dạng bt hay đây

H

hienzu

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mọi người có ai biết , tìm đc tài liệu nào nói về dạng bài tập: Viết PT dao động điều hòa bằng phương pháp đổi trục tọa độ không?

Nếu có cho t xin cái đường link:D

Thanhks trc nha

Nhân thể làm hộ cái bài này:)
Cho cơ hệ như hv(vẽ hơi xấu, thông cảm, t ko có cái hoa tay nào:D)

untitled.png



m=200g, M=300g, k=100N/m
thả vật từ độ cao h=20cm
a, Tính vận tốc trc va chạm
b, Biết rằng va chạm giữa m và M là va chạm mềm. Tìm vận tốc ngay sau va chạm
c, Viết pt dđđh của cơ hệ giữa (M+m). Chọn gốc thời gian là líc ngay sau va chạm. Chọn gốc tọa độ O ở vị trí va chạm
d, Tìm ĐK của biên độ để m ko trượt khỏi M. Biết rằng giauwx m và M ko có ma sát
 
L

l94

Cho cơ hệ như hv(vẽ hơi xấu, thông cảm, t ko có cái hoa tay nào:D)

untitled.png



m=200g, M=300g, k=100N/m
thả vật từ độ cao h=20cm
a, Tính vận tốc trc va chạm
b, Biết rằng va chạm giữa m và M là va chạm mềm. Tìm vận tốc ngay sau va chạm
c, Viết pt dđđh của cơ hệ giữa (M+m). Chọn gốc thời gian là líc ngay sau va chạm. Chọn gốc tọa độ O ở vị trí va chạm
d, Tìm ĐK của biên độ để m ko trượt khỏi M. Biết rằng giauwx m và M ko có ma sát

a/[tex]v=\sqrt{2gh}=2m/s[/tex]
b/ Áp dụng bảo toàn động lượng:[tex]mv=(m+M)V \Rightarrow V=\frac{mv}{m+M}=0,8m/s[/tex]
c/Ta có:[tex]0=Acos(\phi) \Rightarrow \phi=\frac{\pi}{2};\phi=\frac{-\pi}{2}[/tex]
Lúc va chạm thì hệ đi xuống ngược chiều dương nên v<0, vậy lấy [tex]\phi=\frac{-\pi}{2}[/tex]
[tex]\omega=\sqrt{\frac{k}{m+M}}=10\sqrt{2}[/tex]
[tex]V=A.\omega \Rightarrow A=\frac{0,08}{\sqrt{2}}[/tex]
vậy pt:[tex]x=\frac{0,08}{\sqrt{2}}cos(10\sqrt{2}t-\frac{\pi}{2})[/tex]
d/Để vật không bị trượt khỏi hệ thì trong lực của m phải thắng được lực quán tính, nghĩa là:
[tex] -m\omega^2Acos(\omega.t+\phi) \leq mg[/tex]
Vì lực quán tính chỉ có tác dụng khi có gia tốc, tức là khi vật ở biên âm thì xuất hiện lực quán tính, vậy [tex]cos(\omega.t+\phi)=-1[/tex]
thay vào ta được:[tex]\omega^2A \leq g \Leftrightarrow A \leq \frac{g}{\omega^2}=\frac{10}{200}=0,05[/tex]
 
Last edited by a moderator:
O

o0o_to_cry_for_the_moon_o0o

dsaf

đây là một bài toán hay đấy bạn ak
a, tính vận tốc trươc va chạm:
[TEX] v= \sqrt{2gs} \rightarrow v=2m/s [/TEX]
b, tính vận tốc sau va chạm(va cham mềm):
áp dụng dịnh luật bảo toàn động lượng:
[TEX]m.v_1 = (M+m)v_2 \rightarrow v=v_2=\frac{0,2.2}{0,5} = 0,8m/s[/TEX]
c,
vận tốc sau ngay va chạm chính là v max của dao động nên:
[TEX]v=0,8m/s=A\omega = \sqrt{\frac{k}{m+M}} .A = \sqrt{\frac{100}{0,2+0,3}}.A => A= \frac{0,8}{10\sqrt{2}} m[/TEX]
Nếu chọn vị trí cân bằng tại lúc va chạm. chiều dương hướng xuống thì ptdd:
[TEX]x=\frac{0,8}{10\sqrt{2}} cos(10\sqrt{2}.t - \frac{\pi}{2} [/TEX]
d, tìm điều kiện của A đê m ko truot khỏi M
Để làm được bài này phải hiểu được bản chât:
để m ko trượt khỏi M thì lực quán tính của m phải nhỏ hơn trọng lượng của nó.
Tuy nhiên, [TEX]F_qt = m.a[/TEX] thì a ở đây phải là gia tốc của hệ, tức [TEX]\omega =\frac{k}{m+M}[/TEX]
Ta có: [TEX] F_qt \le \ P [/TEX]

[TEX] \leftrightarrow m.a \le \ mg [/TEX]

[TEX] m.A{\omega}^2 \le \ mg[/TEX]

[TEX]\Leftrightarrow m.A.\frac{k}{m+M} \le \ mg[/TEX]

[TEX]\Leftrightarrow 0,2.A.\frac{100}{0,2+0,3} \le \ 0.2.10 [/TEX]

[TEX] \rightarrow \ A \le \ 0,05 m[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
H

huubinh17

Những dạng bài tập này, nếu tụi em có quyển Tuyển tập các bài toán cơ bản và nâng cao tập 3 của thầy Vũ Thanh Khiết và quyển Những bài tập vật lý hay và điển hình của Nguyễn Cảnh Hòe thêm vào đó là quyển 1234 bài tập vật lý nữa là tụi em OK thôi
qqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqq
 
Top Bottom