H
hiensau99
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Năm cuối trường đại học, có một khóa học gọi là "Cuộc sống".
Tiết học cuối cùng, thầy giáo nói kiểm tra . “Ba câu hỏi cũng rất là đơn giản.” Thầy cười và nói “Trò nào nhớ sinh nhật của cha mẹ thì giơ tay lên nào !”
Trong tích tắc, tất cả nữ sinh trong lớp đều giơ tay, có mấy nam sinh rụt rè giơ lên rồi lại bỏ tay xuống.
Thầy tiếp tục hỏi : “Trong trường chúng ta có ba nhân viên vệ sinh, ai có thể nêu tên 2 người trong số họ nào ?” Lúc này mọi người đều im bặt. Bốn năm ròng, tại sao từ xưa đến giờ không chú ý đến họ kia chứ ?
Sau đó thầy đưa ra câu hỏi thứ ba : “Trò nào đã từng tự tát vào mặt mình chưa hả ?” Nghe xong, tất cả học sinh đều bật cười.
“Tự vã vào mặt mình, có lẽ chỉ có thằng khờ hay thằng khùng mới làm thế thôi !”
Tiếng bàn luận dần dần dịu xuống, thầy bèn nói : “ Tiết học về ‘cuộc sống’ chủ yếu hướng dẫn chúng ta xác định lập trường về thế giới quan và nhân sinh quan, dạy cho chúng ta làm thế nào làm chủ chính mình, làm thế nào để trở thành người có đức có tài. Ba bài kiểm tra trong ngày hôm nay, có thể nói rằng đó là một bài kiểm tra đại khái dành cho các em.”
“Đề thứ nhất --- nhớ sinh nhật của cha mẹ” Thầy dùng phấn ấn lên bảng viết rõ hai chữ “Hiếu đạo”, “Hiếu đạo dạy ta bổn thiện, người có tâm hiếu đạo, nhất định sẽ là một cái gốc tốt, gốc tốt mới có thể nở ra những đóa hoa đẹp và sản sinh ra những quả ngon ngọt. ”
“Đề thứ hai --- nhớ tên mỗi một người xung quanh mình.” Thầy lại dùng phấn viết lên bảng hai chữ “Tôn trọng”, “Nhớ tên người khác là biểu thị sự tôn trọng với người đó, tôn trọng đối phương mới nhận được sự tôn trọng của người đó dành cho mình. Tôn trọng giúp người khoan dung hơn. Tảng đá dày và rộng mới có thể chống đỡ, lòng người rộng rãi độ lượng mới lập nên sự nghiệp. ”
“Đề cuối cùng --- Nếu như các em không nhớ sinh nhật của cha mẹ, lại không thể nêu tên người lao công, vậy thì, các em đáng tự vã vào mặt mình rồi !” Thầy lại viết lên bảng hai chữ “Kiểm điểm”, “Kiểm điểm thúc đẩy con người tiến bộ, có kiểm điểm mới có ăn năn, có ăn năn mới có tiến bộ, mới có khả năng thành tài. ”
“Cả ba đề tưởng chừng rất đơn giản nhưng lại hàm ý triết lý cuộc sống sâu sắc : Một con người có tốt hay không, quyết định vào tương lai của người ấy có thể nhờ được hay không; Độ lượng hay không, quyết định vào họ có biết cách phát huy tác dụng của mình hay không; có liên tục kiểm điểm và tiến bộ hay không, sẽ quyết định họ có không ngừng tiến về phía trước không, để cho bản thân ngày một có ích và giá trị! ”