Toán 12 Dạng nghiệm đồ thị hàm bậc 3, hàm trùng phương tạo CSC, CSN

Tiến Phùng

Cựu Cố vấn Toán
Thành viên
27 Tháng mười 2018
3,742
3,706
561
Hà Nội
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Một trong những bài toán ta có thể gặp phải đó là biện luận m để pt bậc 3, bậc 4 có các nghiệm tạo thành 1 cấp số cộng, hay 1 cấp số nhân. Vậy ta giải bài toán đó thế nào?

Trước tiên ta có định lý Vi-ét cho phương trình bậc 3:
Xét pt [TEX]ax^3+bx^2+cx+d=0[/TEX](a khác 0) , ta có hệ thức Vi-ét:

[tex]\left\{\begin{matrix} x_1+x_2+x_3=\frac{-b}{a}\\ x_1x_2+x_2x_3+x_1x_3=\frac{c}{a}\\ x_1x_2x_3=\frac{-d}{a} \end{matrix}\right.[/tex]

Ví dụ 1: Cho hàm số [TEX]y=x^3-3x^2-9x+m[/TEX]. Xác định m để đồ thị hàm số cắt trục hoành tại 3 điểm phân biệt tạo thành 1 cấp số cộng.

Lời giải:
Theo Vi-ét thì:
[tex]\left\{\begin{matrix} x_1+x_2+x_3=3\\ x_1x_2+x_2x_3+x_1x_3=-9\\ x_1x_2x_3=-m \end{matrix}\right.[/tex]

Để 3 nghiệm tạo thành 1 CSC:
[tex]x_1+x_3=2x_2[/tex] , thay vào hệ thức (1) ta được [TEX]3x_2=3<=>x_2=1[/TEX]
Giờ hoàn toàn có thể thay x=1 vào pt đầu để tìm m, vì nó là nghiệm của pt y=0 mà. Còn hệ thức cứ viết ra để đó thôi.
[TEX]y(1)=0<=>m-11=0<=>m=11[/TEX]
Giờ ta dùng casio nghiệm thử lại m=11, thấy máy trả về 3 nghiệm :
[tex]x_1=1-2\sqrt{3};x_2=1;x_3=1+2\sqrt{3}[/tex] , 3 nghiệm này nghiệm đúng là 1 cấp số cộng, vậy m=11 thỏa mãn.

Ví dụ 2: Cho hàm số: [TEX]y=x^3+ax+b[/TEX]. Hỏi có bao nhiêu đường thẳng cắt đồ thị hàm số tại 3 điểm phân biệt tạo thành 1 cấp số nhân.

Lời giải:
Pt đường thẳng bất kỳ có dạng: [TEX]y=kx+m[/TEX]
Pt hoành độ giao điểm là: [TEX]x^3+(a-k)x+b-m=0[/TEX]
Theo định lý Vi-ét:
[tex]\left\{\begin{matrix} x_1+x_2+x_3=0\\ x_1x_2+x_2x_3+x_1x_3=a-k\\ x_1x_2x_3=m-b \end{matrix}\right.[/tex]

Để 3 nghiệm đó tạo thành 1 CSN thì: [tex]x_1x_3=x_2^2[/tex]

Thay vào hệ thức số 2 ( ghi nhớ luôn thay vào đó để làm nhanh nhất có thể):
[tex]x_1x_2+x_2x_3+x_1x_3=x_1x_2+x_2x_3+x_2^2=x_2(x_1+x_2+x_3)=x_2.0=0=>x_1x_2+x_2x_3+x_1x_3=0[/tex]
Mà: [tex]x_1+x_2+x_3=0 =>(x_1+x_2+x_3)^2=0<=>x_1^2+x_2^2+x_3^2+2(x_1x_2+x_2x_3+x_1x_3)=0<=>x_1^2+x_2^2+x_3^2=0<=>x_1=x_2=x_3=0[/tex]

Điều này trái với yêu cầu 3 nghiệm phân biệt. Vậy không có đường thẳng nào thỏa mãn yêu cầu bài toán.


**Với dạng hàm trùng phương trình nhìn chung nó vẫn là về pt bậc 2:

Ví dụ 3: Cho hàm số [TEX]y=x^4-2(m+1)x^2+2m+1[/TEX]. Tìm m để y cắt trục hoành tại 4 điểm phân biệt tạo thành 1 cấp số cộng

Giải:
Biến đổi ta có : [TEX]x^4-2(m+1)x^2+m^2+2m+1-m^2=0[/TEX]
[TEX]<=>(x^2-(m+1))^2-m^2=0[/TEX]
<=>[TEX](x^2-1)(x^2-(2m+1))=0[/TEX]
<=>[tex]x=1;x=-1;x=\sqrt{2m+1}, x=-\sqrt{2m+1} (m>\frac{-1}{2}, m \neq 0)[/tex]

Do tính đối xứng, để 4 nghiệm lập thành CSC thì chỉ cần 3 ngiệm đầu lập thành CSC là được.
Trường hợp 1: [TEX]\sqrt{2m+1}>1[/TEX]
Để lập thành CSC: [tex]\sqrt{2m+1}-1=1-(-1)<=>\sqrt{2m+1}=3<=>m=4[/tex]

Trường hợp 2:
[TEX]\sqrt{2m+1}<1[/TEX]
Để lập thành CSC: [tex]1-\sqrt{2m+1}=\sqrt{2m+1}-(-\sqrt{2m+1})<=>\sqrt{2m+1}=\frac{1}{3}<=>m=\frac{-4}{9}[/tex]

Vậy có 2 giá trị của m thỏa mãn.

Trường hợp cả 2 nghiệm đều là căn thì các bạn vẫn làm như vậy, nếu khó giải hãy đưa vào casio solve nghiệm m .
 
Top Bottom