Một cách dễ hiểu thôi. Bài toán này nhắc đến hai thời điểm [tex]t_1[/tex] và [tex]t_2[/tex]. Nên giải bằng phương pháp đại số như sau.
Như ta đã biết, khoảng thời gian liên tiếp động năng bằng thế năng là [tex]\frac{T}{4}[/tex] => góc quét trên đường tròn lượng giác là [tex]\Delta \varphi=\frac{\pi}{2}[/tex].
Vậy ta có:
*Tại thời điểm [tex]t_1[/tex] thì: [tex]v_1=v_0 cos(\omega t)[/tex] [tex]=>cos\omega t = \frac{v_1}{v_0}[/tex]
*Tại thời điểm [tex]t_2[/tex] thì: [tex]v_2=v_0 cos(\omega t+\frac{\pi}{2})[/tex]
Mặc khác, [tex]cos(\alpha)=sin(\alpha + \frac{\pi}{2})[/tex]
Phương trình vận tốc thời điểm [tex]t_2[/tex] viết lại như sau: [tex]v_2=v_0sin(\omega t+\pi)=-v_0sin\omega t[/tex][tex]=>sin\omega t=\frac{-v_2}{v_0}[/tex]
Vì: [tex](sin\omega t)^2 + (cos(\omega t))^2=1[/tex]
Nên: [tex](\frac{v_1}{v_0})^2 + (\frac{v_2}{v_0})^2 = 1[/tex]