Sử Đặng Tiểu Bình

1

123konica

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Ông thầy (dạy tiếng Anh) của tớ bảo ông Đặng Tiểu Bình là người có công "hồi sinh" cho đất nước Trung Hoa hiện đại. Ông ý là người có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của Trung Quốc...Và nếu đi interview, nói đến Trung Quốc là phải nói đến ông ấy. Và Trung Quốc là một chủ đề rất hay bị interview.

Thế mà, tớ chẳng biết gì về ông này cả. Các cao thủ, thấp thủ, trung bình thủ...box Sử, ai biết gì thì share cho tớ với. Quan trọng nhất là: Tại sao ông ấy lại có ảnh hưởng lớn tới TQ hiện đại( mà TQ hiện đại lại ảnh hưởng rất lớn tới Việt Nam hiện tại :D), ông ấy đã có những chính sách gì để cải cách và đưa TQ đi lên như ngày nay...
Thanks all. Waiting for help!!!
 
C

crazyfrog

Đặng Tiểu Bình (tiếng Hán: 邓小平; Pinyin: Dèng Xiǎopíng; 22 tháng 8, 1904 - 19 tháng 2, 1997) có tên khai sinh là Đặng Tiên Thánh, khi đi học mới đổi là Đặng Hy Hiền (邓希贤), là một lãnh tụ của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tên gọi Đặng Tiểu Bình được ông dùng từ năm 1927, sau khi Tưởng Giới Thạch đàn áp phong trào cách mạng tại Thượng Hải.

Tuy rằng ông chưa bao giờ có chức vụ nguyên thủ quốc gia hay đứng đầu chính phủ nhưng ông là người đã cầm quyền de facto tại Trung Quốc trong suốt những năm cuối thập niên 1970 đến đầu thập niên 1990. Chức vụ cao nhất của ông trong Đảng Cộng sản là Tổng Bí thư (sau Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Đảng) thời kỳ còn Mao Trạch Đông, còn chức vụ cao nhất trong chính phủ là Phó Thủ tướng, nhưng ông từng nắm giữ chức vụ quan trọng là Chủ tịch Quân ủy Trung ương. Ông đã cải cách đất nước Trung Quốc theo hướng "chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc", có công thu hồi Hồng Kông và Ma Cao với chính sách "một nước hai chế độ". Trung Quốc hiện nay phát triển là nhờ theo đường lối của ông.

1_Tiểu sử

Ông sinh tại thôn Bài Phường, xã Hiệp Hưng, huyện Quảng An, phía đông tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, và là con trai ông Đặng Thiệu Xương (tự Văn Minh) và bà Đàm Thị, vợ thứ hai. Bà vợ đầu không có con, bà thứ hai (Đàm Thị) sinh được một gái đầu và 3 trai: Đặng Tiên Liệt, Đặng Tiểu Bình, Đặng Khẩn, Đặng Thục Bình. Bà thứ ba sinh được một trai, bà thứ tư (Hạ Bá Căn) sinh được 2 trai, 3 gái. Mẹ đẻ Đặng Tiểu Bình mất sớm, nên sau này ông đã mời kế mẫu Hạ Bá Căn từ quê lên thủ đô sống chung cùng gia đình ông.

Sau khi vào học trung học tại huyện nhà, cha Đặng Tiểu Bình đã xin cho Đặng Tiểu Bình theo học Trường dự bị cần công kiệm học Trùng Khánh để chuẩn bị xuất dương sang Pháp. Ngày 7 tháng 9 năm 1920, sau khi được Tổng lãnh sự Pháp tại Trùng Khánh trực tiếp sát hạch, Hy Hiền cùng 79 bạn khác lên tàu thủy đi Marseille. Ông đã học ở Pháp, giống như những nhà cách mạng có tiếng khác của Châu Á như Hồ Chí Minh và Chu Ân Lai. Tại đây ông đã đi theo học thuyết Mác-Lê nin, gia nhập Đoàn Thanh niên Cộng sản năm 1922 và Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1924.

Năm 1926, Đặng Tiểu Bình rời Paris sang Nga học Trường Đại học Phương Đông mang tên Tôn Trung Sơn. Ông cùng học với Tưởng Kinh Quốc.

Ông về nước đúng lúc đang diễn ra chiến tranh Bắc phạt. Ông làm ủy viên chính trị trong quân đoàn của Phùng Ngọc Tường, tham gia Bắc phạt. Sau khi bị Phùng Ngọc Tường cho giải ngũ, ông đi Tây An rồi Hán Khẩu, tiếp tục hoạt động cách mạng.

Năm 1938, lúc ông chỉ huy kháng Nhật ở Thái Hàng Sơn thì cha ông bị thổ phỉ chặt đầu.

Sau giải phóng, ông làm Bí thư thứ nhất Cục Tây Nam Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Phó Chủ tịch Quân ủy Tây Nam, Chính ủy Quân khu Tây Nam (đóng trụ sở tại Trùng Khánh), kiêm thành viên Chính phủ Nhân dân Trung ương.

Tháng 7 năm 1952, ông được cử làm Phó Tổng lý (Phó Thủ tướng) Chính vụ viện (sau đổi là Quốc vụ viện), kiêm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính -kinh tế. Năm 1955, ông cùng Lâm Bưu được bầu làm ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Năm 1956, ông vào Ban Thường vụ Bộ Chính trị, làm Tổng Bí thư nhưng chỉ là nhân vật đứng cuối cùng (thứ 6) trong Ban Thường vụ, sau Mao Trạch Đông (Chủ tịch Đảng), Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai, Chu Đức và Trần Vân (đều là Phó Chủ tịch Đảng).

Năm 1966, trong Cách mạng văn hóa, Đặng Tiểu Bình bị phê phán nặng nề là "tên số hai trong Đảng đi theo chủ nghĩa tư bản", rồi bị cách tuột hết mọi chức vụ. Từ năm 1969 đến năm 1972, hai vợ chồng ông bị đưa về Giang Tây, con cái đều bị đưa đi cải tạo ở các tỉnh khác.

Ngày 20 tháng 3 năm 1973, ông rời Giang Tây, quay trở lại Trung Nam Hải (Bắc Kinh), sau khi được phục hồi công tác. Ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, rồi Phó Chủ tịch Đảng. Về mặt chính quyền, ông trở lại cương vị Phó Thủ tướng, rồi Phó Thủ tướng thứ nhất. Khi Chu Ân Lai lâm bệnh nặng, ông chủ trì công việc của Quốc vụ viện.

Năm 1976, sau khi Chu Ân Lai mất, ông lại bị cách hết các chức vụ, chỉ còn danh hiệu đảng viên và hộ khẩu Bắc Kinh.

Sau khi bè lũ bốn tên bị lật đổ, Đặng Tiểu Bình được khôi phục tất cả các chức vụ: Phó Chủ tịch Đảng, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, Phó Thủ tướng, Tổng Tham mưu trưởng Quân giải phóng. Từ đây, ông bắt đầu đưa Trung Quốc bước vào kỷ nguyên cải cách mở cửa.

2_Gia đình

Người vợ thứ 3 của ông là Trác Lâm, có 5 con: Đặng Lâm (trưởng nữ), Đặng Phác Phương (con thứ nhưng là trưởng nam), Đặng Nam (nữ), Đặng Dung (nữ), Đặng Chất Phương (nam).

3_Mở rộng

Lý luận Đặng Tiểu Bình (邓小平理论) là một lọat các lý luận về kinh tế và chính trị cho nhà lãnh đạo Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Đặng Tiểu Bình phát triển nên. Kể từ thập niên 1980, lý luận này đã trở thành một bài học bắt buộc ở bậc đại học ở Trung Quốc. Tư tưởng Mao truyền thống đã đặt trọng tâm vào việc xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh giai cấp, còn Lý luận của Đặng Tiểu Bình lại nhấn mạnh vào việc xây dựng và ổn định kinh tế. Triết lý xã hội của Đặng Tiểu Bình bao gồm xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc.

Sự tăng trưởng kinh tế thần kỳ của Trung Quốc trong thời gian qua phần lớn là nhờ sự thành công của Lý luận Đặng Tiểu Bình.

Lần đầu tiên Đặng Tiểu Bình đã đề xướng Lý luận của mình sau cuộc Cách mạng văn hóa (1966-1976, do Mao Trạch Đông đề xướng và lãnh đạo). Nội dung chính của Lý luận Đặng Tiểu Bình gồm "Bốn nguyên tắc":

- Chủ nghĩa Marx và Lenin - Sự trung thành với đảng - Phục tùng lãnh đạo - Tư tưởng Mao Trạch Đông (Mao Zedong sixiang 毛泽东思想)

Năm 1992, 14 năm sau khi Đặng Tiểu Bình lên nắm quyền lãnh đạo đất nước, ông đã thực hiện cuộc "Nam tuần" xuống miền Nam sông Dương tử. Lúc ở đó, ông đã thốt to lên từ nổi tiếng: "kaifang 开放!" (mở cửa). Sau đó Trung Quốc bắt đầu mở mang kinh tế xã hội và trải qua một thời kỳ tăng trưởng kinh tế của mình một cách ngọan mục và trở thành quốc gia đăng cai 2008 Thế vận hội 2008 ở Bắc Kinh và World Expo ở Thượng Hải năm 2010.
 
T

trantan_hy

bạn ơi, đấy là tiểu sử chung của ông Đặng Tiểu Bình thôi, cái này thì không khó kiếm cho lắm. Cái mình cần là chính sách cải cách của ông ấy cơ và vai trò của ông ấy với TQ là gì? cái này mình chưa rõ lắm, mong các bạn giúp đỡ! thanks! thanks! thanks!
 
H

haiquynh.710

bạn ơi, đấy là tiểu sử chung của ông Đặng Tiểu Bình thôi, cái này thì không khó kiếm cho lắm. Cái mình cần là chính sách cải cách của ông ấy cơ và vai trò của ông ấy với TQ là gì? cái này mình chưa rõ lắm, mong các bạn giúp đỡ! thanks! thanks! thanks!

Theo mình chính sách cái cách của Đặng Tiểu Bình là :
Ông khởi xướng đường lối mới(12/1978) mở đầu cho công cuộc cái cách kinh tế-xã hội chấm đứt thời kí không ổn định(1959-1978). Đường lối này được nâng lên thánh "đường lối chung qua đại hội Đảng XIII(10/1978) với nội dung: lấy phát triển kinh tế làm trung tâm; kiên trì 4 nguyên tắc cơ bản(đó là :con đường xã hội chủ nghĩa, chuyên chình dân chủ nhân dân,sự lãnh đạo của đảng cộng sản TQ,chủ nghĩa MLN, tư tưởng Mao Trạch Đông); tiền hành cải cách mở cửa,chuyên nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trưòng XHCN linh hoạt hơn,nhằm hiện đậi hoá và xây đựng CNXH mang màu sắc TQ >>>TQ thành 1 quốc gia giàu mạnh,dân chủ văn minh
còn vai trò của ông: giúp TQ thoát khỏi tình trạng bất ổn định về kinh tế,chình trị, xã hội.văn hoá...>>>>đất nước trung quốc có những biến đổi quan trọng:):):):)(mình chỉe biết thế thui!!!!!!)
 
A

arxenlupin

Có cuốn sách nào ấy tên là " mưu lược Đặng Tiểu Bình " của nhà xuất bản chính trị quốc gia. Các bạn có thể tìm đọc hay down trên mạng về mà xem cũng được :)
 
P

paknamchol

Tiểu Sử của Đặng Tiểu Bình
Đặng Tiểu Bình Dèng Xiaopíng; 22 tháng 8, 1904 - 19 tháng 2, 1997) có tên khai sinh là Đặng Tiên Thánh, khi đi học mới đổi là Đặng Hy Hiền , là một lãnh tụ của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tên gọi Đặng Tiểu Bình được ông dùng từ năm 1927, sau khi Tưởng Giới Thạch đàn áp phong trào cách mạng tại Thượng Hải.

Tuy rằng ông chưa bao giờ có chức vụ nguyên thủ quốc gia hay đứng đầu chính phủ nhưng ông là người đã cầm quyền de facto tại Trung Quốc trong suốt những năm cuối thập niên 1970 đến đầu thập niên 1990. Chức vụ cao nhất của ông trong Đảng Cộng sản là Tổng Bí thư (sau Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Đảng) thời kỳ còn Mao Trạch Đông, còn chức vụ cao nhất trong chính phủ là Phó Thủ tướng, nhưng ông từng nắm giữ chức vụ quan trọng là Chủ tịch Quân ủy Trung ương. Ông đã cải cách đất nước Trung Quốc theo hướng "chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc", có công thu hồi Hồng Kông và Ma Cao với chính sách "một nước hai chế độ". Trung Quốc hiện nay phát triển là nhờ theo đường lối của ông.

Mục lục [ẩn]
1 Tiểu sử
2 Gia đình
3 Câu nói
4 Liên kết ngoài
5 Tham khảo



Tiểu sử
Ông sinh tại thôn Bài Phường, xã Hiệp Hưng, huyện Quảng An, phía đông tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, và là con trai ông Đặng Thiệu Xương (tự Văn Minh) và bà Đàm Thị, vợ thứ hai. Bà vợ đầu không có con, bà thứ hai (Đàm Thị) sinh được một gái đầu và 3 trai: Đặng Tiên Liệt, Đặng Tiểu Bình, Đặng Khẩn, Đặng Thục Bình. Bà thứ ba sinh được một trai, bà thứ tư (Hạ Bá Căn) sinh được 2 trai, 3 gái. Mẹ đẻ Đặng Tiểu Bình mất sớm, nên sau này ông đã mời kế mẫu Hạ Bá Căn từ quê lên thủ đô sống chung cùng gia đình ông.

Sau khi vào học trung học tại huyện nhà, cha Đặng Tiểu Bình đã xin cho Đặng Tiểu Bình theo học Trường dự bị cần công kiệm học Trùng Khánh để chuẩn bị xuất dương sang Pháp. Ngày 7 tháng 9 năm 1920, sau khi được Tổng lãnh sự Pháp tại Trùng Khánh trực tiếp sát hạch, Hy Hiền cùng 79 bạn khác lên tàu thủy đi Marseille. Ông đã học ở Pháp, giống như những nhà cách mạng có tiếng khác của Châu Á như Hồ Chí Minh và Chu Ân Lai. Tại đây ông đã đi theo học thuyết Marx-Lenin, gia nhập Đoàn Thanh niên Cộng sản năm 1922 và Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1924.

Năm 1926, Đặng Tiểu Bình rời Paris sang Nga học Trường Đại học Phương Đông mang tên Tôn Trung Sơn. Ông cùng học với Tưởng Kinh Quốc.

Ông về nước đúng lúc đang diễn ra chiến tranh Bắc phạt. Ông làm ủy viên chính trị trong quân đoàn của Phùng Ngọc Tường, tham gia Bắc phạt. Sau khi bị Phùng Ngọc Tường cho giải ngũ, ông đi Tây An rồi Hán Khẩu, tiếp tục hoạt động cách mạng.

Năm 1938, lúc ông chỉ huy kháng Nhật ở Thái Hàng Sơn thì cha ông bị thổ phỉ chặt đầu.

Sau giải phóng, ông làm Bí thư thứ nhất Cục Tây Nam Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Phó Chủ tịch Quân ủy Tây Nam, Chính ủy Quân khu Tây Nam (đóng trụ sở tại Trùng Khánh), kiêm thành viên Chính phủ Nhân dân Trung ương.

Tháng 7 năm 1952, ông được cử làm Phó Tổng lý (Phó Thủ tướng) Chính vụ viện (sau đổi là Quốc vụ viện), kiêm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-kinh tế. Năm 1955, ông cùng Lâm Bưu được bầu làm ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Năm 1956, ông vào Ban Thường vụ Bộ Chính trị, làm Tổng Bí thư nhưng chỉ là nhân vật đứng cuối cùng (thứ 6) trong Ban Thường vụ, sau Mao Trạch Đông (Chủ tịch Đảng), Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai, Chu Đức và Trần Vân (đều là Phó Chủ tịch Đảng).

Năm 1966, trong Cách mạng văn hóa, Đặng Tiểu Bình bị phê phán nặng nề là "tên số hai trong Đảng đi theo chủ nghĩa tư bản", rồi bị cách tuột hết mọi chức vụ. Từ năm 1969 đến năm 1972, hai vợ chồng ông bị đưa về Giang Tây, con cái đều bị đưa đi cải tạo ở các tỉnh khác.

Ngày 20 tháng 3 năm 1973, ông rời Giang Tây, quay trở lại Trung Nam Hải (Bắc Kinh), sau khi được phục hồi công tác. Ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, rồi Phó Chủ tịch Đảng. Về mặt chính quyền, ông trở lại cương vị Phó Thủ tướng, rồi Phó Thủ tướng thứ nhất. Khi Chu Ân Lai lâm bệnh nặng, ông chủ trì công việc của Quốc vụ viện.

Năm 1976, sau khi Chu Ân Lai mất, thế lực chống đối viện cớ ông có tư tưởng phản cách mạng và tác động đến Mao Trạch Đông, vì vậy ông lại bị Mao Trạch Đông cách hết các chức vụ, chỉ còn danh hiệu đảng viên và hộ khẩu Bắc Kinh.

Sau khi bè lũ bốn tên bị lật đổ, Đặng Tiểu Bình được khôi phục tất cả các chức vụ: Phó Chủ tịch Đảng, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, Phó Thủ tướng, Tổng Tham mưu trưởng Quân giải phóng. Từ đây, ông bắt đầu đưa Trung Quốc bước vào kỷ nguyên cải cách mở cửa.


Gia đình
Người vợ thứ 3 của ông là Trác Lâm, có 5 con: Đặng Lâm (trưởng nữ), Đặng Phác Phương (con thứ nhưng là trưởng nam), Đặng Nam (nữ), Đặng Dung (nữ), Đặng Chất Phương (nam).[cần dẫn nguồn]


Câu nói
Câu nói có tầm ảnh hưởng nhất của ông là: Chỉ có thực tiễn mới kiểm nghiệm được chân lý

Câu nói của Đặng Tiểu Bình được nhiều người biết đến là:

“ Mèo đen hay mèo trắng không quan trọng miễn là nó bắt được chuột. ”


Tháng 12 năm 1978 trong chuyến thăm mấy nước Đông Nam Á, chỉ vài tháng trước cuộc chiến với Việt Nam, ông nói một câu khó quên được Trung Quốc truyền hình trực tiếp:

“ Việt Nam là côn đồ, phải dạy cho Việt Nam bài học ”
mình rất ghet ông ta , ông ta là chủ mưu trong cuộn chiên Tranh Biên Gioi Phiá Bắc
 
Top Bottom