H
huongdiep
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Trịnh Công Sơn - Huyền Thoại Một Nốt Trầm
Thoắt một cái mà đã tròn 7 năm kể từ ngày nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vĩnh viễn từ biệt cuộc đời để trở về cát bụi. 7 năm và còn bao lâu nữa, cũng có thể là mãi mãi, trong nhiều mái ấm của những gia đình Việt Nam, trong nhiều quán cà phê của các thị thành đến tận những làng quê xa xôi, những tình khúc của anh vẫn vang vọng, vẫn tiếp tục làm rung động trái tim của nhiều thế hệ người hát, người nghe.
Réo rắt, da diết, nhẹ nhàng và sâu lắng, tưởng chừng êm đềm, tha thiết tựa chút mơ hồ của dòng thời gian, nhưng có lúc như ngân lên tiếng thống khổ từ kiếp lao động nhọc nhằn. Với một trái tim đa sầu đa cảm, Trịnh Công Sơn gửi vào từng nốt nhạc, từng giai điệu những triết lý trong cuộc sống -tạo nên nét quyến rũ rất riêng và đầy quyến luyến của nhạc Trịnh.
Từ mảnh đất của tỉnh Thừa Thiên -nơi oằn vai gánh hai đầu đất nước, Trịnh Công Sơn đã cất lên những tiếng lòng tha thiết, nói thay chúng ta bao nhiêu nỗi buồn vui, khổ đau và hạnh phúc trong mỗi cuộc đời riêng…
Một cõi đi về cũng như hầu hết các bản tình ca của Trịnh Công Sơn thường ngậm ngùi, xót xa, có khi day dứt, quặn đau như anh từ thổ lộ: “Đã rất nhiều năm, trong những ca khúc của tôi, tôi tình nguyện làm kẻ kể lại những câu chuyện buồn của thế giới quanh tôi và của riêng mình. Có lẽ đây cũng là số mệnh”. Tuy buồn đau như vậy, nhưng thật kỳ lạ, giai điệu và ca từ trong tình ca của Trịnh Công Sơn bao giờ cũng rất đẹp, mượt mà, trau chuốt “như thể “cảm xúc nhạc thơ tự nó trào ra”, với những lời, ý đẹp độc đáo đến bất ngờ” - nhạc sĩ Văn Cao từng nói về tình ca Trịnh Công Sơn như vậy.
Chua xót là để có thể cảm thông được những nỗi đau của kiếp người, con người tài hoa ấy hầu như phải hứng chịu tất cả những nỗi đau trong cuộc đời. Tất nhiên bù lại anh được sự kính trọng yêu mến, đôi khi là sự sùng bái hòa lẫn với vinh quang. Sự kính trọng và quí mến: anh khiêm nhường đón nhận và đền đáp, nhưng vinh quang, đôi lúc quá nhiều, anh cũng ngán ngẩm: “Cũng chỉ là giả mà thôi” !
Trịnh Công Sơn đã từng thốt lên:
“Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ.
Ôi những dòng sông nhỏ, lời hẹn thề là những cơn mưa”.
Có nhiều danh hiệu người ta đã trao tặng cho ông, như: “Người Việt Nam viết tình ca hay nhất thế kỷ”, “Phù thủy của ngôn ngữ”, “Người tình lãng du của nhiều thế hệ” hoặc “Nhà thơ Trịnh Công Sơn”, “Hoạ sĩ Trịnh Công Sơn”… Tất cả những điều ấy đều có phần để ca tụng tài năng văn học hay khả năng sử dụng ngôn ngữ của ông trong ca từ. Nhưng nói như nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, cái quan trọng hơn cả để níu giữ một Trịnh Công Sơn vô cùng đẹp đẽ trong lòng những người yêu mến ông và âm nhạc của ông chính là tâm hồn.
Từ bài tình ca buồn đầu tiên ra mắt công chúng - “Ướt Mi” khi chàng nhạc sĩ mang tên Trịnh Công Sơn vừa mới 20 tuổi, những tình ca nối tiếp nhau ra đời và luôn mang theo chúng những nỗi niềm về thân phận, về cuộc đời, về tình yêu và về nỗi cô đơn dường như không bao giờ vơi cạn. Chúng được sống và được nâng niu, ai cũng có thể tìm thấy cái gì đó sâu kín của tâm hồn mình từ những nốt nhạc, lời ca trong những tình khúc của ông. Và phía sau mỗi ca khúc được bắt nguồn từ cảm hứng, nhiệt huyết và lòng nhân ái bao dung lại được bao bọc bởi triết học. Ông giải thích cho điều này: “Tôi vốn thích triết học và vì thế tôi muốn đưa triết học vào những ca khúc của mình. Một thứ triết học nhẹ nhàng mà ai ai cũng có thể hiểu được như ca dao hoặc những lời ru con của mẹ. Triết học Việt Nam có đó nhưng không được hệ thống hóa vì nó bàng bạc trong đời sống nhân gian…”.
Tình yêu trong ca từ của nhạc Trịnh mang một vẻ đẹp siêu thực và ngoài cái đẹp của tình yêu người với người, những lời ca bật lên niềm yêu thương với quê hương và đồng loại. Tình yêu với quê hương của ông được bùng lên từ trong khói lửa chiến tranh, trong gian khó, nghèo nàn, trong biệt ly và tăm tối. Và tình yêu ấy đôi khi còn loé sáng dù với chỉ những ánh mắt nhìn lướt qua mà ông gặp đâu đó trong dòng đời xuôi ngược mỗi ngày. Với tình yêu trai gái, ta sẽ không thể tìm thấy trong đó những mối tình đau khổ lâm ly ướt át hay nhầy nhụa, bi ai. Chỉ biết rằng, buồn đấy, nhớ nhung thật nhiều đấy và nuối tiếc chẳng nguôi ngoai đấy, thế mà tình yêu vẫn đẹp, vẫn lên ngôi lung linh và người nghe mỗi người thấu hiểu chúng bằng cảm nhận của riêng mình. Hãy nghe lại Ca khúc da vàng và Kinh Việt Nam, tình yêu quê hương bùng lên và không thể kìm nén trong chí khí của một người trai trẻ đốt lên da diết trong từng lời dù những bài hát ấy đã từng một thời bị lên án.
Các tuyển tập ca khúc nổi tiếng: Ca Khúc Trịnh Công Sơn, Tình Khúc Trịnh Công Sơn, Tuổi Đá Buồn, Khói Trời Mênh Mông, Ca Khúc Da Vàng, Kinh Việt Nam, Ta Phải Thấy Mặt Trời, Phụ Khúc Da Vàng, Như Cánh Vạc Bay, Tự Tình Khúc, Lời Đất Đá Cũ,Thần Thoại Quê Hương Tình Yêu và Thân Phận, Một Cõi Đi Về, Huyền Thoại Mẹ, Cỏ Xót Xa Đưa, Em Còn Nhớ Hay Em Đã Quên, Những Bài Ca Không Năm Tháng.
Mong rằng, sự thanh thản như những gì trong lời ca ông viết là có thực. Lại xin được mượn lời của ông cho phần kết của bài viết này cùng nén nhang tưởng nhớ hương hồn ông: ”Vì có tình yêu nên có âm nhạc. Vì có khổ đau nên có âm nhạc. Có hạnh phúc nên cũng có âm nhạc. Do đó khi tôi viết lên một bài hát ca tụng tình yêu, hạnh phúc hoặc than thở về một nỗi tuyệt vọng nào đó thì hình như tôi đã không mắc phải một lỗi lầm nào cả…”.
Thoắt một cái mà đã tròn 7 năm kể từ ngày nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vĩnh viễn từ biệt cuộc đời để trở về cát bụi. 7 năm và còn bao lâu nữa, cũng có thể là mãi mãi, trong nhiều mái ấm của những gia đình Việt Nam, trong nhiều quán cà phê của các thị thành đến tận những làng quê xa xôi, những tình khúc của anh vẫn vang vọng, vẫn tiếp tục làm rung động trái tim của nhiều thế hệ người hát, người nghe.
Réo rắt, da diết, nhẹ nhàng và sâu lắng, tưởng chừng êm đềm, tha thiết tựa chút mơ hồ của dòng thời gian, nhưng có lúc như ngân lên tiếng thống khổ từ kiếp lao động nhọc nhằn. Với một trái tim đa sầu đa cảm, Trịnh Công Sơn gửi vào từng nốt nhạc, từng giai điệu những triết lý trong cuộc sống -tạo nên nét quyến rũ rất riêng và đầy quyến luyến của nhạc Trịnh.
Từ mảnh đất của tỉnh Thừa Thiên -nơi oằn vai gánh hai đầu đất nước, Trịnh Công Sơn đã cất lên những tiếng lòng tha thiết, nói thay chúng ta bao nhiêu nỗi buồn vui, khổ đau và hạnh phúc trong mỗi cuộc đời riêng…
Một cõi đi về cũng như hầu hết các bản tình ca của Trịnh Công Sơn thường ngậm ngùi, xót xa, có khi day dứt, quặn đau như anh từ thổ lộ: “Đã rất nhiều năm, trong những ca khúc của tôi, tôi tình nguyện làm kẻ kể lại những câu chuyện buồn của thế giới quanh tôi và của riêng mình. Có lẽ đây cũng là số mệnh”. Tuy buồn đau như vậy, nhưng thật kỳ lạ, giai điệu và ca từ trong tình ca của Trịnh Công Sơn bao giờ cũng rất đẹp, mượt mà, trau chuốt “như thể “cảm xúc nhạc thơ tự nó trào ra”, với những lời, ý đẹp độc đáo đến bất ngờ” - nhạc sĩ Văn Cao từng nói về tình ca Trịnh Công Sơn như vậy.
Chua xót là để có thể cảm thông được những nỗi đau của kiếp người, con người tài hoa ấy hầu như phải hứng chịu tất cả những nỗi đau trong cuộc đời. Tất nhiên bù lại anh được sự kính trọng yêu mến, đôi khi là sự sùng bái hòa lẫn với vinh quang. Sự kính trọng và quí mến: anh khiêm nhường đón nhận và đền đáp, nhưng vinh quang, đôi lúc quá nhiều, anh cũng ngán ngẩm: “Cũng chỉ là giả mà thôi” !
Trịnh Công Sơn đã từng thốt lên:
“Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ.
Ôi những dòng sông nhỏ, lời hẹn thề là những cơn mưa”.
Có nhiều danh hiệu người ta đã trao tặng cho ông, như: “Người Việt Nam viết tình ca hay nhất thế kỷ”, “Phù thủy của ngôn ngữ”, “Người tình lãng du của nhiều thế hệ” hoặc “Nhà thơ Trịnh Công Sơn”, “Hoạ sĩ Trịnh Công Sơn”… Tất cả những điều ấy đều có phần để ca tụng tài năng văn học hay khả năng sử dụng ngôn ngữ của ông trong ca từ. Nhưng nói như nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, cái quan trọng hơn cả để níu giữ một Trịnh Công Sơn vô cùng đẹp đẽ trong lòng những người yêu mến ông và âm nhạc của ông chính là tâm hồn.
Từ bài tình ca buồn đầu tiên ra mắt công chúng - “Ướt Mi” khi chàng nhạc sĩ mang tên Trịnh Công Sơn vừa mới 20 tuổi, những tình ca nối tiếp nhau ra đời và luôn mang theo chúng những nỗi niềm về thân phận, về cuộc đời, về tình yêu và về nỗi cô đơn dường như không bao giờ vơi cạn. Chúng được sống và được nâng niu, ai cũng có thể tìm thấy cái gì đó sâu kín của tâm hồn mình từ những nốt nhạc, lời ca trong những tình khúc của ông. Và phía sau mỗi ca khúc được bắt nguồn từ cảm hứng, nhiệt huyết và lòng nhân ái bao dung lại được bao bọc bởi triết học. Ông giải thích cho điều này: “Tôi vốn thích triết học và vì thế tôi muốn đưa triết học vào những ca khúc của mình. Một thứ triết học nhẹ nhàng mà ai ai cũng có thể hiểu được như ca dao hoặc những lời ru con của mẹ. Triết học Việt Nam có đó nhưng không được hệ thống hóa vì nó bàng bạc trong đời sống nhân gian…”.
Tình yêu trong ca từ của nhạc Trịnh mang một vẻ đẹp siêu thực và ngoài cái đẹp của tình yêu người với người, những lời ca bật lên niềm yêu thương với quê hương và đồng loại. Tình yêu với quê hương của ông được bùng lên từ trong khói lửa chiến tranh, trong gian khó, nghèo nàn, trong biệt ly và tăm tối. Và tình yêu ấy đôi khi còn loé sáng dù với chỉ những ánh mắt nhìn lướt qua mà ông gặp đâu đó trong dòng đời xuôi ngược mỗi ngày. Với tình yêu trai gái, ta sẽ không thể tìm thấy trong đó những mối tình đau khổ lâm ly ướt át hay nhầy nhụa, bi ai. Chỉ biết rằng, buồn đấy, nhớ nhung thật nhiều đấy và nuối tiếc chẳng nguôi ngoai đấy, thế mà tình yêu vẫn đẹp, vẫn lên ngôi lung linh và người nghe mỗi người thấu hiểu chúng bằng cảm nhận của riêng mình. Hãy nghe lại Ca khúc da vàng và Kinh Việt Nam, tình yêu quê hương bùng lên và không thể kìm nén trong chí khí của một người trai trẻ đốt lên da diết trong từng lời dù những bài hát ấy đã từng một thời bị lên án.
Các tuyển tập ca khúc nổi tiếng: Ca Khúc Trịnh Công Sơn, Tình Khúc Trịnh Công Sơn, Tuổi Đá Buồn, Khói Trời Mênh Mông, Ca Khúc Da Vàng, Kinh Việt Nam, Ta Phải Thấy Mặt Trời, Phụ Khúc Da Vàng, Như Cánh Vạc Bay, Tự Tình Khúc, Lời Đất Đá Cũ,Thần Thoại Quê Hương Tình Yêu và Thân Phận, Một Cõi Đi Về, Huyền Thoại Mẹ, Cỏ Xót Xa Đưa, Em Còn Nhớ Hay Em Đã Quên, Những Bài Ca Không Năm Tháng.
Mong rằng, sự thanh thản như những gì trong lời ca ông viết là có thực. Lại xin được mượn lời của ông cho phần kết của bài viết này cùng nén nhang tưởng nhớ hương hồn ông: ”Vì có tình yêu nên có âm nhạc. Vì có khổ đau nên có âm nhạc. Có hạnh phúc nên cũng có âm nhạc. Do đó khi tôi viết lên một bài hát ca tụng tình yêu, hạnh phúc hoặc than thở về một nỗi tuyệt vọng nào đó thì hình như tôi đã không mắc phải một lỗi lầm nào cả…”.