dàn ý về cảm hững lãng mạn và tính sủ thi trong rừng xà nu

T

truyen223

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Ai có bài viết về nghệ thuật xây dựng hình tượng rừng xà nu cho mình xin với . Nói thật là mình học khối A nên ....:p Nếu mà hồi 11 thì còn rồi viết được :D chứ lên 12 rồi nhác lắm , tốn thời gian công sức , lên google search nhưng không có .:( Vì vậy ... hì hì ... :Dvác mặt lên đây hỏi bài .... Ai có thì làm ơn cho mình với ... Mấy đứa bạn google sai đề bị cô cho làm lại cả rồi @-)@-)@-)
 
T

truyen223

ko ai giúp ah ****************************??????? một lần thôi . Đây chỉ là giải pháp cuối cùng rồi ....huhuhuhuhu
 
L

lucky_star93

ko ai giúp ah ****************************??????? một lần thôi . Đây chỉ là giải pháp cuối cùng rồi ....huhuhuhuhu

hjhj
có lẽ năm 12 rồi
không ai rảnh bấm 1 bài dài òm giúp c đâu
c vào nhà sách , vô đó nhiều sách ???
tha hồ chép vô
đó là giải pháp có thể làm được đấy ;))
sách viết chính xác , hay hơn cả search trên net:p:p:p:p:)
 
M

meobachan

Ai có bài viết về nghệ thuật xây dựng hình tượng rừng xà nu cho mình xin với . Nói thật là mình học khối A nên ....:p Nếu mà hồi 11 thì còn rồi viết được :D chứ lên 12 rồi nhác lắm , tốn thời gian công sức , lên google search nhưng không có .:( Vì vậy ... hì hì ... :Dvác mặt lên đây hỏi bài .... Ai có thì làm ơn cho mình với ... Mấy đứa bạn google sai đề bị cô cho làm lại cả rồi @-)@-)@-)

Hình tương cây xà nu là 1 thành công quan trọng trong nghệ thuật miêu tả của tác giả, góp phần vào thành công chung của tác phẩm:
- Việc miêu tả thiên nhiên, cỏ cây hoa lá vốn rất thường gặp trong các tác phẩm văn học nhưng chọn cây nào để miêu tả thì tùy thuộc vào ý đồ nghệ thuật của tác giả. Cây xà nu cũng nằm trong dòng biểu tượng về cây thông, cây tùng trong truyền thồng văn học đều biểu tượng cho sự kiên cường, cho tính cách cao đẹp, trong văn học cổ thì gắn với ngưởi quân tử còn trong truyện của Nguyên Ngọc gắn với tây nguyên bất khuất.
- Nếu hình ảnh của Tnu, của dân làng được miêu tả bằng bút pháp sử thi thì hình ảnh cây xà nu cũng nằm trong nghệ thuật miêu tả ấy. Điề đó được thể hiện qua sức sống kì diệu củal oài cây này mà theo tác giả cứ 1 cây ngã xuống lại có 4,5 cây con khác mọc lên. Đầy là hình thức sinh trường thần kì mang tính chất huyền thoại, sinh trưởng theo cấp số nhân, bằng sự phi thường, lạ lùng. Loài cây xà nu còn mang đặc điểm khác là "ham ánh sáng", có thể hiểu ánh sáng ở đây là chính nghĩa, là chân lý, là độc lập, tự do. Điều đó cho thấy sức sống mãnh liệt của Tầy Nguyên, đồng thời cũng cho thấy sự đoàn kết, trăm ngàn người như 1 của mảnh dất này trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
- Rừng xà nu vừa được đặc tả theo từng cây cụ thể, vừa được miêu tả chung như 1 khu rừng, vừa được nhìn từ xa, vừa được miêu tả cận cảnh. . Cách miêu tả được tái hiện qua sư cảm nhận đống thời của nhiêu giác quan: thị giác, khướu giác, vừa rất cụ thể lại vừa mang tnh1 khái quát. Đặc biệt, cây xà nu luôn đặt trong mối quan hệ tương đồng với người, được nhìn nhận qua các biện pháp ẩn dụ, nhân hóa, tương trưng, qua đó rừng xà nu hiện lên với vẻ đẹp kì vĩ, khác thường. Giọng điệu trữ tình với những từ ngữ, hình ảnh giàu sức biểu cảm đã tạo ra sức mạnh quyến rũ người đọc.

Hy vọng những dòng ngắn ngủi trên đây sẽ giúp anh phần nào về bài viết. :)
 
T

thuy_078

thêm vài ý kiến thế này dành cho em:
- Làng Xôman nằm trong tầm đại bác và cây xà nu cũng vậy,có thể có cây,có nhiều cây bị đại bác chặt đứt làm đôi.Nhưng dù có thế rừng xà nu vẫn sinh sôi, vẫn sống như chính sự tốn tại bến bỉ và kiêu hãnh của dân làng xô man. Cũng có nhiều cây gục ngã, song cạnh cây gục ngã lại có những mâm cây mới mọc lên ===> Bản năng tự tồn tại, sự thèm khát vươn tới bầu trời và ánh sáng đã khiến rừng cây chiến thắng sự tàn phá của bom đạn,
-Cây xà nu được mô tả trong sự hòa nhập, tương ứng với những phẩm chất cao đẹp của dân làng Xô Man. Ở đây, tác giả đã sử dụng rộng rãi thủ pháp nhân hóa, tức là ông đã mô tả cây xà nu với biểu hiện giống như con người. những con người sống dưới tấm đại bác. Cũng như xà nu thân thể và trái tim họ đầy thương tích. Và cũng có đời người giống như những cây xà nu nào đó bị cái chết chặt đứt ngang nửa đời xuân, song con người Xôman, con người Tây Nguyên, con người VN trong những ngày đánh giạc vẫn sống bền bỉ,kiên trung đầy khát khao trong niềm ham muốn mãnh liệt ánh sáng mặt trời, trong tư thế phóng lên để tiếp lấy nguồn ánh sáng.
-Trong thiên truyện, rừng xà nu được miêu tả như một nhân vật có tính cách, vừa có ý nghĩa cụ thể, vừa có ý nghĩa tượng trưng. Cây xà nu biểu tượng cho cuộc sống và phẩm chất con người làng Xô Man. Rừng xà nu bị đại bác tàn phá cũng như dân làng Xô Man bị kẻ thù hủng bố bạo tàn. Sức sống mãnh liệt của cây xà nu cũng là sức sống bất diệt của con người.Trong đau thương tàn phá, cây xà nu vẫn vươn lên ánh sáng mặt trời, cũng như con người vẫn hướng tới tự do, vẫn hướng về Đảng, về cách mạng. Những lớp xà nu nối tiếp nhau mọc lên thay thế những cây đã ngã. Con người cũng thế: anh Quyết hi sinh thì có Tnú thay anh lãnh đạo dân làng, Mai ngã xuống thì có Dít lớn lên thay chị và những thế hệ tiếp theo như bé Heng sẵn sàn kế tiếp.
- Hình ảnh cây xà nu mở đầu và kết thúc tác phẩm có một ý nghĩa đạc biệt.Khép lại đoạn văn đầu tác phẩm là hình ảnh đồi xà nu: “Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời”. Kết thúc truyện vãn là điệp khúc ấy, chỉ thay chữ “đồi” bằng chữ “rừng”: đến hút tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời”. Hình ảnh ấy tượng trưng cho sức sống bất diệt và đội ngũ hung hậu của các dân tộc Tây Nguyên trong cuộc chiến đấu chốn kẻ thù. Đó là những sáng tạo nghệ thuật bắt nguồn từ ấn tượng của Nguyễn Trung Thành về cây xà nu: “Âý là một loại cây hung vĩ và cao thượng,man dại và trong sạch, mỗi cây vút,vạm vỡ ứ nhựa, tán lá vừa thanh nhã vừa rắn rỏi…”
 
T

tuyetroimuahe_vtn

[FONT=&quot]Tb:[/FONT]
[FONT=&quot]*)Giải thích:[/FONT]
[FONT=&quot]-đây là 1 trong những đặc điểm cơ bản cảu văn học giai đoạn 1945-1975[/FONT]
[FONT=&quot]+Khuynh hướng sử thi là viết về những vấn đề có ý nghĩa lớn lao với dân tộc cộng đồng,viết về những con người lịch sử[/FONT]
[FONT=&quot]+Cảm hứng lãng mạn là viết về niềm vui,về tinh thần lạc quan và niềm tin vào tuơng lai còn nhiều khó khăn thử thách[/FONT]
[FONT=&quot]*)Phân tích để làm nổibật cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi [/FONT]
[FONT=&quot]a)Khuynh hướg sử thi:[/FONT] [FONT=&quot]đến với tác phẩm .Nguyễn Trung Thành đã viết về cuộc kháng chiến of người dân tây nguyên trong cuọc kháng chiến chống mĩ,viết về những hình ảnh mang tầm vóc lớn lao có ý nghĩa thời đại lịch sử.Cả tác phẩm gợi lên 1 không khí Tây nguyên với vẻ hào hùng của khuynh huớng sử thi[/FONT]
[FONT=&quot]-đề tài (Cảm hứng chủ đọa)[/FONT]
[FONT=&quot]+Tác phẩm đã viết về 1 vấn đề có ý nghĩa lớn lao đối với cả 1 dân tộc ,cộng đồng ,[/FONT] [FONT=&quot]đó là vấn đề cả nươcs và cả dân tôc đều quan tâm[/FONT]
[FONT=&quot]+Cuộ đấu tranh của dân làng xô man cũng là cuộc đấu tranh của tập thể nhân dân tây nguyên.[/FONT] Đó là không khí of cả miền nam cả dân tổctong chién tranh.Cuộc đấu tranh ấy đã mang đến ý nghĩa thời đại rất sâu sắc:”muốn cho sự sống của đát nứoc…”
-Khắc họa nhưng nhân vật mang tầm vóc lớn lao có ý nghĩa lịch sử.Toàn bộ tác phẩm đã xây dựng đựoc 1 tập thể nhân dân anh hùng với những con người đại diện cho cả 1 thế hệ.và cả dân làng đã làm nên vẻ đẹp của 1 dân tộc
+Hình ảnh ông cụ mết
+Hình ảnh tnú
->Cuộc đời tnú phải chịu nhiều nỗi bất hạnh đau thương….
->Phải chững kiến cảnh người thân mình bị hành hạ….
->bàn tay tnú
=>Nỗi đau mà tnú phải gánh chịu đó cũng chính là nỗi đau mà cả dân làng xô man,nỗi đau của những con ngươid đã hy sinh đó hay chính là nõi đau của hàng ngàn vạn cây xà nu….đó cũng là nỗi đau của cả 1 dân tộc
=>Ở tnú ta còn bắt gặp là 1 ý thức quyết tâm,1 tih thần cách mạng.từ khi còn nhỏ cậu bé đã gan góc như bé heng bây giừo..như những cây xà nu mới mọc.Tnú quyết tâm học chữ để làm cách mạng…Khi anh quyết hỏi,,,,,Tnú đã trả lời……-)niềm tin vào cách mạng. đặc biệt hiện lên ở tnú là hình ảnh 1 chú bé liên lạc……
=)Tinh thần….of tnú cũng là tinh thần, ý chí của người dân làng xô man, of c 1 dan tc…..đó chính là lòng can đảm của cô bé dít,là không khí hào hùng of cả dân làng
*)Lien hệ với 1 số nhân vật khác,những con người trẻ tuổi gan góc như việt và chiến trong những đữa con…
-Khuynh huớng sử thi còn thể hiện trong cách xây dựng những hình tượng mang ý nghĩa lớn lao(phân tích hình ảnh rưnừg xà nu bạt ngàn,bất tận)
-Ngôn ngữ,giộng điệu of người kể chuyện cảm phục,ngợi ca
+Giọng điệu của các nhân vật
->Lời cụ mết rất trang nghiêm thiêng liêng đặc biệt là không khĩ mang đạm chatá huyền thoại.Các kể chuyện như thế làm cho vẻ đẹp of những người anh hùng mang tầm vóc của những vị anh hùng trong trường ca cổ
b)Cảm hứng lãng mạn
-Cảm hững lãng mạn đựoc thể hiện ở cách khắc họa vẻ đẹp rừng xà nu
-hình tượng nhân vạt tnú
+Hình ảnh ngọn lửa trên 10 đầu ngón tay tnú
+Cuộc đời tnú còn đau thương nhưng luon có 1 ý chí kiên cường và 1 niềm tin vào thắng lợi……..
=>Tác giả đã làm nổi bật nhưng thắng lợi hào hùng của cả 1 dân tộc,thể hiện niềm tinm và sức mạnh của cả dân tộc trong kháng chiến còn nhiều khó khăn
c)Mối quan hệ giữa khuynh hướng sử thi và cảm hững lãng mạn
_Giúp tác phẩm mang tầm vóc,có ý nghĩa lớn lao.có ý nghĩa kịch sử
_ Cảm hứng lãng mạn giúp con người có tinh thần và sức mạnh…………
 
  • Like
Reactions: Kimyoonhee1206
V

viet1306

đề: phân tích cảnh Tnu chứng kiến cảnh vợ con bị tra tấn ( ai làm giúp mình tks thứ 6 phải nộp rồi )
 
Top Bottom