M
minhtansmack
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Sáng nay (15-8), chương trình tín dụng đối với học sinh - sinh viên (HSSV) sẽ tổng kết một năm triển khai thông qua cầu truyền hình trực tuyến tại Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng và Cần Thơ. Tuổi Trẻ đã có cuộc phỏng vấn ông Võ Minh Hiệp - phó tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội phụ trách khu vực phía Nam - xung quanh việc cho HSSV vay vốn. * Khó khăn nhất trong thực hiện chương trình này là gì, thưa ông?
- Khó khăn lớn nhất là nguồn vốn. Thời gian vay vốn bình quân năm năm học. Cho vay năm 2007 nhưng đến năm 2013 chúng tôi mới thu được nguồn vốn ban đầu, lúc đó mới có thể quay vòng nguồn vốn. Vì vậy bước đầu chúng tôi phải "bơm" ra một nguồn vốn rất lớn để đáp ứng nhu cầu của người vay.
Chính phủ đã chỉ đạo sát sao theo từng năm học và từng học kỳ, để làm sao tạo lập nguồn vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội chủ động triển khai ngay từ năm học mới. Tuy nhiên, chúng tôi đã đề nghị với các bộ ngành bố trí nguồn vốn cho chúng tôi ổn định từ ngân sách nhà nước hằng năm, hoặc phát hành trái phiếu chính phủ, hoặc vay từ nguồn vốn ODA ngay từ đầu năm. Không nên tập trung dồn theo học kỳ của năm học vì các chương trình học nghề rải đều trong năm, nhu cầu vay xuyên suốt trong năm.
* So với năm trước, năm nay chương trình cho vay HSSV có những điểm gì mới?
- Năm nay có một quy định mới là giấy cam kết trả nợ của HSSV. Ngân hàng Chính sách xã hội cùng các bộ ngành đã thống nhất HSSV sau khi ra trường, ký được hợp đồng lao động với một đơn vị lao động nào đó, trong vòng 60 ngày phải thông báo địa điểm làm việc của mình với gia đình, nhà trường và cam kết có trách nhiệm trả nợ cùng với gia đình.
Nếu không thực hiện đúng cam kết thì ngân hàng, gia đình, nhà trường có quyền làm việc với người có trách nhiệm nơi HSSV đó làm việc để thu hồi nợ từ thu nhập của HSSV đó. HSSV ra trường làm giấy cam kết trả nợ, lúc đó nhà trường mới xác nhận HSSV đó tốt nghiệp và cấp giấy chứng nhận hay phát bằng tốt nghiệp.
Phụ huynh và HSSV vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội TP.HCM- Ảnh: N.Hùng
* Nếu trong vòng một năm sau khi ra trường, HSSV đó vẫn chưa xin được việc làm thì sao?
- Ra trường có người xin được việc làm ngay, nhưng cũng có người chưa xin được việc. Vì vậy khi ra trường Ngân hàng Chính sách xã hội ân hạn thêm một năm, có nghĩa là năm đầu tiên khi ra trường ngân hàng vẫn chưa yêu cầu họ trả nợ. Sau thời gian đó phải cam kết trả nợ hằng năm, thời gian có thể bằng một chu kỳ vay khoảng 4-5 năm. Nếu trả nợ sớm thì được miễn giảm lãi.
* Có ý kiến cho rằng nên nâng mức vay, ý kiến của ông thế nào?
- Đây là vấn đề mà các hộ vay, HSSV rất quan tâm. Mức cho vay 800.000 đồng/tháng đã là sự quan tâm rất lớn của Chính phủ. Theo tôi, hằng năm nếu có biến động lớn về giá cả sinh hoạt, mức học phí tăng lên thì đề nghị các bộ ngành chức năng nên nghiên cứu và trình cho Chính phủ mức cho vay tối đa hợp lý.
* Theo phản ảnh của nhiều HSSV, thời gian qua thủ tục vay còn rườm rà.
- Trong quá trình thực hiện, ở nơi này nơi nọ còn có một số rắc rối. Tuy nhiên, theo tôi thủ tục đã khá đơn giản. HSSV "kêu" nhiều vì trước đây HSSV vay trực tiếp, lúc nào có nhu cầu thì đến vay trực tiếp với ngân hàng nơi mình học. Bây giờ thì cho vay theo hộ gia đình ở địa phương nên một số HSSV cho rằng cách đó là khó khăn. Tuy nhiên, vay trực tiếp thì hiệu quả không bằng. Trước đây nợ quá hạn rất nhiều, nhiều HSSV không trả được nợ, nhưng trong vòng một năm thực hiện cho vay hộ gia đình, dư nợ cho vay đã lên tới gần 5.300 tỉ đồng.
- Khó khăn lớn nhất là nguồn vốn. Thời gian vay vốn bình quân năm năm học. Cho vay năm 2007 nhưng đến năm 2013 chúng tôi mới thu được nguồn vốn ban đầu, lúc đó mới có thể quay vòng nguồn vốn. Vì vậy bước đầu chúng tôi phải "bơm" ra một nguồn vốn rất lớn để đáp ứng nhu cầu của người vay.
Chính phủ đã chỉ đạo sát sao theo từng năm học và từng học kỳ, để làm sao tạo lập nguồn vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội chủ động triển khai ngay từ năm học mới. Tuy nhiên, chúng tôi đã đề nghị với các bộ ngành bố trí nguồn vốn cho chúng tôi ổn định từ ngân sách nhà nước hằng năm, hoặc phát hành trái phiếu chính phủ, hoặc vay từ nguồn vốn ODA ngay từ đầu năm. Không nên tập trung dồn theo học kỳ của năm học vì các chương trình học nghề rải đều trong năm, nhu cầu vay xuyên suốt trong năm.
* So với năm trước, năm nay chương trình cho vay HSSV có những điểm gì mới?
- Năm nay có một quy định mới là giấy cam kết trả nợ của HSSV. Ngân hàng Chính sách xã hội cùng các bộ ngành đã thống nhất HSSV sau khi ra trường, ký được hợp đồng lao động với một đơn vị lao động nào đó, trong vòng 60 ngày phải thông báo địa điểm làm việc của mình với gia đình, nhà trường và cam kết có trách nhiệm trả nợ cùng với gia đình.
Nếu không thực hiện đúng cam kết thì ngân hàng, gia đình, nhà trường có quyền làm việc với người có trách nhiệm nơi HSSV đó làm việc để thu hồi nợ từ thu nhập của HSSV đó. HSSV ra trường làm giấy cam kết trả nợ, lúc đó nhà trường mới xác nhận HSSV đó tốt nghiệp và cấp giấy chứng nhận hay phát bằng tốt nghiệp.
* Nếu trong vòng một năm sau khi ra trường, HSSV đó vẫn chưa xin được việc làm thì sao?
- Ra trường có người xin được việc làm ngay, nhưng cũng có người chưa xin được việc. Vì vậy khi ra trường Ngân hàng Chính sách xã hội ân hạn thêm một năm, có nghĩa là năm đầu tiên khi ra trường ngân hàng vẫn chưa yêu cầu họ trả nợ. Sau thời gian đó phải cam kết trả nợ hằng năm, thời gian có thể bằng một chu kỳ vay khoảng 4-5 năm. Nếu trả nợ sớm thì được miễn giảm lãi.
* Có ý kiến cho rằng nên nâng mức vay, ý kiến của ông thế nào?
- Đây là vấn đề mà các hộ vay, HSSV rất quan tâm. Mức cho vay 800.000 đồng/tháng đã là sự quan tâm rất lớn của Chính phủ. Theo tôi, hằng năm nếu có biến động lớn về giá cả sinh hoạt, mức học phí tăng lên thì đề nghị các bộ ngành chức năng nên nghiên cứu và trình cho Chính phủ mức cho vay tối đa hợp lý.
* Theo phản ảnh của nhiều HSSV, thời gian qua thủ tục vay còn rườm rà.
- Trong quá trình thực hiện, ở nơi này nơi nọ còn có một số rắc rối. Tuy nhiên, theo tôi thủ tục đã khá đơn giản. HSSV "kêu" nhiều vì trước đây HSSV vay trực tiếp, lúc nào có nhu cầu thì đến vay trực tiếp với ngân hàng nơi mình học. Bây giờ thì cho vay theo hộ gia đình ở địa phương nên một số HSSV cho rằng cách đó là khó khăn. Tuy nhiên, vay trực tiếp thì hiệu quả không bằng. Trước đây nợ quá hạn rất nhiều, nhiều HSSV không trả được nợ, nhưng trong vòng một năm thực hiện cho vay hộ gia đình, dư nợ cho vay đã lên tới gần 5.300 tỉ đồng.
* Một trong những vấn đề nan giải nhất của người vay là hộ khẩu thường trú: hộ khẩu thường trú một nơi, người ở một ngả, nhiều người đã ở xa nơi đăng ký hộ khẩu nhiều năm, họ không thể vay vốn ở quê.
- Ngân hàng đã tính trước điều này nên hướng dẫn thủ tục vay vốn xác định rõ người vay vốn phải có hộ khẩu thường trú tại địa phương nơi vay vốn. Nếu không có hộ khẩu thường trú, có đăng ký tạm trú dài hạn nơi mình sinh sống thì vay tại nơi tạm trú dài hạn. Ví dụ hộ khẩu thường trú ở Long An nhưng về TP.HCM sinh sống thì đề nghị địa phương nơi đang cư trú xác nhận, sẽ vay vốn tại nơi đang tạm trú chứ không cần phải quay về quê.