Văn 11 Dạng đề liên hệ

Hnas

Học sinh mới
Thành viên
1 Tháng ba 2020
1
1
6
23
Hà Nội
THPT Chu Văn An
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi
Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần
Cảm nhận đoạn thơ trên
Từ đó liên hệ đến đoạn thơ sau để nhận xét về nét riêng của bức tranh thiên nhiên qua cảm nhận của hai tác giả :
“Hoè lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương
Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi tai nghe lầu tịch dương
 

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi
Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần
Cảm nhận đoạn thơ trên
Từ đó liên hệ đến đoạn thơ sau để nhận xét về nét riêng của bức tranh thiên nhiên qua cảm nhận của hai tác giả :
“Hoè lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương
Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi tai nghe lầu tịch dương
Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, 2 đoạn thơ
Thân bài:
1. Khái quát vài nét về tác giả, tác phẩm
- Xuân Diệu (1916 - 1985) tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu, quê nội ở Hà Tĩnh, sinh ra và lớn lên ở quê mẹ (Quy Nhơn - Bình Định)
- Là một trí thức "Tây học", chịu ảnh hưởng và hấp thụ nhiều tư tưởng và văn hoá Pháp, đồng thời cũng thừa hưởng văn hoá truyền thống phương Đông
- Năm 1996, ông được Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật
- "Vội vàng" được in lần đầu trong tập "Thơ thơ" (1938), là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám
2. Phân tích đoạn thơ của bài "vội vàng"
- Khát vọng sống mãnh liệt của nhà thơ không chỉ thể hiện ở khát khao níu giữ sự sống mà còn ở bức tranh mùa xuân tràn đầy sức sống trong 7 câu tiếp:
"Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi
Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần"

+ Mùa xuân được gợi lên với tất cả vẻ đẹp diệu kỳ, đó là màu sắc tươi tắn của hoa lá, màu xanh của đồng nội, xanh non của lá cành tơ phơ phất -> tất cả đã tạo ra một gam màu chủ đạo- màu xanh tươi trẻ, mát mẻ, đầy sức sống.
+ Mùa xuân còn đến với âm thanh rộn rã, trong trẻo, náo nức. Âm thanh của những cánh ong bay đi tìm mật, tiếng hót si mê đắm đuối của chim yến, chim oanh, cả âm thanh huyền diệu của biết bao cây lá cựa mình. => Bức tranh xuân toát ra từ vừng mặt trời, từ ánh sáng lộng lẫy chói loà
+ Nhà thơ nhìn mặt trời như một cặp mắt người tiên nữ, vị thần vui gõ cửa mỗi sớm mai, chớp mắt toả ra ánh hào quang làm lộng lẫy cả bức tranh.
+ Trong mắt ông, bức tranh xuân như một thiên đường trên mặt đất, nó không ở đâu xa mà ở quanh ta, trước mắt mỗi con người.
+ Bằng biện pháp điệp từ, liệt kê cùng âm hưởng của đoạn thơ như tiếng reo vui thích thú đã làm nổi bật thêm khát khao sống mãnh liệt của nhà thơ trước bức tranh xuân tươi đẹp.
+ "Tháng giêng ngon như một cặp môi gần". Đây là hình ảnh câu thơ rất độc đáo, táo bạo, rất Xuân Diệu....
3. Liên hệ bức tranh thiên nhiên trong "Cảnh ngày hè"
“Hoè lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương
Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương"

- Bức tranh thiên nhiên qua vài nét vẽ đã hiện lên tràn đầy sức sống. Các sự vật xuất hiện: "hoè", "thạch lựu", "hồng liên" là những thực vật tiêu biểu cho cảnh sắc làng quê đất Bắc
- Tất cả đang phô ra những nguồn sống mạnh mẽ dù cho đã cuối mùa, cuối ngày. Từ màu sắc đến chuyển động, tất cả đều mạnh mẽ, căng tràn.
- Xen lẫn đó là tiếng ve làm lao xao cả chốn quê yên ả
4. Nét tương đồng và khác biệt giữa 2 đoạn thơ
- Tương đồng: tác giả của cả 2 bài đều dành tình cảm yêu mến, gắn bó với thiên nhiên
- Khác:
+ "Vội vàng": bức tranh được vẽ trong sự vội vàng, khát khao được sống trọn vẹn, cháy bỏng, khát khao níu giữ sự sống
+ "Cảnh ngày hè" của Nguyễn Trãi: bức tranh được vẽ trong xúc cảm của bậc đại nhân lui về ở ẩn nhưng vẫn còn nặng lòng với nhân dân, đất nước, mang trong mình bao đau đáu, niềm u hoài. Trong cảnh vui nơi thiên nhiên quê nhà vẫn thấy đâu đó niềm u uất, sự cố gắng gượng vượt lên nỗi buồn
Kết bài: Tổng kết nội dung, nghê thuật

P/s: Chúc bạn học tốt. Nếu có gì không hiểu thì hỏi lại mình nhé.

Xem thêm: Tổng hợp các topic học thuật đặc sắc của box Văn
 
Top Bottom