Địa 12 Dạng câu hỏi chứng minh

H

huy14112

câu 2:
Nước ta giáp với biển Đông ở hai phía Đông và Nam. Vùng biển Việt Nam là một phần biển Đông.
- Bờ biển dài 3.260km, từ Quảng Ninh đến Kiên Giang. Như vậy cứ l00 km2 thì có l km bờ biển (trung bình của thế giới là 600km2 đất liền/1km bờ biển). - Biển có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa với diện tích trên 1 triệu km (gấp 3 diện tích đất liền: l triệu km2/330.000km2).
- Trong đó có 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và 2.577 đảo lớn, nhỏ, gần và xa bờ, hợp thành phòng tuyến bảo vệ, kiểm soát và làm chủ vùng biển.
- Có vị trí chiến lược quan trọng: nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương, châu Á với châu Âu, châu Úc với Trung Đông. Giao lưu quốc tế thuận lợi, phát triển ngành biển.

- Có khí hậu biển là vùng nhiệt đới tạo điều kiện cho sinh vật biển phát triển, tồn tại tốt.

- Có tài nguyên sinh vật và khoáng sản phong phú, đa dạng, quý hiếm.
với các điều kiện trên ngành kt biển của nc ta sẽ rất phát triển

Nguồn : hocmai.vn
 
A

abluediamond

câu 2:
Nước ta giáp với biển Đông ở hai phía Đông và Nam. Vùng biển Việt Nam là một phần biển Đông.
- Bờ biển dài 3.260km, từ Quảng Ninh đến Kiên Giang. Như vậy cứ l00 km2 thì có l km bờ biển (trung bình của thế giới là 600km2 đất liền/1km bờ biển). - Biển có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa với diện tích trên 1 triệu km (gấp 3 diện tích đất liền: l triệu km2/330.000km2).
- Trong đó có 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và 2.577 đảo lớn, nhỏ, gần và xa bờ, hợp thành phòng tuyến bảo vệ, kiểm soát và làm chủ vùng biển.
- Có vị trí chiến lược quan trọng: nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương, châu Á với châu Âu, châu Úc với Trung Đông. Giao lưu quốc tế thuận lợi, phát triển ngành biển.

- Có khí hậu biển là vùng nhiệt đới tạo điều kiện cho sinh vật biển phát triển, tồn tại tốt.

- Có tài nguyên sinh vật và khoáng sản phong phú, đa dạng, quý hiếm.
với các điều kiện trên ngành kt biển của nc ta sẽ rất phát triển

Nguồn : hocmai.vn

Bảo là chứng minh phong phú về sinh vật, khoáng sản, giao thông vận tải và du lịch cơ mà :khi (62):.
 
H

huy14112

Em nghĩ thế này :
Nước ta giáp với biển Đông ở hai phía Đông và Nam. Vùng biển Việt Nam là một phần biển Đông.
- Bờ biển dài 3.260km, từ Quảng Ninh đến Kiên Giang. Như vậy cứ l00 km2 thì có l km bờ biển (trung bình của thế giới là 600km2 đất liền/1km bờ biển). - Biển có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa với diện tích trên 1 triệu km (gấp 3 diện tích đất liền: l triệu km2/330.000km2).
- Trong đó có 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và 2.577 đảo lớn, nhỏ, gần và xa bờ, hợp thành phòng tuyến bảo vệ, kiểm soát và làm chủ vùng biển.
_ Có vị trí chiến lược quan trọng: nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương, châu Á với châu Âu, châu Úc với Trung Đông.\Rightarrow phong phú về giao thông vận tải du lịch

_Có khí hậu biển là vùng nhiệt đới tạo \Rightarrow phong phú về sinh vật.

Mới lại từ việc kể ra , liệt kê ra như vậy thì khác gì chứng minh cho người ta tin
 
A

abluediamond

Chứng minh về sinh vật, khoáng sản :

- Vùng biển này đã phát hiện được khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình. Trong đó có khoảng 6.000 loài động vật đáy, 2.038 loài cá, trên 100 loài cá kinh tế, hơn 300 loài san hô cứng, 653 loài rong biển, 657 loài động vật phù du, 537 loài thực vật phù du, 94 loài thực vật ngập mặn, 225 loài tôm biển, 14 loài cỏ biển, 15 loài rắn biển, 12 loài thú biển và 5 loài rùa biển.
\Rightarrow $ Phong$ $phú$ $về$ $sinh$ $vật$.

- Biển Đông được coi là một trong 5 bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới. Tại vùng biển và thềm lục địa Việt Nam xác định nhiều bể trầm tích có triển vọng dầu khí, trong đó các bể trầm tích Cửu Long và Nam Côn Sơn được đánh giá có triển vọng dầu khí lớn nhất, điều kiện khai thác tương đối thuận lợi. Các khu vực có tiềm năng dầu khí còn lại chưa khai thác là khu vực thềm lục địa ngoài cửa vịnh Bắc Bộ và bờ biển miền Trung Việt Nam. $(1)$

- Ngoài ra, theo các chuyên gia Nga thì khu vực vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa còn chứa đựng tài nguyên khí đốt đóng băng, trữ lượng loại tài nguyên này trên thế giới ngang bằng với trữ lượng dầu khí và đang được coi là nguồn năng lượng thay thế dầu khí trong tương lai gần. $(2)$

$(1)$, $(2)$ \Rightarrow $Phong$ $phú$ $về$ $khoáng$ $sản$
 
T

tayhd20022001

Bạn à, bọn mình vừa mới ôn phần này nên mình sẽ giúp bạn nhé:
Thứ nhất, bạn cần nêu rõ là các ngành ktế biển gồm có:
+ Đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hải sản
+ Du lich biển
+ Dịch vụ hàng hải
+ Khai thác khoáng sản thềm lục địa và sản xuất muối
Vùng biển nc ta rộng trên 1 triệu km2, gấp hơn ba lần diện tích đất liền; có trên 3000 hòn đảo lớn, nhỏ gần bờ và xa bờ, chạy suốt từ Vịnh Bắc Bộ đến Vịnh Thái Lan.
Thứ 2 là bạn nêu ra thế mạnh của nc ta để ptriển các ngành trên và nêu tình hình phát triển của các ngành:
*Đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hải sản:
-nc ta có đg bờ biển dài 3260 km, nhiều vũng vịnh, đầm phá. Các vũng, vịnh ven bờ chiếm khoảng 60 % đường bờ biển, trong đó có 12 vũng vịnh lớn. Ven biển có trên 37 vạn ha mặt nước lợ, thích hợp để nuôi các loại thủy sản xuất khẩu như: cá, tôm, cua, rong câu , . . .
- nhiều bãi cá, bãi tôm, nhiều ngư trường lớn => thuận lợi đánh bắt nuôi trồng thuỷ hải sản.Ngoài cá biển là nguồn lợi chính còn nhiều loại đặc sản khác có giá trị kinh tế cao như tôm, cua, mực, hải sâm, rong biển…Riêng cá biển đã phát hiện hơn 2000 loài khác nhau, trong đó trên 100 loài có giá trị kinh tế cao với tổng trữ lượng hải sản khoảng 3 – 4 triệu tấn, sản lượng khai thác bền vững khoảng 1,4 - 1,7 triệu tấn. Ngoài ra, trữ lượng nguồn lợi cá rạn san hô, vùng dốc thềm lục địa, vùng biển sâu > 150m và nguồn lợi nhuyễn thể hai mảnh vỏ đang được điều tra đánh giá.
- Ng dân có kinh nghiệm đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thuỷ hải sản
*Du lịch biển:
-Các bãi biển nc ta phân bố trả dài từ bắc -> nam
-Có nhiều bãi biển đẹp, nổi tiếng (vd: Nha Trang…)
-Nhiều đảo, bán đảo đẹp (vd:…)
-hệ thống các khách sạn, resort phát triển, các dịch vụ du lich ngày càng đa dạng và đc nâng cao hơn về chât lg.
*Dịch vụ hàng hải:
đây là đkiện để phát triển giao thông biển, thông thương với các nc trên thế giới
Nc ta có nhiều vũng vịnh để xdựng các cảng biển lớn như: Quảng Ninh, Hải Phòng, Cửa Lò, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Vũng Tàu và Sài Gòn với tổng năng lực bốc xếp trên 10 triệu tấn/năm.
*Khai thác khoáng sản thềm lục địa và sản xuất muối :
-Dầu khí thềm lục địa với trữ lượng lớn, với các bể trầm tích lớn, nhất là bể trầm tích Cửu Long và Nam Côn Sơn.Riêng trữ lượng dầu khí ngoài khơi miền Nam Việt Nam đã chiếm 25 % trữ lượng dầu dưới đáy Biển Đông, có thể khai thác từ 30 – 40 nghìn thùng /ngày, khoảng 20 triệu tấn/năm. khí đốt với trữ lượng khoảng 3 nghìn tỷ m3/ năm, trong đó 0,9 - 1,2 tỷ m3 dầu và 2.100 - 2.800 tỷ m3 khí, phần lớn tập trung ở vùng nước sâu xa bờ. điều kiện khai thác lại thuận lợi, So với các nước Đông Nam á, trữ lượng dầu khí của nước ta đứng thứ 3, sau lnđônêxia và Malaixia. Tuy nguồn phát hiện chưa thật lớn, song đối với nước ta nó có ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt trong giai đoạn khởi động nền kinh tế công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

-Có đk thuận lợi sản xuất muối (nhiều nắng, gió, biển mặn…)nhất là ở Ninh Thuận, Bình Thuận. Theo đánh giá sơ bộ, tiềm năng diện tích để phát triển đồng muối vùng ven biển nước ta rất lớn, từ 50-60 nghìn ha, trong đó khoảng 60% tập trung ở ven biển tử Quảng Ngãi đến Bình Thuận.
-dưới đáy biển nước ta còn có nhiều khoáng sản quý như thiếc, ti-tan, thạch anh, nhôm, sắt, đồng, kền và các loại đất hiếm. Đã phát hiện hàng chục mỏ và điểm quặng sắt có quy mô khác nhau ở vùng ven biển, trong đó quan trọng nhất là mỏ Thạch Khê với trữ lượng khoảng 580 triệu tấn, chiếm 65% trữ lượng quặng sắt của cả nước, hàm lượng quặng sắt đạt 60-65%, đảm bảo nguyên liệu cho cơ sở luyện kim quy mô lớn. Sa khoáng titan phân bố rất phổ biến dọc bờ biển với trữ lượng dự đoán khoảng 13 triệu tấn, tập trung Ở Bình Ngọc, Sầm Sơn, Kỳ Anh, Cát Khánh và Hàm Tân. Hầu hết các mỏ titan đều lộ thiên ở những khu vực kinh tế tương đối phát triển, nguồn lao động dồi dào, giao thông thuận tiện,. . . Cát thủy tinh là một trong những khoáng sản ven biển có tiềm năng lớn nhất với trữ lượng dự đoán hàng trăm tỷ tấn. Các mỏ cát thủy tinh lớn và quan trọng như Vân Hải, Ba Đồn, Nam Ô, Thủy Triều, Hòn Gốm,... chất lượng khá tốt được sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất các loại thủy tinh cao cấp và vật liệu khác.
-khai thác vật liệu xây dựng, cát thủy tinh… Tài nguyên khác như đá vôi, đá xây dựng, đá ốp lát, cao lanh, nước khoáng, . . . phân bố rộng rãi ở vùng ven biển trên các đảo, có thể phát triển công nghiệp xi măng và vật liệu xây dựng, và có ý nghĩa rất quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế của các địa phương ven biển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
-Nước ta có thể thu được năng lượng từ sóng biển, dòng hải lưu, thủy triều để làm nguồn năng lượng phục vụ đời sống con người. Tuy nhiên, muốn khai thác được nguồn năng lượng này cần có vốn và kỹ thuật cao. Nguồn phát triển năng lượng sức gió, thủy triều và song rất có tiềm năng, nhưng do việc đầu tư của chúng ta còn hạn chế nên đến nay mới đang ở giai đoạn thử nghiệm và làm thí điểm.
( Nguồn http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/N…)
 
Top Bottom