÂN GIẦN QUAN

Có hai anh lính hầu hạ quan lâu ngày, thấy quan đã ác lại hay ăn/tiền, ai có việc vào cửa quan là y như bị đánh đập tàn tệ, đến lúc xì tiền ra mới thôi.

Một hôm, rỗi rãi, hai anh ngồi kháo chuyện với nhau nói xấc quan. Một anh bảo:

-Ác thế thì có ngày dân nó quật lại cho mà xem.

Quan quán quạn chi quàn quan
Dân dấn dận chi dần dân
Quan là quan, quan quàn quan
Dân là dân, dân giần quan

Chẳng ngờ, quan đi qua nghe được, trợn mắt hỏi:

-Bay nói gì thế?

Anh kia nói chữa:

-Bẩm quan, con bảo : Quan quản dân, dân..... cần quan. Không có quan thì ai cai trị dân.


TRI KỶ

Một ông quan võ tính thích thơ nôm. Ở cạnh nhà, có một anh chỉ khéo tán ăn. Hễ làm được bài thơ nào, ông quan võ thường gọi anh ta sang đọc cho nghe, anh ta tán tụng khen hay. Thế là lại cho ăn uống. Một hôm, quan cho gọi anh ta sang chơi. Lúc ngồi ăn quan nói:

-Tôi mới làm được một cái chuồng chim ở sau vườn, nhân nghĩ được một bài tứ tuyệt, đọc bác nghe, xem có được không?

-Dạ xin ngài cứ đọc.

Ông quan võ vừa gật gù vừa ngâm:

Bốn cột chênh vênh đứng giữa trời.
Đứa thì bay bổng đứa bay khơi.
Ngày sau nó đẻ ra con cháu.
Nướng chả băm viên, đánh chén hơi.

Anh kia nức nở khen:

-Hay lắm, xin ngài đọc lại từng câu cho tôi được thưởng thức hết cái hay của bài thơ.

Quan đọc lại:

-Bốn cọc chênh vênh đứng giữa trời.

Anh kia tán:

-Hay ! Tôi nghiệm như câu này, có lẽ ngài sẽ làm đến quan tứ trụ (tứ trụ: bốn vị quan to trong triều. Nịnh khéo ở chỗ là bốn cột tức là tứ trụ )

Quan đọc lại:

-Đứa thì bay bổng đứa bay khơi.

Anh kia tán:

-Ngài còn thăng quan chưa biết đến đâu !

Quan đọc đến câu:

Ngày sau nó đẻ ra con cháu

Anh kia tán:

-Hay tuyệt ! Con cháu ngài còn vô số.

Quan đọc tiếp. Anh kia ngập ngừng rồi lại khen:

-Hay quá ! Cảnh ngài về sau tha hồ mà phong lưu phú quí !

Ông quan võ, mũi nở bằng cái thúng, đắc chí, rung đùi, rót rượu mời anh kia và bảo:

-Thơ tôi được cái tự nhiên. Bây giờ nhân có thi hứng, tôi làm thử một bài tức cảnh nữa, anh nghe xem thế nào nhé !

-Bẩm, thế thì hân hạnh quá !

Quan nhìn chung quanh, trông thấy con chó, làm luôn bài thơ rằng:

Chẳng phải voi, chẳng phải trâu,
Ấy là con chó cán gâu gâu,
Khi ngủ với nhau thì phải đứng
Cả đời không ăn một miếng trầu

Anh kia gật gù khen hay. Hai người mời nhau uống trà tàu, rồi anh kia cũng xin họa một bài:

Quanh quanh đằng đ í t lại đằng đầu
Hễ thấy ai vào cắn gâu gâu
Ăn hết của thơm cùng của thối
Trăm năm chẳng được chén trà tàu.
 
S

scientists

QUAN ĐỐI VỚI "CHÓ"

Một hôm quan huyện Thạch Thành qua bến đò Thạch gặp một thằng bé cắp sách đi học. Thằng bé nhìn quan vẻ lơ láo. Quan gọi lại bảo:

-Mày đã cắp sách đi học, hẳn phải biết đối, bây giờ tao ra một vế, nếu mày đối được thì có thưởng mà không đối được thì tao sẽ đánh đòn vì tội vô lễ nghe chưa.

Thằng bé nhơn nhơn gật đầu. Quan bèn đọc:

-Quan huyện Thạch sang bến đò Thạch.

Thằng bé gãi đầu gãi tai:

-Bẩm quan....có cho phép thì con mới dám nói !

Quan giục:

-Cứ đối xem !

Thằng bé bây giờ mới mạnh bạo đọc:

-Con chó vàng ăn cục c*'c vàng.


THẦN BIA TRẢ NGHĨA​

Có một ông lãnh binh, lúc nào bên lưng cũng đeo khẩu súng kè kè, nhưng lại bắn rất tồi. Có cái bia sau nhà, đứng cách mấy sải tay mà tập mãi vẫn chưa bắn được phát nào tin. Chẳng may cho quan, bắn chưa thạo thì đã có lệnh gọi ra đánh giặc.

Vừa ra trận buổi đầu đã thua, quan bỏ mặc quân lính đấy, chạy thoát thân. Nhưng giặc đuổi riết, cố bắt cho được. Quan sắp đến đường cùng, bỗng có một vị thần ở đâu hiện ra, cõng quan chạy vào rừng. Vào đến giữa rừng, quan biết mình đã chạy thoát, mới hoàn hồn hỏi vị thần kia:

-Xin cho biết người ở đâu? Chẳng hay vì sao lại có lòng tốt mà cứu tôi như vậy?

Vị thần trả lời:

-Ta là thần bia ở trong vườn nhà ông. Trong bấy nhiêu năm nay ở nhà ông, nhờ ông có lòng nhân đức nên mới sống được tới ngày nay. Cảm cái ơn ấy, hôm nay ông lâm nạn, tôi cứu ông để trả nghĩa vậy.


QUAN SỢ AI​

Ông quan nọ hống hách hay đánh người, tưởng chừng như không ai to hơn mình nữa. Một hôm, trời mưa, quan rỗi việc bắt chuyện với anh lính hầu cho qua thì giờ. Anh lính hầu mới thủ thỉ hỏi, có vẻ nịnh:

-Bẩm, từ khi ra làm việc, quan có sợ ai không?

Quan vuốt râu nói:

-Ta làm quan chỉ sợ đấng minh quân thôi.

-Bẩm, thế ông vua ngày nay có phải là đấng minh quân không ạ?

-Thằng này hỏi hay chửa? Không phải là minh quân sao lại làm được vua?

-Bẩm vua có sợ ai không ạ?

-Vua là thiên tử, còn sợ ai nữa?

Anh lính ngẫm nghĩ một lúc rồi thưa:

-Bẩm con tưởng thiên tử là con trời thì còn phải sợ trời chứ ạ!

-Ừ thì sợ trời, nhưng trời thì không sợ ai cả.

-Bẩm, con tưởng trời thì phải sợ mây, mây có thể che kín trời.

Nghe nói cũng có lý, quan bèn hỏi gặn:

-Thế mày bảo mây có sợ ai không?

-Bẩm mây sợ gió, gió thổi bạt mây.

-Thế gió sợ ai?

-Bẩm gió sợ sức tường, tường cản gió lại.

-Bức tường sợ ai?

-Bức tường sợ chuột cống, chuột cống khoét đổ tường.

-Chuột cống sợ ai?

-Chuột cống sợ mèo.

-Mèo sợ ai?

-Mèo sợ chó.

-Chó sợ ai?

-Bẩm chó mà cắn càn thì có ngày người ta vác gậy đánh chết ạ!
 
S

sasani

1. KIỆN TRỜI​

Một thầy lại về hưu trí. Có người anh em họ nghèo túng, tưởng thầy giàu đến hỏi vay tiền. Thầy nói:

-Tôi tính hay rượu được đồng nào uống hết. Chú bảo tôi làm đơn đi kiện thì tôi làm cho, chú vay tiền thì tôi không có.

Người kia nói:

-Tôi nhờ bác làm hộ cái đơn kiện trời, tôi ăn ở hiền lành mà sao phải bần cùng mãi.

Thầy lại lấy giấy viết ngay, rồi đốt đi để kiện trời (theo phong tục ngày trước , văn, sứ tâu quỉ thần đều phải đốt đi thì quỉ thần mới nhận được). Trời thấy đơn, nổi giận lôi đình hôm sau sai Đại thánh xuống bắt người kiện. Tôi, thổ công báo mộng cho người kiện biết: " mai, trời sai Đại thánh bắt mày đấy ".

Người kia sợ lắm, sáng sớm đến nói ngay cho thầy lại nghe. Thầy bảo:

-Chú cứ về dọn rượu ra, ta cùng đánh chén, còn công việc đó để mặc tôi.

Người kia biện rượu ra về, thầy lại uống hết. Thấy Đại thánh đến ngõ, thầy nói to:

-Đại thánh đánh trời, còn không có tội, huống chi ta.

Đại thánh sợ bỏ chạy. Hôm sau, Trời tức quá sai lão tử xuống bắt. Thổ công lại báo mộng cho người kiện biết. Người kia lại nói với thầy lại. Thầy nói:

-Chú lại về dọn rượu ra, không việc gì mà sợ.

Lúc Lão tử đến ngõ, thầy nói to:

-Lão Tử ở trong bụng mẹ bảy mươi năm còn không có tội, huống chi ta.

Lão Tử sợ chạy mất. Hôm sau, trời sai Phật ba xuống bắt. Thổ công lại báo mộng cho người kiện biết. Người kia lại nói với thầy lại. Thầy nói:

-Chú về mua rượu , tôi sang ngay.

Lúc Phật bà tới ngõ, thầy lại nói to:

-Phật bà trái ý bố mẹ, không lấy chồng, còn không có tội , huống chi ta.

Phật bà chạy mất. Hôm sau trời sai Lục đinh, Lục giáp xuống bắt. Thổ công lại báo mộng cho người kiện biết. Người kia lại nói với thầy lại. Thầy nói:

-Lần này chú mua thật nhiều rượu vào, uống xong tôi sẽ đi thay cho chú.

Lục đinh, Lục giáp đến bắt thầy giải lên Thiên đình. Trời truyền quỉ sứ đi mua nghìn quan tiền dầu, để bỏ thầy lại vào vạc nấu. Thầy lại nói với quỉ sứ:

-Năm trăm quan cũng đủ chết tôi rồi, còn năm trăm thì anh em để đấy mua đồ nhắm rượu giải phiền, vì anh em làm việc quan khó nhọc.

Quỉ sứ nghe êm tai, mua ngay rượu thịt cùng uống no say, nằm bất tỉnh nhân sự. Thầy lại vào tâu trời:

-Tội tôi phải mua một nghìn quan tiền dầu mà nấu mới đáng, chứ năm trăm quan thì nhẹ quá.

Trời nói:

-Trẫm đã truyền lệnh bảo mua một nghìn quan rồi mà.

Thầy lại nói:

-Bẩm quả chỉ có năm trăm quan thôi ạ !

Trời ra xem, thấy chỉ có năm trăm quan. Giận lắm, nói:

-Ở thiên đình còn có kẻ làm bậy, huống chi ở dương thế. Tha nó về.

ĐI TU PHẢI TỘI

Ngày xưa có một ông sư và một ****** chết xuống âm phủ. Vua Diêm vương đem ra tra hỏi, nếu ai không có tội thì tha, lại cho hóa kiếp làm người, nếu ai có tội thì bắt bỏ ngục hay bắt đầu thai làm súc vật. Khi Diêm vương hỏi thì đĩ tâu :

-Lúc tôi còn sống, tôi chỉ mua vui cho người ta, ai buồn bực điều gì, đến tôi thì quên hết.

Hỏi ông sư, ông tâu:

-Lúc tôi còn sống, tôi chỉ cứu nhân độ thế. Hễ ai ốm đau, tôi làm chay tụng niệm cho họ khỏi chết.

Vua Diêm vương phán:

-À, thằng này là của không vừa, chỉ ăn không có nói, dối trên lừa dưới. Ai đến số chết thì ta mới sai quỉ sứ đi bắt, thế mà nó dám cầu nguyện cho họ khỏi chết, cưỡng lại mệnh ta, khoe khoang với người đời lên mặt cứu nhân độ thế. Quỉ sứ đâu ! Đem giam nó vào ngục, rồi sau này hãy cho làm kiếp chó !

Và chỉ vào ******:

-Còn con kia chỉ mua vui cho người ta, xét ra không có tội gì cho lên làm kiếp người!

Ông sư tức quá phàn nàn:

-Đi tu phải tội, làm đĩ được phúc !

BẨM CHÓ CẢ​

Nhà nho nọ thấy quan lại tham nhũng, trong lòng rất khinh. Một hôm các quan đến nhà chơi, trong số đó có mấy bạn đồng song thuở trước. Ông ta bảo người nhà dọn rượu thết.

Người nhà bưng mâm lên, ông ta đứng dậy thưa:

-Chả mấy khi rồng đến nhà tôm, các ngài có bụng yêu nhà nho thanh bạch đến chơi, có chén rượu nhạt xin các ngài chiếu cố cho.

Các quan cầm đũa, gắp mấy món. Các quan ăn thấy ngon miệng , liền khề khà hỏi:

-Đây dĩa gì, kia bát gì?

Nhà nho thong thả nói:

-Đây là chó, kia cũng là chó, bẩm toàn chó cả.

BẨM TOÀN GẠO, MUỐI

Một quan huyện ******* rất bẫm, với dân rất tàn nhẫn. Có giấy đổi quan đi nơi khác. Đợi mãi chẳng thấy ma nào lên tống tiễn cả, bà huyện gọi nha lại trách :

-Dân tình ở đây sao mà bạc thế ! Quan phụ mẫu sắp đổi đi nơi khác mà chẳng thấy đứa nào lên tiễn chân cả.

Nha lại thưa:

-Bẩm bà lớn, cả làng huyện đã sắp sẵn đồ lễ tiễn quan rồi đấy ạ !

Bà huyện mừng rỡ hỏi:

-Họ lễ gì thế các thầy !

Nha lại ân cần thưa:

-Bẩm toàn gạo, muối.
 
S

sasani

TRẢ ƠN CON LỢN​

Có hai anh em kết nghĩa đèn sách. Một anh gặp may thi đỗ, ra làm quan, liền trở mặt. Bạn đến thăm nhiều lần, lần nào cũng cho người ra bảo, khi thì ngài giấc, ngài ngơi, khi thì ngài bận công việc không tiếp. Năm bảy phen như thế, anh này giận lắm.

Một hôm, anh ta mua một con lợn, quay vàng, để lên mâm bưng tới. Lính lệ vào bẩm, một lát trở ra, niềm nở mời vào.

Vào đến nơi, quan chào vồn vã rồi sai lính lệ mang trầu ra mời. Anh ta cầm lấy miếng trầu, đút vào miệng con lợn, vái nó mấy vái mà rằng:

-Tao trả ơn mày ! Nhờ mày tao mới lọt vào cửa quan để nhìn lại bạn cũ !

HAI KIỂU ÁO​

Một ông quan lớn đến thợ may may một cái áo thật sang để tiếp khách. Biết quan xưa nay nổi tiếng luồn cúi quan trên, hách dịch với dân, người thợ may hỏi:

-Xin quan lớn cho biết ngài may chiếc áo để tiếp ai ạ?

Quan chạm lòng tự ái cau mày lại:

-Nhà ngươi muốn biết như thế để làm gì?

Người thợ may liền đáp:

-Thưa ngài, con hỏi để may cho vừa. Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt đằng trước phải may ngắn đi dăm tấc. Còn nếu ngài mặc để tiếp dân, thì vạt đằng sau phải may ngắn lại.

Quan ngẫm nghĩ một hồi, gật gù cho là chí lí, truyền:

-Thế thì nhà ngươi may cho ta cả hai kiểu.
 
Top Bottom