Văn 9 Dàn ý và cách làm các dạng đề nghị luận xã hội.

wyn.mai

Cựu Mod Văn
HV CLB Địa lí
Thành viên
9 Tháng năm 2020
2,043
8,868
726
Lâm Đồng
Lý Tự Trọng
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chào mọi người!

Mọi người đang làm gì vậy nè? Còn các bạn lớp 9 đã chuẩn bị được những gì cho năm cuối cấp này rồi? Hè này cũng nóng nực quá, kiến thức bay đi đâu mất tiu ròi, vậy hãy dành ra chút ít thời gian đọc qua bài viết bài để trang bị cho bản thân những kiến thức cơ bản, đạt được điểm số thật tốt nào. Mong mọi người ủng hộ topic này ^^

Lên lớp 9 sẽ phải tiếp xúc với nhiều dạng nghị luận xã hội, nhìn chung thì có vẻ nhiều và khá rối, mình chắc chắn rằng có một số bạn năm nay lên lớp 9 còn đang loay hoay với đề nghị luận xã hội thì cũng đừng quá lo lắng quá nè, đây là topic sẽ giúp các bạn hiểu hơn và nắm được phần nào cách làm nghị luận xã hội. Topic này không chỉ làm riêng có khối lớp 9, các khối khác có thể tham khảo thêm
Đây là những kiến thức mình tích lũy được qua kì thi HSG vừa rồi, kết hợp với tài liệu, sách tham khảo, có gì sai sót, mọi người có thể góp ý trực tiếp ngay dưới topic này.

Trước tiên, mọi người phải nắm được nghị luận là gì và nghị luận xã hội là gì?
I, Nghị luận xã hội.
  • Nghị luận là một thể loại văn học dùng các lí lẽ, phán đoán, chứng cứ để bàn luận về một vấn đề nào đó trong cuộc sống, cần phải đảm bảo có đầy đủ ba yếu tố là lập luận, phản biện và phân tích. Sức mạnh của văn nghị luận là ở sự sâu sắc của tư tưởng, tình cảm, tính mạch lạc, chặt chẽ của suy nghĩ và trình bày, sự thuyết phục của lập luận. Mục đích cũng chỉ làm cho người đọc, người nghe hiểu được vấn đề, tạo ra sự đồng cảm với người viết, người nói.

  • Nghị luận xã hội là những bài văn bàn về những vấn đề diễn ra xung quanh đời sống, xã hội bao gồm tất cả những vấn đề về tư tưởng, đạo lí, một lối sống đẹp, một hiện tượng tích cực hoặc tiêu cực trong cuộc sống hàng ngày, vấn đề thiên nhiên môi trường, vấn đề hội nhập,...... Nói đơn giản cho dễ hiểu thì nghị luận xã hội nghĩa là, ngoài những tác phẩm nghị luận văn học (lấy tác phẩm văn học, nhà văn làm đối tượng), tất cả các dạng văn bản viết khác đều có khả năng được xếp vào dạng nghị luận xã hội, chính trị.
II, Phân loại đề nghị luận xã hội.
  1. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
  2. Nghị luận về một hiện tượng đời sống
  3. Nghị luận về một vấn đề xã hội được đặt ra trong tác phẩm văn học hoặc trong một câu chuyện.
  4. Dạng đề nghị luận kết hợp hai mặt tốt - xấu trong một vấn đề.
  5. Dạng đề nghị luận mang tính chất đối thoại - bộc lộ suy nghĩ, quan điểm bản thân (mang tính đối thoại) về vấn đề được đặt ra.
  6. Nghị luận về một vấn đề được gợi ra từ một hình ảnh/bức tranh.
Phía trên là các dạng đề nghị luận xã hội, ngày mai mình sẽ up dàn ý, đề mình họa, cách làm cho từng loại đề. Ngoài ra, mọi người có thể tham khảo topic dưới để đọc thêm những đoạn văn NLXH hay, giúp ích cho việc học.
https://diendan.hocmai.vn/threads/chia-se-cac-bai-viet-lien-quan-toi-dich-benh-covid-19.800809/
Chúc mọi người có một ngày thật vui vẻ nha ^^
Tag nè :3 @Trinh Linh Mai @_Nhược Hy Ái Linh_ @Ánh 01 @bebo 01
 

wyn.mai

Cựu Mod Văn
HV CLB Địa lí
Thành viên
9 Tháng năm 2020
2,043
8,868
726
Lâm Đồng
Lý Tự Trọng
Helooo cả nhà, là mình đây ^^

Hôm nay sẽ đến với dạng đề đầu tiên về nghị luận xã hội, đó chính là nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
Như mình đã nói ở topic trước thì những những bài đăng ở đây đơn giản chỉ là mình rút ra từ kì thi HSG vừa rồi, tham khảo thêm nhiều tài liệu, đề thi để giảm thiểu sai sót nhưng không một ai là hoàn hảo 100% nên có gì sai sót hay thắc mắc chỗ nào, bạn có thể tạo hội thoại, qua wall mình hoặc hỏi trực tiếp ngay dưới topic này ^^.
Không làm mất thời gian nữa, chúng ta vào ngay vấn đề chính nào :>


Nhiều bạn chắc chắn còn đang khó hiểu nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là như nào rồi nghị luận ấy làm như thế nào thì đây là topic để giải đáp những thắc mắc ấy.
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ
1, Khái niệm:
  • Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực đạo đức, quan điểm nhân sinh (như các vấn đề về nhận thức, về tâm hồn nhân cách, về các quan hệ gia đình, xã hội, cách ứng xử, lối sống của con người trong xã hội…).
  • Đối với học sinh cấp THCS thì dạng nghị luận này không đòi hỏi những vấn đề quá phức tạp, mà chỉ là những vấn đề hết sức đơn giản gắn liền với cuộc sống hằng ngày như là tình cảm gia đình, bạn bè, yêu quê hương, đất nước, ý thức học tập,.....Những vấn đề này có thể được đặt ra một cách trực tiếp, nhưng thông thường là được gợi mở qua một câu danh ngôn, châm ngôn, ngạn ngữ, ca dao hay câu nói của một nhà văn hóa, nhà khoa học, người nổi tiếng…

2, Phân loại từng dạng trong tư tưởng, đạo lí:
- Có hai dạng là:
+ Dạng nghị luận bàn về một tính cách hoặc một trạng thái tâm lý.
  • Nghị luận về tính bản lĩnh.
  • Bàn về tự kiêu và tự trọng.
  • Sự bình yên trong cuộc sống hằng ngày.
+ Dạng đưa ra hai nhận định, tùy vào đề bài, đó có thể là hai câu thơ, hai câu danh ngôn, trích dẫn, ......
  • “Cuộc đời ngắn ngủi không cho phép ta ước vọng quá nhiều”.
    Thế nhưng nhà văn Nga M.Prisvin lại cho rằng:
    “Phải ước mơ nhiều hơn nữa, phải ước mơ tha thiết hơn nữa để biến tương lai thành hiện tại”.
    Hãy trình bày suy nghĩ của anh/chị về hai câu nói trên.
  • Anh/chị hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu: “Ôi! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn?”.

3, Dàn ý chung.
Cùng tùy vào đề bài của nghị luận xã hội về tư tưởng, đạo lí, đây chỉ là dàn ý chung dùng để tham khảo.
a, Mở bài:
  • Giới thiệu vấn đề cần nghị luận/trích dẫn nhận định (nếu có)
b, Thân bài:
- Giải thích:
  • Giải thích từng từ, cụm từ, có thể dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa để giải thích.
  • Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng và rút ra ý nghĩa cả câu.
- Chứng minh vấn đề:
  • Đặt ra câu hỏi tại sao cho đề bài sẽ tìm được cách bình luận.
  • Đưa ra các dẫn chứng, nên lấy người thật, việc thật sẽ thuyết phục hơn là lấy dẫn chứng chung chung trong xã hội, lấy các tấm gương tiêu biểu mà ai cũng biết sẽ tạo được hiệu quả hơn.
- Phản biện lại vấn đề:
  • Lật lại vấn đề, có thể đặt ra một số để phản đề. Nên nhìn đề bài bằng nhiều góc độ, nhiều chiều, nhiều khía cạnh khác nhau, đó chính là điểm nhấn của mỗi bài nếu biết triển khai hiệu quả.
- Rút ra bài học
  • Bài học nhận thức: Vấn đề này đúng hay sai, nếu đúng, khuyên mọi người nên làm theo, còn sai, khuyên nên khắc phục.
  • Bài học hành động: Có những hành động thiết thực đúng đắn, phù hợp với vấn đề nêu ở trên (Trong gia đình thì phải làm gì, trong xã hội, trong học tập phải có hành động như thế nào?)
c, Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề.

4, Đề tham khảo:
Đề bài: Ngạn ngữ có câu:
“Cuộc đời ngắn ngủi không cho phép ta ước vọng quá nhiều”.
Thế nhưng nhà văn Nga M.Prisvin lại cho rằng:
“Phải ước mơ nhiều hơn nữa, phải ước mơ tha thiết hơn nữa để biến tương lai thành hiện tại”.
Hãy trình bày suy nghĩ của anh/chị về hai câu nói trên.


Gợi ý giải đề
- Giải thích:
  • Ý kiến 1: “Cuộc đời ngắn ngủi” được hiểu là thời gian dành cho mỗi con người luôn có hạn, không ai sống mãi được cùng với thời gian.
-> Câu ngạn ngữ đưa ra lời khuyên: Cuộc sống luôn có những giới hạn, con người sẽ không đủ thời gian để thực hiện ước mơ, vì vậy không nên quá tham vọng, mơ ước những điều viển vông.
  • Ý kiến 2: “Biến tương lai thành hiện thức”, biến những điều con người mơ ước, những điều chưa có trong hiện thực thành những thứ có thực.
-> Câu nói khuyên con người, phải có những ước mơ lớn lao, như vậy mới biến tương lai thành sự thật.
=> Hai ý kiến đưa ra hai quan điểm tưởng như đối lập nhưng thực chất là bổ sung cho nhau, thể hiện tọn vẹn hai mặt của một vấn đề. Con người phải viết vươn cao,vươn xa nhưng đồng thời cũng phải tỉnh táo lựa chọn cho mình những điều phù hợp, không chạy theo những giá trị phù du, viển vông, vô nghĩa.
- Phân tích, chứng minh (tính đúng đắn hoặc sai lầm hoặc vừa đúng vưà sai) của ý kiến bằng việc bày tỏ sự đồng tình (hoặc phản đối hoặc vừa đồng tình vừa phản đối) đối với ý kiến:
  • Ước mơ và khát vọng sống làm nên vẻ đẹp cuộc sống: ước mơ là một trong những thước đo tầm vóc của con người, những người có ước mơ càng đẹp thì càng có khả năng tiến xa trong cuộc sống; người có ước mơ, hoài bão mới có động cơ, phương hướng tìm tòi, tự học và sáng tạo; khi sống và làm việc đề thực hiện ước mơ con người sẽ có niềm vui, niềm hạnh phúc, sẽ tìm thấy ý nghĩa, giá trị của sự sống, con người sẽ cảm thấy cuộc sống không trôi đi một cách vô nghĩa, lãng phí…
  • Ước mơ không đồng nghĩa với việc chạy theo những điều viển vông, phi thực tế: không nên ước mơ xa vời mà phải thiết thực vì cuộc sống là hữu hạn, con người không bao giờ đủ khả năng và thời gian để làm tất cả mọi việc; Cuộc đời được tạo nên từ những điều bình dị, do đó không nên chạy theo những ước mơ viễn vông mà đánh mất đi chân giá trị của cuộc ống; Đôi khi cần phải biết bằng lòng với những gì mình đang có, bằng lòng với cuộc sống con người sẽ cảm thấy thanh thản hơn, bình yên hơn.
=> Phải biết cân bằng giữa ước mơ và thực tại, ước mơ bắt nguồn từ cuốc sống. Phải theo đuổi ước mơ nhưng đừng mơ một cách hão huyền.
- Bàn luận, mở rộng:
+ Phê phán hai hiện tượng”
  • Những người sống không có hoài bão, không biết vươn lên để tạo ra một tương lai tốt đẹp. Cuộc sống của những con người này sẽ mãi trì trệ, dậm chân tại chỗ.
  • Ngược lại, có những kẻ quá tham vọng, ước mơ viễn vông mà chạy theo các giá trị phù du để rồi đánh mất mình
Phần dẫn chứng:
  • Đặng Lê Nguyên Vũ – ông chủ hãng cà phê Trung Nguyên, chứng kiến cảnh cha bị bệnh nặng, chỉ cần 2 triệu để có thể chạy chữa bệnh cho cha, vậy mà vay mượn cả đại gia đình cuãng không đủ, cậu con trai 16 tuổi đã thề với lòng: “Một ngày nào đó mình sẽ thay đổi cuộc sống của cả đại gia đình này”. Sau này, cậu bé ngày nào đã khời nghiệp bằng căn nhà thuê chỉ vài mét vuông để xay cà phê, đạp xe hàng cây số để giao hàng… lại trở thành ông chủ tập đoàn sản xuất cà phê lớn nhất Việt Nam
  • Walt Disney – giám đốc hãng phim truyền hình lớn nhất thế giới. Sinh ra trong một gia đình nghèo khó, mê vẽ. Vì không có tiền nên đã dùng than để vẽ lên giấy vệ sinh. Sau này đã trở thành cái tên đình đám trong giới phim và các hãng truyền thông).
- Rút ra bài học
P/s: Đây là dàn ý mình lấy trong một cuốn bồi dưỡng học sinh giỏi.
5, Lưu ý:
- Thường thì khi thi HSG, dạng thường gặp là dạng hai nhận định (hai nhận định này được phát biểu dưới dạng một ý kiến, một câu nói, một câu danh ngôn…). Đọc qua thì có vẻ hai ý kiến trái chiều nhau nhưng thực chất lại có mối quan hệ, hãy phân tích và nhìn nhận bằng nhiều góc độ, sẽ nhận ra ngay nè. Mối quan hệ đó, có thể là bổ sung ý kiến cho nhau, cũng có thể hoàn toàn đối lập nhau. Nhưng phần lớn là bổ sung, làm rõ thêm cho cùng một vấn đề. Do đó, tùy vào đề bài, người viết cần linh hoạt và lựa chọn lối đi cho mình sao cho phù hợp.
- Tùy vào đề, chọn hướng đi:
+ Đồng tình với cả hai ý kiến,
+ Nghiên hẳn về một ý kiến.
+ Lấy phần đúng trong mỗi ý kiến.
- Lỗi sai thường mắc ở các bạn học sinh là lấy dẫn chứng chung chung, lan man, thậm chí không hề liên quan đến đề bài một chút nào. Lấy dẫn chứng về một nhân vật tiêu biểu, sự kiện mà hầu hết ai cũng biết sẽ tạo được sự thuyết phục hơn.
Chúc mọi người một ngày tốt lành ^^
Tag nè :3 @_Nhược Hy Ái Linh_ @Trần Hoàng Hạ Đan @nhuukha @Ánh 01 ..............
 
Last edited:

wyn.mai

Cựu Mod Văn
HV CLB Địa lí
Thành viên
9 Tháng năm 2020
2,043
8,868
726
Lâm Đồng
Lý Tự Trọng
Úi, quên mất tiêu luôn, topic chắc gần đóng mạng nhện rồi quá :rongcon7
Hôm nay chúng ta sẽ đến với dạng nghị luận thứ hai :rongcon32

NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
1. Khái niệm:
- Bình luận về một hiện tượng đang diễn ra trong thực tế đời sống xã hội như: ô nhiễm môi trường, bạo hành gia đình, tai nạn giao thông, tiếp sức tuyến đầu chống dịch, áp lực thi cử,...... thu hút sự quan tâm của dư luận. Nói dễ hiểu thì đây là một vấn đề ở trong đời sống con người tận mắt quan sát thấy ở ngoài đời sống.
- Đó có thể là hiện tượng tốt, xấu, được khen ngợi hay bị phê bình, chê trách.

2. Dàn ý chung:
Trước khi đến với dàn ý thì dạng nghị luận này còn gồm hai dạng nhỏ là:
  • Nghị luận về một hiện tượng tốt
  • Nghị luận về một hiện tượng xấu.
Hiện tượng tốt:
a, Mở bài:
- Dẫn dắt và nêu vấn đề.
b, Thân bài:
- Luận điểm 1: Hiện tượng, giải thích hiện tượng: (Nêu cụ thể về hiện tượng)
+ Giải thích sơ lược hiện tượng đời sống,làm rõ những từ ngữ, hình ảnh, khái niệm có trong đề bài.
+ Hiện tượng ấy là gì?
+ Xảy ra ở đâu? Do ai làm?
- Luận điểm 2: Nguyên nhân:
+ Tại sao lại có hiện tượng ấy?
+ Nguyên nhân do ai ? (con người, thiên nhiên, chủ quan, khách quan,......)
- Luận điểm 3: Lợi ích:
+ Về cá nhân mỗi người, tập thể.
+ Về mặt sức khỏe.
+ Về mặt tâm lí.
+...........
- Luận điểm 4: Phản biện vấn đề:
+ Lật ngược lại vấn đề và phê phán hiện tượng trái ngược ấy.
- Giải pháp:
+ Nên làm gì để khắc phục?
- Luận điểm 5: Rút ra bài học:
+ Bài học nhận thức.
+ Bài học hành động.
c, Kết bài:
- Nêu cảm nghĩ và liên hệ bản thân.
- Đánh giá chung về hiện tượng.

Hiện tượng xấu:
a, Mở bài:
- Dẫn dắt và nêu vấn đề:
b, Thân bài:
- Luận điểm 1: Nêu hiện tượng, giải thích hiện tượng:
+ Giải thích sơ lược hiện tượng đời sống,làm rõ những từ ngữ, hình ảnh, khái niệm có trong đề bài.
+ Thực tế vấn đề đang diễn ra như thế nào?
+ Có ảnh hưởng ra sao đối với đời sống không?
+ Thái độ của xã hội đối với vấn đề như thế nào?
- Luận điểm 2: Nguyên nhân:
+ Nguyên nhân chủ quan.
+ Nguyên nhân khách quan.
- Luận điểm 3: Tác hại:
+ Về mặt sức khỏe.
+ Về mặt vật chất.
+ Về mặt tinh thần.
+...................
- Luận điểm 4: Đưa ra giải pháp:
+ Nên làm gì để hạn chế hiện tượng đó?
+ Đề xuất ra những hành động thiết thực nên làm.
- Luận điểm 5: Rút ra bài học:
+ Bài học về nhận thức.
+ Bài học về hành động.
(Hiện tượng này đúng hay sai? Nhận thức về hiện tượng này như thế nào?)
c, Kết bài:
- Đánh giá chung về hiện tượng.

3, Gợi ý làm bài:
Đề 1: Suy nghĩ về hiện tượng học sinh sử dụng điện thoại trong trường học.
A, Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
B, Thân bài:
- Thực trạng:
+ Một số trường cấp Trung học cơ sở, Trung học Phổ Thông đã cho phép học sinh mang điện thoại tới trường để phục vụ việc học cũng như tra cứu, tìm hiểu thông tin một cách dễ dàng hơn.
+ Điện thoại cũng là một con dao hai lưỡi, nếu biết sử dụng đúng cách thì sẽ tạo ra hiệu ứng tốt, giúp bản thân hiểu biết hơn, còn nếu quá u mê, không kiểm soát được sẽ dẫn tới nghiện điện thoại.
+ Nhiều học sinh lợi dụng việc mang điện thoại tới trường vào mục đích xấu, rủ nhau tụ tập chơi game, gây xung đột dẫn tới đánh nhau, lên facebook tán gẫu, không tập trung nghe giảng bài, chểnh mảng khi có điện thoại bên cạnh.
+ Hơn nữa, các trường đều có phương hướng hoạt động riêng, trường cho mang điện thoại, trường thì không, tạo nên sự hoang mang cho cả học sinh và phụ huynh.
+ Nhiều học sinh không có điều kiện nên việc mang điện thoại tới trường còn nhiều mặt hạn chế
- Lợi ích của việc mang điện thoại:
+ Hầu hết mọi thông tin đều có trên Internet, việc mang điện thoại đến trường sẽ giúp học sinh tìm hiểu thông tin, tìm tài liệu, bài tập một cách dễ dàng, nâng cao chất lượng học tập. Có nhiều môn học cũng cần đến sự giúp đỡ của công nghệ thông tin.
+ Qua đó, giáo viên có thể hướng dẫn cho học sinh các kĩ năng đọc, tìm kiếm tài liệu, chắt lọc kiến thức trên mạng để phục vụ cho quá trình tự học.
+ Nhiều bạn học sinh xa nhà có công cụ liên lạc với cha mẹ, người thân sau giờ tan học.
=> Mang đến nhiều lợi ích thiết thực.
- Hậu quả của việc lạm dụng điện thoại:
+ Cái gì cũng có mặt trái của nó hết, ngoài một số học sinh chấp hành đúng nội quy của nhà trường thù có một số cá nhân, thậm chí là tập thể thường lạm dụng điện thoại ở mục đích học tập vào mục đích cá nhân.
+ Nhiều học sinh không nghe giảng, chép bài, chơi điện thoại lén trong lớp, rủ nhau chơi game, tán gẫu,... việc học đâm ra chểnh mảng.
+ Nhiều vụ việc ẩu đả, đánh nhau cũng từ điện thoại mà ra, lúc đầu chỉ nói chuyện, sau đó mâu thuẫn, đánh nhau lúc nào không hay.
+ Giờ ra chơi, học sinh thường mỗi người một cái điện thoại ngồi ở góc lớp, chán các hoạt động vui chơi, giảu trí ngoài sân trường.
=> Gây ra nhiều ý kiến trái chiều về việc học sinh mang điện thoại tới trường.
- Giải pháp:
+ Nhiều trường học xây dựng thư viện kết hợp với dàn máy tính giúp học sinh vừa tìm thông tin trong sách và lẫn trên mạng.
+ Có hệ thống điện thoại công cộng ở hành lang trường để học sinh gọi điện với người thân đưa đón khi tan học.
+ Các thầy cô giáo sẽ thu điện thoại vào đầu giờ học, khi cần đến sẽ phát ra cho học sinh.
+ Quản lí nghiêm nếu đồng ý cho học sinh mang điện thoại đến trường, những trường hợp vi phạm sẽ bị xử lí để mọi người noi gương.
C, Kết bài:
- Nêu cảm nghĩ của bản thân.

Đề 2: Trong một bài viết trên báo, có một bạn trẻ tâm sự: "Tôi ưa nói, ưa tranh luận, nhưng khi tôi 17 tuổi nếu tôi giơ tay phát biểu trước lớp về một vấn đề không đồng ý với quan điểm của thầy cô, tôi bị dòm ngó, tẩy chay, cười mỉa... Hình như ở Việt Nam, người ta rất khó chấp nhận chuyện
người nhỏ hơn mình hay tranh luận thẳng thắn với người lớn".
(Đặng Anh, Sống đúng là chính mình, tuoitre.vn, ngày 9/9/2013).
Từ góc độ của một người trẻ, anh/chị hãy viết bài văn ngắn khoảng 600 từ cho biết suy nghĩ của mình về ý kiến trên.

a, Mở bài:
- Dẫn dắt và nêu vấn đề cần nghị luận.
b, Thân bài:
- Nêu bản chất của hiện tượng- giải thích hiện tượng
+ Ý kiến trên nêu lên một thực tế khá phổ biến trong xã hội Việt Nam: những người trẻ tuổi có tư duy độc lập, khi vượt qua rào cản tuổi tác có chủ kiến cá nhân thường phải đối mặt với cái nhìn và đánh giá mang tính định kiến của cộng đồng xã hội.
+ Từ đấy, chính bản thân người trẻ cũng dễ mang tâm lí kém tự tin, luôn có thái độ rụt rè, thụ động khi bộc lộ chủ kiến, thậm chí không bao giờ nói ra suy nghĩ của mình trước đám đông
- Thực trạng.
+ Hiện tượng được đề cập là hiện tượng khá phổ biến trong trường học của Việt Nam. Với lối giảng dạy truyền thống và nếp sống của cộng đồng, học sinh của nước ta khá thụ động trong học tập, gần như chỉ tiếp thu kiến thức một chiều và ít khi đặt ra câu hỏi hay đưa ra những suy nghĩ đi ngược lại với điều được dạy. Tuy nhiên, cũng có một số học sinh dám bộc lộ chủ kiến của mình thì lại ít được gv khuyến khích, thậm chí còn bị bác bỏ, bị phủ nhận.
+ Ở cấp độ xã hội, hiện tượng này cũng xuất hiện rất nhiều. Người trẻ tuổi thường bị nhìn nhận là trẻ người non dạ, ngựa non háu đá, trứng khôn hơn vịt. Vì vậy, đa phần người trẻ, những người giàu sức sống, sự năng động, sáng tạo trong tư duy và hành động nhất lại trở thành những cỗ máy câm lặng, ít dám bộc lộ bản thân.
- Nguyên nhân:
+ Xã hội Việt Nam vốn có truyền thống "kính lão đắc thọ", người trẻ tuổi phải luôn lắng nghe và tôn trọng người lớn tuổi hơn để học tập kinh nghiệm sống.
+ Do sự ích kỉ, bảo thủ của người lớn.
+ Trong xã hội Á Đông nói chung và xã hội Việt Nam nói riêng, con người có khuynh hướng sống khép mình, giấu cái tôi cá nhân đi chứ không chủ động bộc phát cái tôi mạnh mẽ như người phương Tây.
+ Vì vậy, người Việt Nam có tâm lí ngại nói lên suy nghĩ riêng trước đám đông, đặc biệt là người trẻ tuổi….
- Hậu quả:
+ Những người trẻ có tâm huyết trở nên bất mãn, thờ ơ, thiếu tự tin…
+ Người trẻ không có điều kiện thể hiện tài năng và sự cống hiến cho xã hội.
+ Thiếu công bằng khi bình xét, đánh giá khen thưởng …
- Giải pháp:
+ Bộc lộ chủ kiến là một hành động tích cực, cần được khuyến khích và người trẻ cũng cần có ý thức về cách thức và thái độ khi thể hiện chủ kiến của mình: thẳng thắn và khiêm tốn, bộc trực, mạnh mẽ, biết bảo vệ ý kiến riêng nhưng không được kiêu căng, thất lễ với người khác.
+ Về phía những người lớn tuổi, những bậc tiền nhân và cả cộng đồng cần có cái nhìn rộng mở hơn với người trẻ, biết lắng nghe, chia sẻ và trao đổi ý kiến với họ; đồng thời đánh giá và nhìn nhận đúng mức sự đóng góp của người trẻ chứ không nên có thái độ dòm ngó, tẩy chay, cười mỉa" làm ảnh hưởng đến tinh thần và tâm lí của thế hệ trẻ.
+ Cần động viên và khuyến khích thế hệ trẻ biết sống chủ động, sống sáng tạo và bộc lộ mình hơn để góp phần thay đổi cuộc sống theo hướng tích cực.
- Bình luận, mở rộng vấn đề:
+ Không đồng tình trước thói quen kì thị của một số người lớn tuổi truớc chính kiến của những người trẻ tuổi hơn
+ Nâng cao trình độ, suy nghĩ thấu đáo...; dám bộc lộ chủ kiến của mình đồng thời tôn trọng ý kiến của người trẻ như
mình.
+ Cần phải phân biệt giữa thái độ bộc lộ suy nghĩ của cá nhân để trao đổi, tranh luận với người khác với thái độ chống
đối, tiếu tôn trọng, thậm chí xấc xược, hỗn láo với người lớn tuổi ở những người trẻ.
c, Kết bài:
- Khẳng định: Vấn đề tác giả Đặng Anh đặt ra là một vấn đề đáng suy nghĩ và có giá trị không chỉ đối với người trẻ
mà đối với cả cộng đồng.
- Bài học nhận thức và hành động của bản thân.
P/s: Dàn ý thứ hai gõ lại từ một cuốn bồi dưỡng học sinh giỏi
 

wyn.mai

Cựu Mod Văn
HV CLB Địa lí
Thành viên
9 Tháng năm 2020
2,043
8,868
726
Lâm Đồng
Lý Tự Trọng
Dạng đề nghị luận kết hợp hai mặt tốt - xấu trong một vấn đề.

I, Giới thiệu chung:

- Nhìn vào tên dạng đề thì có hiểu được đây là dạng gồm có hai mặt tốt và xấu cùng tồn tại trong một vấn đề
- Phần lớn những đề thuộc dạng này là đề nghị luận về một tư tưởng, đạo lý cũng có thể bàn về hiện tượng đời sống,
cũng có khi là từ một câu chuyện.
+ Ví dụ: “Ngưỡng một thần tượng là một nét đẹp văn hóa, mê muội thần tượng là một thảm họa” (Tư tưởng, đạ lý)
“Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích, người chân chính lại kiên nhẫn lập nên thành tựu” (Hiện tượng đời sống).

II, Dàn ý chung:
a, Mở bài:
- Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
b, Thân bài:
- Luận điểm 1: Giải thích vấn đề:
+ Giải thích câu từ, nghĩa của cả hai vế.
+ Sau đó đi đến giải thích nghĩa cả câu.
- Luận điểm 2: Chứng minh, bình luận:
+ Trình bày ý nghĩa, tác dụng của mặt tốt (thường là vế 1).
+ Trình bày tác hại của mặt xấu (thường là vế 2)
+ Có thể đưa ra một số dẫn chứng để làm rõ phần chứng minh của mình.
- Luận điểm 3:
+ Đánh giá, luận bàn vấn đề, đề xuất quan điểm, cách nhìn đúng đắn.
+ Nếu luận điểm nào đúng thì noi theo, còn sai thì lật lại vấn đề để phản biện.
c, Kết bài:
- Rút ra bài học:
+ Bài học về nhận thức.
+ Bài học về hành động.
- Liên hệ bản thân.

III, Đề tham khảo
Đề: "Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa, nhưng mê muội thần tượng là một thảm họa"
Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.

a, Mở bài:
- Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận.
b. Thân bài:
- Giải thích ý kiến:
+ “Ngưỡng mộ thần tượng” là sự tôn kính, mến phục nồng nhiệt dành cho những đối tượng được xem là hình mẫu lí tưởng hoặc có quyền năng đặc biệt, có sức cuốn hút mạnh mẽ đối với cá nhân hay cộng đồng.
+ “Mê muội thần tượng” là sự say mê, tôn sùng một cách mù quáng, thiếu tỉnh táo trước thần tượng.
-> Về nội dung, ý kiến này đề cập đến tính hai mặt của việc say mê thần tượng: nếu ngưỡng mộ đúng mức là tích cực, thì ngưỡng mộ quá mức là tiêu cực và có thể còn gây ra hậu quả khôn lường.

- Bàn luận ý kiến:
+ Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa:
  • Ngưỡng mộ thần tượng thể hiện nhu cầu văn hóa cao của con người: nhu cầu được sống trong những tình cảm cao cả, nồng nhiệt; nhu cầu được hướng tới, vươn tới những tầm cao, những đỉnh cao sáng giá của đời sống.
  • Ngưỡng mộ thần tượng là một ứng xử văn hóa, biểu hiện ở các phương diện: thái độ trân trọng mến phục; hành động tôn vinh cổ vũ; ngôn ngữ ca ngợi tán dương quá đà.
+ Mê muội thần tượng là một thảm họa:
  • Mê muội thần tượng là trạng thái mù quáng trong nhận thức, thái quá trong tình cảm, không còn khả năng suy xét, phân biệt đúng sai, lẫn lộn về giá trị; mê muội thần tượng còn dẫn đến hành động sai lầm quá khích, gây ra những hậu quả tệ hại cho bản thân và xã hội.
  • Việc mù quáng chạy theo thần tượng hay khuyếch trương thần tượng quá mức đều là biểu hiện của sự mê muội thần tượng, đều là những thái độ và ứng xử thiếu lành mạnh, thậm chí thiếu văn hóa, có thể gây ra những hậu quả khôn lường.
- Bình luận, mở rộng vấn đề:
+ Ý kiến trên hoàn toàn đúng.
+ Cần nhận thức đúng đắn về việc ngưỡng mộ thần tượng và lường được những hậu quả của sự mê muội để có thái độ và cách ứng xử phù hợp, làm cho tâm hồn phong phú hơn, nâng tầm văn hóa cho bản thân, từ đó phấn đấu vươn tới những tầm cao của đời sống.
+ Biết chế ngự những cảm xúc say mê thái quá trước thần tượng, không chạy theo thần tượng một cách mù quáng; phê phán mọi biểu hiện mê muội thần tượng trong cuộc sống hàng ngày, trước hết là trong học đường.
c, Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề một lần nữa: Hoàn toàn chính xác.
- Bài học nhận thức và hành động của bản thân.
p/s: Dàn ý mình gõ lại từ cuốn ôn luyện đề HSG văn lớp 9.
--------------------------------------------------------------------
Mọi người có thể tham khảo qua một số topic khác liên quan đến nghị luận xã hội.
 

lilya

Học sinh mới
Thành viên
24 Tháng mười 2022
8
3
6
15
Hà Nội

Mọi người ơi giúp em đề này với!!!

Em hãy viết một đoạn văn nêu suy nghĩ về vai trò của con vật nuôi trong gia đình ( văn nghị luận xã hội )​

Mọi người cũng có thể viết dàn ý theo mẫu dưới đây cho mình cũng được​

Dàn ý gồm:​

Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận​

Thân đoạn:​

- Giải thích (Khái niệm):​

- Vai trò, Ý nghĩa:​

Mọi người có thể thêm một số ý khác vào dàn ý nhé!​

Cảm ơn mọi người! Mong mọi người giúp mình nhanh mình đang cần gấp nhé!!!​

 

Mộ Dung Thu Vũ

Cựu Mod Sử
Thành viên
25 Tháng hai 2022
1,024
6
762
166
18
Lào Cai
Lào Cai

Mọi người ơi giúp em đề này với!!!

Em hãy viết một đoạn văn nêu suy nghĩ về vai trò của con vật nuôi trong gia đình ( văn nghị luận xã hội )​

Mọi người cũng có thể viết dàn ý theo mẫu dưới đây cho mình cũng được​

Dàn ý gồm:​

Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận​

Thân đoạn:​

- Giải thích (Khái niệm):​

- Vai trò, Ý nghĩa:​

Mọi người có thể thêm một số ý khác vào dàn ý nhé!​

Cảm ơn mọi người! Mong mọi người giúp mình nhanh mình đang cần gấp nhé!!!​

Bạn xem qua link này bạn nhé: https://diendan.hocmai.vn/threads/em-can-gap-voi-a.862290/post-4164291
 
Top Bottom