1. Hội nghị thành lập Đảng
2. Ý nghĩa lịch sử của ĐCS VN ra đời
a) Hoàn cảnh lịch sử
Từ cuối năm 1929, phong trào cách mạng Việt Nam nhanh chóng trưởng thành cả về mặt lý luận và tổ chức; phong trào cách mạng diễn ra sôi nổi và rộng khắp cả nước.
Ba tổ chức cộng sản đầu tiên ở Việt Nam ra đời, chung mục đích nhưng hoạt động riêng rẽ, có nguy cơ dẫn đến sự chia rẽ lực lượng cách mạng.
Tháng 10/1929, Quốc tế Cộng sản gửi thư yêu cầu thống nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc, khi đó đang hoạt động ở Xiêm. Tuy không nhận được thư của Quốc tế Cộng sản, nhưng nhận biết rõ tình hình của các tổ chức cộng sản, Người rời khỏi Xiêm sang Trung Quốc.
Với tầm nhìn rộng lớn và tư cách là Uỷ viên Bộ Phương Đông, phụ trách Cục Phương Nam của Quốc tế Cộng sản, Người chủ động triệu tập đại biểu, dự thảo văn kiện, chuẩn bị mọi mặt tổ chức Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản.
Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản, diễn ra từ ngày 6/1 đến ngày 7/2/1930, vào dịp Tết Canh Ngọ, tại bán đảo Cửu Long, Hương Cảng (Trung Quốc).
Hội nghị thông qua 5 nội dung là xoá bỏ mọi thành kiến xung đột cũ, thành thật hợp tác để thống nhất các nhóm cộng sản Đông Dương. Định tên Đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam; thảo luận Chính cương và Điều lệ sơ lược của Đảng; định kế hoạch thống nhất Đảng ở trong nước và cử Ban Trung ương lâm thời.
Ngày 8/2/1930, Nguyễn Ái Quốc viết Lời kêu gọi: Đảng Cộng sản Việt Nam đã được thành lập. Chúng ta cần gia nhập Đảng, ủng hộ Đảng và đi theo Đảng để đấu tranh giải phóng dân tộc và giai cấp bị bóc lột.
Ngày 24/2/1930, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Sau đó các tổ chức Đảng trong nước lần lượt thống nhất thành các Chi bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản mang ý nghĩa như Đại hội thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960) quyết định lấy ngày 3 tháng 2 dương lịch hàng năm làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng.
b) Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
Các văn kiện Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt được Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam thông qua (2/1930) họp thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam. Cương lĩnh vắn tắt nhưng đầy đủ những vấn đề chiến lược và sách lược của cách mạng Việt Nam.
Phương hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam là "làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản" Nói cách khác là làm cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và tiến lên chủ nghĩa cộng sản.
Nhiệm vụ của cách mạng: về chính trị: Đánh đổ đế quốc Pháp và phong kiến, làm cho nước An Nam được hoàn toàn độc lập, lập ra chính phủ công nông binh; tổ chức ra quân đội công nông.
về kinh tế: Thủ tiêu hết các thứ quốc trái; tịch thu toàn bộ sản nghiệp lớn như công nghiệp, vận tải, ngân hàng, v.v... của tư bản đế quốc chủ nghĩa Pháp để giao cho chính phủ công nông binh quản lý. Tịch thu hết ruộng đất của đế quốc Pháp để làm của công và chia cho dân cày nghèo. Bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo; mở mang công nghiệp và nông nghiệp; thi hành luật ngày làm 8 giờ.
về văn hoá - xã hội: Dân chúng được tự do tổ chức; nam nữ bình quyền, v.v...; phổ thông giáo dục theo công nông hoá.
về lực lượng cách mạng: Đảng phải thu phục cho được đại bộ phận dân cày và phải dựa vững vào dân cày nghèo làm thổ địa cách mạng. Đảng hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông .. để kéo họ về phe giai cấp vô sản. Đối với phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư sản chưa ra mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng làm cho họ trung lập, Bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng thì phải đánh đổ.
về lãnh đạo cách mạng: Giai cấp vô sản là lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Đảng là đội tiền phong của vô sản giai cấp phải thu phục được đa số giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo dân chúng. Khi đoàn kết với các giai cấp, không thể nhượng bộ, thoả hiệp chút lợi ích gì của công nông.
về phương pháp cách mạng: Sử dụng bạo lực cách mạng giành chính quyền. Tổ chức ra quân đội công nông để bảo vệ thành quả cách mạng, đập tan sự phản kháng của kẻ thù về quan hệ quốc tế: Cách mạng Việt Nam là bộ phận của cách mạng thế giới, thực hành liên lạc với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản thế giới, nhất là vô sản Pháp.
Cương lĩnh chính trị đầu tiên là sự vận dụng tư tưởng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc, giải đáp đúng đắn những vấn đề cơ bản nhất của cách mạng Việt Nam và phù hợp với xu thế thời đại. Tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh là tiến hành cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới, giành độc lập dân tộc đi lên chủ nghĩa xã hội.
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ra đời đã quy tụ lực lượng và sức mạnh của Đảng, đặt nền tảng đoàn kết giai cấp công nhân và toàn dân tộc. Đó là đặc điểm và ưu thế của Đảng Cộng sản Việt Nam so với các lực lượng cách mạng khác. Với Cương lĩnh chính trị đầu tiên đúng đắn và tổ chức chặt chẽ, Đảng Cộng sản Việt Nam có khả năng và điều kiện trở thành lực lượng duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
c) Ý nghĩa sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời vào năm 1930 là tất yếu lịch sử là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp, sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.
Đảng ra đời là bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Đảng ra đời đã chấm dứt thời kỳ bế tắc, khủng hoảng về đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo cách mạng ở Việt Nam; nó chứng tỏ rằng, giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng.
Đảng vừa ra đời đã nắm được vai trò lãnh đạo duy nhất đối với phong trào cách mạng, là trung tâm đoàn kết giai cấp, đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam; là sự chuẩn bị đầu tiên, mở đường cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam về sau.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã đưa cách mạng Việt Nam là bộ phận của cách mạng thế giới.
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định công lao to lớn của Nguyễn Ái Quốc - người tìm ra con đường cứu nước đúng đắn và chuẩn bị chu đáo về chính trị, tư tưởng và tổ chức thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
3. Vai trò của NAQ đói vs việc thành lập Đảng
Vai trò của Chủ Tịch Hồ Chí Minh trong việc thành lập Đảng Cộng Sản .
- Chủ Tịch Hồ Chí Minh là người tìm thấy con đường cứu nước đó là đi theo Cách mạng vô sản . Đến với chủ nghĩa Mac - Lenin
- Trong quá trình hoạt động cách mạng của mình từ năm 1920 đến 1925, Nguyễn Ái Quốc sáng lập ra Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (6/1925). Người đã mở các lớp huấn luyện đào tạo cán bộ nòng cốt, để thông qua đó truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam,chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự thành lập chính đảng của giai cấp vô sản.
- Khi chủ nghĩa Mác - Lenin đi vào quần chúng là lúc sức mạnh của toàn dân tộc được dâng cao . Nhưng tình hình trong nước lại tiến triển khác đó là sự xuất hiện của 3 tổ chức cộng sản hoạt động riêng rẽ khiến mối đoàn kết không được bền chặt .Trước tình hình đó, Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản (3/2/1930) đi đến thàng lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Tại Hội nghị Nguyễn Ái Quốc đã thông qua chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt. Đó là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Cương lĩnh thể hiện quan điểm đúng đắn, sáng tạo trong việc vận dụng học thuyết chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện một nước thuộc địa như Việt Nam
4. Hoàn cảnh lịch sử hộ nghị trung ương Đảng VIII
Chiến tranh thế giới thứ hai đã bùng nổ (9/1939), nước Pháp đã đầu hàng phát xít Đức (6/1940), Phát xít Đức ráo riết chuẩn bị tấn công Liên Xô (22/6/1941). Việc Liên Xô tiến hành cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại làm cho tính chất của chiến tranh thay đổi. Từ một cuộc chiến tranh đế quốc chủ nghĩa đã biến thành một cuộc chiến tranh giữa một bên là bọn phát xít với một bên là các lực lượng hoà bình dân chủ lớn, tư sản mại bản.
28/1/1941, Nguyễn ái Quốc về nước, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng. Hội nghị Trung ương lần VIII diễn ra từ ngày 10 đến 19/5/1941 tại Pắc Pó (Cao Bằng).
5. Hoàn cảnh ban bố lênh khởi nghĩa
Chiến tranh thế giới thứ hai đang tới những ngày cuối, ở châu Âu, phát xít Đức đã bị đánh bại và buộc phải đầu hàng không điều kiện vào tháng 5 - 1945. Ở châu Á, quân phiệt Nhật đã đầu hàng Đồng minh không điều kiện (8 - 1945).
Ngay khi nghe tin Chính phủ Nhật đầu hàng, ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc được thành lập và ra Quân lệnh số 1 kêu gọi toàn dân nổi dậy. Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương họp ở Tân Trào (Tuyên Quang) từ ngày 14 đến 15 - 8 -1945 đã quyết định phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước, giành lấy chính quyền trước khi quân Đồng minh vào.
Tiếp theo, Đại hội Quốc dân được tiến hành ở Tân Trào (16-8) gồm đại biểu ba xứ thuộc đủ các giới, các đoàn thể, các dân tộc, tiêu biểu cho ý chí và nguyện vọng của toàn dân. Lần đầu tiên, lãnh tụ Hồ Chí Minh ra mắt các đại biểu của quốc dân.
Đại hội đã nhất trí tán thành quyết định Tổng khởi nghĩa, thông qua 10 chính sách của Việt Minh, lập ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam (tức Chính phủ Lâm thời sau này) do Hồ Chi Minh làm Chủ tịch. Sau đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư tới đồng bào cả nước kêu gọi nổi dậy Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
Chiều 16-8, theo lệnh của ủy ban Khởi nghĩa, một đội quân giải phóng do Võ Nguyên Giáp chỉ huy, xuất phát từ Tân Trào tiến về bao vây và tấn công quân Nhật ở thị xã Thái Nguyên, mở đường về Hà Nội.
6. Nguyên nhân thắng lợi của Cm Tháng 8
a. Nguyên nhân khách quan:
Chiến thắng của đồng minh trong chiến tranh chống phát xít, nhất là chiến thắng đức và Nhật của Liên Xô, đã cổ vũ tinh thần, niềm tin cho nhân dân ta trong đấu tranh giải phóng dân tộc, tạo thời cơđể nhân dân ta đứng lên Tổng khởi nghĩa.
b. Nguyên nhân chủ quan:
- Dân tộc ta có truyền thống yêu nước nồng nàn, khi đảng Cộng sản đông Dương, Việt Minh phất cao cờ cứu nước thì toàn dân nhất tề đứng lên cứu nước, cứu nhà.
- Đảng đã đề ra đường lối chiến lược, chỉ đạo chiến lược và sách lược đúng đắn trên cơ sở lý luận Mác – Lênin được vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh Việt Nam.
- Đảng có quá trình chuẩn bịsuốt 15 năm, qua các phong trào cách mạng 1930 – 1931, 1936 – 1939 và thoái trào cách mạng 1932 – 1935, đã rút những bài học kinh nghiệm thành công và thất bại, nhất là quá trình xây dựng lực lượng chính trị, vũ trang, căn cứ địa trong thời kỳ vận động giải phóng dân tộc 1939 – 1945.
- Toàn đảng, toàn dân nhất trí, quyết tâm giành độc lập tự do, linh họat, sáng tạo chỉ đạo khởi nghĩa, chớp thời cơ phát động quần chúng nổi dậy giành chính quyền.
7. Ý nghĩa lịch sử của Cm Tháng 8 đối vs trong nc và ngoãi nc
a. Đối với dân tộc Việt Nam :
- Mở ra bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc ta, phá tan xiềng xích nô lệ của Pháp – Nhật, lật nhào ngai vàng phong kiến, lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
- Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam, mở đầukỷ nguyên mới độc lập, tự do; nhân dân lao động nắm chính quyền, làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh dân tộc; kỷ nguyên giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội.
b. Đối với thế giới :
- Góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Cổ vũ mạnh mẽ các dân tộc thuộc địa đấu tranh tự giải phóng, có ảnh hưởng to lớn đến Miên và Lào.
Ngày 7-5-1953, được sự thỏa thuận của Mĩ, Chính phủ Pháp cử tướng Nava làm Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương (thay cho tướng Xalăng). Nava ra kế hoạch quân sự với hi vọng trong vòng 18 tháng sẽ giành lấy một thắng lợi quyết định để “kết thúc chiến tranh trong danh dự”.
Kế hoạch Nava được chia thành hai bước:
Bước thứ nhất: trong thu-đông 1953 và xuân 1954, giữ thế phòng ngự chiến lược ở Bắc Bộ, tiến công chiến lược để bình định Trung Bộ và Nam Đông Dương, giành lấy nguồn nhân lực, vật lực, xóa bỏ vùng tự do Liên khu V, đồng thời ra sức mở rộng ngụy quân, tập trung binh lực, xây dựng đội quân cơ động chiến lược mạnh.
Bước thứ hai, từ thu-đông 1954, chuyển lực lượng ra chiến trường Bắc Bộ, thực hiện tiến công chiến lược, cố giành thắng lợi quân sự quyết định, buộc ta phải đàm phán với những điều kiện có lợi cho chúng nhằm kết thúc chiến tranh.
9. Tác động của ĐBP đói vs thế giới
Chiến thắng Điện Biên Phủ mang tầm vóc thời đại, góp phần to lớn vào phong trào đấu tranh vì hòa bình, tiến bộ của nhân loại. Chiến thắng Điện Biên Phủ giáng một đòn chí mạng vào nền móng của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, đánh sập thành lũy của chủ nghĩa thực dân cũ ở vị trí xung yếu nhất, đánh dấu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi toàn thế giới; báo hiệu sự thất bại chiến lược toàn cầu phản cách mạng của chủ nghĩa thực dân mới do đế quốc Mỹ cầm đầu. Chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng chung của các nước trên bán đảo Đông Dương, chiến thắng của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, của phong trào đấu tranh vì hòa bình, tiến bộ xã hội trên toàn thế giới.
Chiến thắng Điện Biên Phủ của dân tộc ta đã chứng minh một chân lý của thời đại: Các dân tộc bị áp bức, bị xâm lược nếu có ý chí kiên cường và đường lối đúng đắn, sáng tạo, biết đoàn kết đấu tranh vì độc lập tự do thì dân tộc đó nhất định thắng lợi. Chân lý đó đã thôi thúc và cổ vũ các nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi, Mỹ La-tinh đứng lên đấu tranh tự giải phóng, thoát khỏi ách xâm lược của chủ nghĩa thực dân, đế quốc.