Vật lí 12 dao động tắt dần - cưỡng bức

mâypr0

Học sinh chăm học
Thành viên
29 Tháng tám 2017
472
95
51
TP Hồ Chí Minh
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1) Một con lắc dao động tắt dần chậm, cứ sau mỗi chu kì biên độ giảm 3%. Phần năng lượng của con lắc bị mất đi trong một dao động toàn phần là bao nhiêu phần trăm
2) Cơ năng của một dao động tắt dần chậm giảm 5% sau mỗi chu kì. Sau mỗi chu kì biên độ giảm bao nhiêu phần trăm
3) Một con lắc lò xo đang dao động tắt dần, sau ba chu kì đầu tiên biên độ của nó giảm đi 10%. Phần trăm cơ năng còn lại sau khoảng thời gian đó là bao nhiêu phần trăm
4) Một con lắc đơn có khối lượng vật nặng là m, chiều dài dây treo là 1m, dao động điều hoà dưới tác dụng của ngoại lực F=[tex]F_{0}cos(2\pi ft+\frac{\pi }{2})[/tex] N. Lấy g=10m/s^2. Nếu tần số f của ngoại lực thay đổi từ 1Hz đến 2Hz thì biên độ dao động của con lắc sẽ như thế nào
5) Con lắc lò xo gồm vật nặng m=100g và lò xo nhẹ có độ cứng k=100N/m. Tác dụng một ngoại lực cưỡng bức biến thiên điều hoà biên độ F0 và tần số f1=6Hz thì biên độ dao động A1. Nếu giữ nguyên biên độ F0 mà tăng tần số ngoại lực đến f2=10Hz thì biên độ dao động ổn định là A2. So sánh A1 và A2
6) Một người xách một xô nước đi trên đường mỗi bước đi dài 45cm thì nước trong xô bị sóng sánh mạnh nhất. Chu kì dao động riêng của nước trong xô là 0,3s. Vận tốc của người đó là
7) Một con lắc lò xo gồm viên bi nhỏ khối lượng m có độ cứng k=10N/m. Con lắc dao động cưỡng bức dưới tác dụng của ngoại lực tuần hoàn có tần số góc [tex]\omega _{F}[/tex]. Biết biên độ của ngoại lực tuần hoàn không thay đổi. Khi thay đổi [tex]\omega _{F}[/tex] thì biên độ dao động của viên bi thay đổi và khi [tex]\omega _{F}[/tex]=10 rad/s thì biên độ dao động của viên bi đạt giá trị cực đại. Khối lượng m của viên bi bằng bao nhiêu
 
  • Like
Reactions: Dương Minh Nhựt

Bút Bi Xanh

Học sinh chăm học
Thành viên
29 Tháng bảy 2018
581
972
126
TP Hồ Chí Minh
THPT Đức Linh - Bình Thuận
1) Một con lắc dao động tắt dần chậm, cứ sau mỗi chu kì biên độ giảm 3%. Phần năng lượng của con lắc bị mất đi trong một dao động toàn phần là bao nhiêu phần trăm
2) Cơ năng của một dao động tắt dần chậm giảm 5% sau mỗi chu kì. Sau mỗi chu kì biên độ giảm bao nhiêu phần trăm
3) Một con lắc lò xo đang dao động tắt dần, sau ba chu kì đầu tiên biên độ của nó giảm đi 10%. Phần trăm cơ năng còn lại sau khoảng thời gian đó là bao nhiêu phần trăm
4) Một con lắc đơn có khối lượng vật nặng là m, chiều dài dây treo là 1m, dao động điều hoà dưới tác dụng của ngoại lực F=[tex]F_{0}cos(2\pi ft+\frac{\pi }{2})[/tex] N. Lấy g=10m/s^2. Nếu tần số f của ngoại lực thay đổi từ 1Hz đến 2Hz thì biên độ dao động của con lắc sẽ như thế nào
5) Con lắc lò xo gồm vật nặng m=100g và lò xo nhẹ có độ cứng k=100N/m. Tác dụng một ngoại lực cưỡng bức biến thiên điều hoà biên độ F0 và tần số f1=6Hz thì biên độ dao động A1. Nếu giữ nguyên biên độ F0 mà tăng tần số ngoại lực đến f2=10Hz thì biên độ dao động ổn định là A2. So sánh A1 và A2
6) Một người xách một xô nước đi trên đường mỗi bước đi dài 45cm thì nước trong xô bị sóng sánh mạnh nhất. Chu kì dao động riêng của nước trong xô là 0,3s. Vận tốc của người đó là
7) Một con lắc lò xo gồm viên bi nhỏ khối lượng m có độ cứng k=10N/m. Con lắc dao động cưỡng bức dưới tác dụng của ngoại lực tuần hoàn có tần số góc [tex]\omega _{F}[/tex]. Biết biên độ của ngoại lực tuần hoàn không thay đổi. Khi thay đổi [tex]\omega _{F}[/tex] thì biên độ dao động của viên bi thay đổi và khi [tex]\omega _{F}[/tex]=10 rad/s thì biên độ dao động của viên bi đạt giá trị cực đại. Khối lượng m của viên bi bằng bao nhiêu
GIẢI:
Câu 1)
* Ban đầu vật dao động với chu kỳ [tex]A[/tex], tương ứng với mức năng lượng: [tex]W_1=\frac{1}{2}KA^2[/tex]
* Sau một chu kỳ kế tiếp sau đó, chu kỳ của vật là: [tex]A'=\frac{100-3}{100}A=0,97A[/tex], tương ứng với mức năng lượng: [tex]W_2=\frac{1}{2}K.(0,97A)^2[/tex]
* Năng lượng đã bị mất đi là: [tex]\Delta W=W_1-W_2=\frac{1}{2}K.(1-0,97^2)A^2=0,02955.A^2(J)[/tex]
* Phần trăm năng lượng bị mất đi là: [tex]\frac{\Delta W}{W_1}.100=\frac{0,02955KA^2}{\frac{1}{2}KA^2}.100=5,91[/tex](%)
Câu 2) Em đọc bài số 1, rồi tự làm bài số 02 nhé. Đáp số là 3%
Câu 3) Em tự làm, tương tự bài số 01
Câu 4)
* Ta tính được tần số của con lắc đơn là: [tex]0,5(Hz)[/tex]
* Ta có đồ thị cộng hưởng như sau: DoThiCongHuong.jpg
Trong đó, [tex]f_0[/tex] là tần số con lắc đơn, [tex]f_0=0,5(Hz)[/tex]; [tex]f_1=1(Hz);f_2=2(Hz)[/tex]
Nhìn đồ thị, ta thấy khi tăng tần số từ 1 (Hz) lên 2(Hz) thì biên độ giảm dần
Câu 5) Tương tự câu 04
Câu 6) Bài tập cộng hưởng, đơn giản ta chỉ cần áp dụng: [tex]v=\frac{s}{t}[/tex], torng đó [tex]t=T[/tex]
Câu 7) Cộng hưởng, tần số góc của vật là: [tex]\omega=10(rad/s)[/tex], áp dụng: [tex]K=m \omega^2[/tex]
 
Top Bottom