Văn 9 Dàn ý một số đề nghị luận xã hội

Do Truong Huy

Học sinh
Thành viên
26 Tháng bảy 2017
14
25
21
21
Hải Dương
Trường THPT Chí Linh
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

NGHỊ LUẬN VỀ LÒNG BIẾT ƠN
Mở bài:

Lòng biết ơn vốn là một truyền thống văn hóa cao đẹp của dân tộc ta, thể hiện sâu sắc lối sống trọng tình trọng nghĩa, cưu mang tương trợ lẫn nhau. Biết ơn người khác là một phẩm chất cần có ở mỗi con người.
Thân bài:
*Giải thích
: Biết ơn là sự ghi nhớ và trân trọng những gì mình nhận được từ người khác. Lòng biết ơn là sự thể hiện sự biết ơn của mình đối với những thành quả lao động do cha ông để lại. Lòng biết ơn là cơ sở khẳng định phẩm chất con người.
*Biểu hiện:
– Người có lòng biết ơn là người luôn biết ghi nhớ và trân trọng những gì người khác trao tặng, để lại cho mình. Họ luôn biết gìn giữ và phát huy những giá trị ấy trong cuộc sống.
– Trong xã hội, lòng biết ơn được biểu hiện bằng những nghĩa cử cao đẹp:
+ Tục thờ cúng ông bà tổ tiên thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của con cháu đối với các bậc sinh thành đã có công dưỡng dục chúng ta nên người. Đó là một nét đẹp văn hóa mà ít dân tộc nào trên thế giới có được.
+ Ngày 27/7 hằng năm, trở thành ngày lễ trọng đại tri ân các anh hùng, thương binh, liệt sĩ đã anh dũng hi sinh thân mình bảo về và giữ gìn độc lập chủ quyền dân tộc. Truyền thống ấy đã được duy trì và phát huy trong mấy chục năm qua và ngày càng trở nên lớn mạnh.
+ Chúng ta có truyền thống tôn sư trọng đạo, tôn vinh công ơn của các thầy cô giáo vào ngày 20/11. Và ngày 20/11 hằng năm trở thành dịp để các em học sinh và phụ huynh thể hiện sâu sắc lòng biết ơn những người thầy đã hết lòng giáo dục các em nên người.
+ Lòng biết ơn trở thành truyền thống văn hóa ăn sâu trong nhận thức của mỗi người dân Việt Nam, biến thành hành động cụ thể, đem lại hiệu quả thiết thực trong đời sống hiện nay.
– Lòng biết ơn đã trở thành chuẩn mực đạo đức của người Việt Nam.
*Nhận thức:
– Lòng biết ơn là một đức tính cần có ở mỗi con người.
– Kế thừa thành quả lao động của các thế hệ đi trước, nhận lãnh các giá trị do người khác là bản chất của xã hội. Vì thế, ta phải sống có lòng biết ơn.
– Sống có lòng biết ơn thể hiện lối sống văn hóa, tình nghĩa, đoàn kết, gắn bó của con người Việt Nam.
– Lòng biết ơn trở thành chuẩn mực nền tảng của đạo đức con người. Sống có lòng biết ơn là lối sống lành mạnh, tích cực, mẫu mực trong đời sống của chúng ta. Người sống có lòng biết ơn luôn được người khác yêu mến, trân trọng và giúp đõ trong cuộc sống.
*Hành động:
– Phải biết ơn những người đã mang lại cho mình những lợi ích, những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Trước hết là biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo đã không quản khó nhọc nuôi dạy chúng ta nên người.
– Biết nói lời cảm ơn khi nhận một điều tốt đẹp từ người khác
– Tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, thể hiện sâu sắc lòng biết ơn của bản thân đối với những người đã tạo dựng ra các thành qủa lao động trong xã hội, mang lại cuộc sống ấm no hạnh phúc. Tuyên dương, ca ngợi, tôn vinh kịp thời, đúng lúc những hành động tốt đẹp trong cuộc sống.
– Phấn đấu học tập tốt, rèn luyện nhân cách nhân phẩm trở thành người hữu ích mai này đem sức mình xây dựng quê hương đất nước.
*Phê phán:
– Trong cuộc sống còn có nhiều người sống vô ơn. Họ sống cá nhân, ích kỉ, chỉ biết nhận lấy mà không biết ơn. Họ tự tách mình ra khỏi các quy luật của đời sống, tách biệt với cộng đồng, thậm chí là chà đạp lên các thành quả lao động do người khác để lại. Những người như thế thật đáng chê trách.
– Tục ngữ ta có nhiều câu nói về sự cô ơn: “ăn cháo đá bát”; “qua cầu rút ván”; “vong ơn bội nghĩa”…
*Bài học:
– Sống có lòng biết ơn là lối sống văn hóa, khẳng định phẩm chất cao quý của con người.
– là học sinh chúng ta phải biết ơn ông bà cha mẹ, thầy cô giáo. Phấn đấu học tập và rèn luyện mình để không phụ lòng người khác đã kì vọng, mong đợi.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
NGHỊ LUẬN VỀ TINH THẦN TỰ HỌC
Mở bài:

Người xưa từng nói: “Dựa vào người khác chi bằng dựa vào chính mình”. Tất cả những người thành công đều có phần tự lập trong học vấn của mình. Tự học là một trong những năng lực cần có ở mỗi con người.
Thân bài:
*Giải thích:

Tự học là tự mình tiếp thu cái mới hoặc bổ sung, trau dồi các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, giá trị, nhận thức hoặc sở thích và có thể liên quan đến việc tổng hợp các loại thông tin khác nhau. Khả năng tự học hỏi là sở hữu của loài người và một số động vật. Tiến bộ theo thời gian có xu hướng tiệm cận theo đường cong học tập.
*Biểu hiện:
– Trước khi biết tổ chức học tập con người đã biết tự học. Năng lực ấy còn mãi duy trì cho đến ngày nay.
– Người có tinh thần tự học là người biết tự giác hoạch định một kế hoạch học tập cho chính mình; biết xác định mục tiêu và tạo động lực học tập cho bản thân. Ngoài việc tiếp nhận tri thức trong trường học, họ còn biết học hỏi từ nhiều nguồn khác, biết đánh giá và chọn lọc tiếp nhận tri thức hữu ích, trau dồi năng lực.
– Những người thành công trong cuộc sống là những tấm gương tiêu biểu của tinh thần tự học. Bởi tri thức trong trường học chỉ là tri thức căn bản làm nền tảng. muốn vượt lên để sáng tạo và thành công họ phải biết tự học.có biết bao thiên tài không bằng cấp đáng để chúng ta học tập và tự hào.
Michael Faraday từ người phụ tá phòng thí nghiệm trở thành nhà khoa học vĩ đại; Steven Paul Jobs-tỉ phú, nhà sáng chế vĩ đại người Mỹ, đã từng đi học ké ở các lớp học lập trình; Soichiro Honda từ một thợ sửa xe trở thành nhà chế tạo nổi tiếng;
Bill Gates-một huyền thoại của thời đại từng bỏ học để tự mở công ty riêng mình… Và còn biết bao tấm gương sáng ngời khác nữa về ý chí tự học vươn lên đủ sức khơi bừng cảm hứng cho muôn thế hệ. Trước khi trở thành người nổi tiếng, họ đã đã vượt qua biết bao khó khăn, thất bại để vươn đến sáng tạo và thành công trong cuộc sống.
– Ở nước ta cũng có nhiều tấm gương tự học sáng ngời: Mạc Đỉnh Chi tự học thi đỗ Trạng nguyên; Hồ Chí Minh tự học và biết nhiều thứ tiếng; thầyNguyễn Ngọc Kí đã tự học viết chữ bằng chân và trở thành người thầy mẫu mực…
*Nhận thức: (Tại sao cần phải biết tự học?)
– Học tập là một quá trình diễn ra liên tục và dài lâu. Tự mình kiện toàn tri thức và năng lực của bản thân là trách nhiệm của mỗi con người.
– Tự học khẳng định năng lực tự lập. Người sớm biết tự lập thường thành công hơn người khác.
– Tự học thể hiện niềm say mê trân trọng đối với tri thức nhân loại và năng lực tự khẳng định mình.
*Hành động:
– Biết khát vọng học tập, chiếm lĩnh tri thức để sáng tạo và thành công.
– Biết định hướng mục tiêu học tập theo những mảng tri thức nhất định.
– Phải xây dựng kế hoạch học tập đúng đắn và hiệu quả
– Biết kỉ luật để thực hiện kế hoạch học tập nghiêm khắc, biết vượt qua khó khăn, khắc phục trở ngại để đạt đến mục tiêu đã đặt ra.
– Kiểm tra, đánh giá kết quả tự học từ đó rút kinh nghiệm, tự đánh giá hiệu quả tự học.
– Đối với học sinh: cần phải biết tự học. Tự chuẩn bị bài trước ở nhà, tự giác làm bài tập, tự trau dồi tri thức và hoàn thiện các năng lực của bản thân. Tự học chính là động lực của sự tiến bộ.
*Phê phán:
– Những kẻ lười học, xem việc học là khổ sở, là bắt buộc nên chán học , lười hoc.
– Nhiều học sinh tự hài lòng với bản thân, thiếu nghị lực phấn đấu; nhiều học sinh chỉ lo học tủ, học vẹt, học đối phó, xem thường sức mạnh tri thức, học tạp qua loa, sơ xài…
– Những người như thế thật đáng chê trách và thường thất bại trong cuộc sống.
*Bài học:
– Muốn tiến bộ và thành công phải biết tự học.
– Là học sinh phải biết tự học, tự hoàn thiện bản thân trở thành người hữu ích mai này đem sức mình xây dựng quê hương đất nước.
Kết bài: Tự học là một trong những năng lực cần có ở mỗi con người. Từ xưa đến nay, tự học chính là động lực phát triển xã hội loài người.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
NGHỊ LUẬN VỀ LÒNG HIẾU THẢO
Mở bài:

Hiếu thảo với ông bà cha mẹ vốn là một truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta. Lòng hiếu thảo là một trong những phẩm chất tốt đẹp cần có ở mỗi con người.
Thân bài:
1. Khái niệm lòng hiếu thảo:

– Lòng hiếu thảo có nghĩa là đối xử tốt với cha mẹ của mình; chăm sóc cha mẹ của mình. Hiếu thảo còn là hành động yêu thương, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ khi già yếu và thờ phụng sau khi họ qua đời.
2. Biểu hiện lòng hiếu thảo:
– Người có lòng hiếu thảo là người luôn biết cung kính ông bà, cha mẹ; biết vâng lời và làm cho cha mẹ được vui vẻ, tinh thần được an ổn. Họ luôn biết sống đúng chuẩn mực, thực hiện lễ nghi hiếu nghĩa đối với các bậc sinh thành.
– Trong cuộc sống, lòng hiếu thảo là hành vi cư xử tốt không chỉ đối với cha mẹ mà còn ở bên ngoài nhà để mang lại danh tiếng tốt cho cha mẹ và tổ tiên.
3. Nhận thức: (Vì sao sống phải có lòng hiếu thảo?)
– Ông bà cha mẹ là những người đã sinh thành và dưỡng nuôi ta khôn lớn, luôn dành cho ta những gì tốt đẹp nhất trên cuộc đời này.
– Hiếu thảo còn là một lối sống tốt đẹp đã trở thành chuẩn mực trong truyền thống văn hóa Việt Nam. “Nhị thập tứ hiếu” luôn là bài học giáo dục đạo đức ngàn đời còn mãi , mãi mãi ngợi ca
– Sống có lòng hiếu thảo là lối sống cao đẹp, biết quý trọng công ơn dưỡng dục của ông bà cha mẹ, thể hiện niềm tri ân sâu sắc đối với các bậc sinh thành. Lòng hiếu thảo thể hiện sự bao dung, sống có trách nhiệm.
– Người có lòng hiếu thảo luân được mọi người yêu mến, trân trọng.
– Hiếu thảo với cha mẹ khiến con cai trưởng thành hơn. Lòng hiếu thảo trở thành bài học giáo dục sâu sắc cho mọi thế hệ.
– Giá trị của một người con được nhìn nhận không phải ở sự giàu sang, quyền quý, mà nó thể hiện qua chữ Hiếu. Ðối với công đức sinh thành thì bổn phận làm con phải ghi lòng, tạc dạ : Hiếu nghĩa với cha mẹ không chỉ là cách trả ơn những bậc sinh thành mà bản thân con cái cũng được góp phần rất lớn trong hình thành những phẩm chất đạo đức và trí tuệ của một bậc thánh nhân.
– Lòng hiếu thảo giúp gắn kết các thế hệ trong gia đình, sống trong môi trường tràn ngập lòng yêu thương, sự kính trọng lòng biết ơn. Lòng hiếu thảo xóa bỏ sự đố kị, ích kỉ cá nhân và lối sống thờ ơ, vô cảm.
– Lòng hiếu thảo luôn luôn được tôn vinh, ngưỡng mộ, ta coi đó là tiêu chuẩn luân lí đạo đức là nét đẹp văn hóa dân tộc sáng ngời.
– Hiếu thảo cha mẹ ngày nay thì ngày sau ta mới nhận được lòng hiếu thảo từ còn cái bởi đó là quy luật nhận quả trong cuộc sống.
4. Hành động: (Cần phải làm gì để thể hiện lòng hiếu thảo?)
– Biết kính trọng ông bà, cha mẹ.
– Biết chăm sóc, phụng dưỡng ông bà cha mẹ khi tuổi già sức yếu.
– Biết cư xử tốt không chỉ đối với cha mẹ mà còn ở bên ngoài nhà để mang lại danh tiếng tốt cho cha mẹ và tổ tiên. Trau dồi nhân cách tốt đẹp trở thành niềm tự hào của gia đình.
– Thực hiện tốt các nhiệm vụ và công việc làm để có thể bảo đảm vật chất hỗ trợ các bậc cha mẹ cũng như để thờ phụng tổ tiên
– Thể hiện tình yêu, sự tôn trọng và hỗ trợ; thể hiện phong cách lễ độ, anh em thuận hòa hiếu nghĩa.
5. Phê phán:
– Trong xã hội có nhiều người sống bất hiếu, vô lễ, đánh đập đối xử tàn nhẫn, bỏ rơi cha mẹ già. Họ thể hiện một lối sống vô ơn, một nhân cách kém cỏi. những người như thế thật đáng chê trách.
6. Bài học:
– Sống phải có lòng hiếu thảo.
– Phải thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà cha mẹ ngay từ hôm nay.
Kết bài:
Tấm lòng hiếu thảo thể hiện lối sống trọng tình trọng nghĩa, mãi mãi là một nét đẹp cao quý trong nền văn hóa Việt Nam.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
NGHỊ LUẬN VỀ ĐỨC TÍNH TRUNG THỰC
Mở bài:

Nhà văn William Shakespeare đã từng nói: “Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực”. Thật vậy, nếu con người không có đức tính trung thực thì sẽ không được tin tưởng, yêu thương và kính trọng. Trung thực là một trong những đức tính tốt đẹp cần có ở mỗi con người.
Thân bài :
* Giải thích:
– Trung thực là trung thành, tôn trọng sự thật. Trung thực là thành thực với chính mình, với mọi người, với công việc; luôn tuân thủ chuẩn mực đạo đức, chân thật trong từng lời nói và hành động. Đó là một trong những phẩm chất quan trọng nhất, tạo nên định hướng giá trị nhân cách chân chính.
* Biểu hiện:
– Người trung thực là người thật thà, ngay thẳng chân thành trong cách đối xử với mọi người, luôn nhìn nhận khách quan về các sự việc trong cuộc sống, luôn tôn trọng và bảo vệ chân lí. Họ không gian dối, không ích kỉ hay vụ lợi cá nhân. Người trung thực luôn hướng đến lợi ích chung của tập thể, của cộng đồng, có thể sẵn sàng hi sinh lợi ích của bản thân để bảo vệ lẽ phải.
– Có biết bao câu chuyện ngợi ca đức tính trung thực ở con người đáng để chúng ta tôn kính và học tập. Thời cổ đại Trung Quốc, Trử Toại Lươnglà quan chép sử của vua Đường Thái Tông, sẵn sàng chịu tội chết chứ không chịu chép sai lịch sử các triều đại. Ông từng nói: “Tiền bạc không là gì so với danh dự, trung thực là cái mà chúng ta không thể đánh mất”. Đến đời sau, sử gia Tư Mã Thiên cũng đã học hỏi cổ nhân, nêu cao danh tiết, trung thành với sự thật, ghi chép đúng lịch sử dẫu có bị cung hình. Ông đã để lại bộ “Sử kí” vĩ đại đến muôn đời.
– Lãnh tụ Hồ Chí Minh kính yêu là một tấm gương sáng sáng ngời về đức tính trung thực, trách nhiệm với mình, với người, với việc, thể hiện trong tư tưởng và lẽ sống của Người. Người dạy phải luôn kết hợp chặt chẽ giữa nói và làm, không được hứa suông, nói là làm ngay không được chần chừ hay hứa hẹn. Tấm gương của Người mãi mãi là bài học quý để chúng ta học tập và rèn luyện.
* Nhận thức:
Lòng trung thực là một đức tính tốt đẹp, thể hiện nhân, cách nhân phẩm cao quý của con người. Nhất là đối với lứa tuổi học sinh. Trong học tập, mỗi học sinh cần có lòng trung thực để đạt hiệu quả học tập tốt nhất, bằng chính lực học của mình, góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp trở thành người tốt.
Tính trung thực giúp con người được tin cậy. Người trung thực không chấp nhận gian dối trong bất kì việc gì. Trung thực làm nên tính cách tự trọng, thẳng thắn của cá nhân; tạo nên uy tín, sức mạnh cho tập thể. Sống trung thực đòi hỏi phải dũng cảm và nghiêm khắc với chính bản thân.
Người thiếu trung thực thì không thể duy trì mối quan hệ chặt chẽ, lâu dài với những người xung quanh. Từ đó, không thể thắt chặt tinh thần đoàn kết, quan hệ bền chặt, đánh mất niềm tin tưởng. Một lần mất tín vạn lần mất tin. Không có lòng trung thực không thể thành công trong cuộc sống.
* Hành động:
Tính trung thực cần được chú trọng giáo dục, rèn luyện ngay từ những ngày còn cắp sách tới trường mà điểm đầu rèn luyện là thành thực với chính bản thân mình. Bởi vì, “Phải thành thật với mình, có thể mới không dối trá với người khác”. Hành động trung thực phải xuất phát từ sự chân thành, từ mong muốn bảo vệ công bằng và lẽ phải.
Kiên quyết bảo vệ chân lý, bảo vệ cái đúng, cái tích cực; dũng cảm đấu tranh với những cái sai, khuyết điểm, cái tiêu cực; nghiêm khắc tự phê bình, phê bình, thẳng thắn nhìn nhận khuyết điểm của cá nhân và tổ chức mình, cầu thị, tích cực sửa chữa hạn chế, khuyết điểm để hoàn thiện bản thân.
Trung thực là cốt lõi, xoay quanh nó còn nhiều đức tính khác mà quan trọng nhất là thái độ thẳng thắn, tinh thần, hành động dũng cảm. Không có đức tính này, trung thực chỉ như của quý bị dấu kín. Rèn luyện tu dưỡng các tính tốt là rất cần nhưng thể hiện nó trong xử thế còn quan trọng hơn.
* Phê phán:
– Tuy nhiên, có nhiều người trong xã hội sống và làm việc thiếu trung thực. Không trung thực chính là nguyên nhân, mầm mống của các tiêu cực xã hội, gây băng hoại đạo đức, làm mất lòng tin, xói mòn đời sống tốt đẹp mọi người đang chung tay xây đắp. Bởi vậy cần phải trung thực, không vì cái lợi trước mắt mà bán rẻ lương tâm. Nhất là những người cầm quyền phải là người chí công vô tư, cương trực, thẳng thăn thì mới đưa đất nước vững mạnh đi lên, tiến tới công bằng, dân chủ, văn minh. Rồi trong các mối quan hệ hợp tác sản xuất kinh doanh, tính trung thực sẽ giúp có được lòng tin ở mọi người, từ đó có uy tín trong sản phẩm. Thiếu trung thực sẽ gây ra hậu quả không thể lường trước được.
* Bài học:
– Trung thực là đức tính cần thiết trong mọi hoàn cảnh và trong mọi thời đại.
– Là học sinh phải luôn trưng thực trong thi cử và cuộc sống. trung thực trong mọi hành động, rèn luyện nhân cách, nhân phẩm trở thành người hữu ích sau này đem sức mình xây dựng quê hương đất nước.
Kết bài:
Hãy luôn trung thực trong cuộc sống. Hãy rèn luyện đức tính trung thực, hoàn thiện bản thân trở thành một người hữu ích mai này đem sức mình xây dựng quê hương đất nước.

--------------------------------------------------------Chúc các bạn học tốt :D -----------------------------------------------------
 

The Joker

BTV World Cup 2018
HV CLB Lịch sử
HV CLB Hóa học vui
Thành viên
12 Tháng bảy 2017
4,754
7,085
804
Hà Nội
THPT Việt Đức
NGHỊ LUẬN VỀ LÒNG BIẾT ƠN
Mở bài:

Lòng biết ơn vốn là một truyền thống văn hóa cao đẹp của dân tộc ta, thể hiện sâu sắc lối sống trọng tình trọng nghĩa, cưu mang tương trợ lẫn nhau. Biết ơn người khác là một phẩm chất cần có ở mỗi con người.
Thân bài:
*Giải thích
: Biết ơn là sự ghi nhớ và trân trọng những gì mình nhận được từ người khác. Lòng biết ơn là sự thể hiện sự biết ơn của mình đối với những thành quả lao động do cha ông để lại. Lòng biết ơn là cơ sở khẳng định phẩm chất con người.
*Biểu hiện:
– Người có lòng biết ơn là người luôn biết ghi nhớ và trân trọng những gì người khác trao tặng, để lại cho mình. Họ luôn biết gìn giữ và phát huy những giá trị ấy trong cuộc sống.
– Trong xã hội, lòng biết ơn được biểu hiện bằng những nghĩa cử cao đẹp:
+ Tục thờ cúng ông bà tổ tiên thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của con cháu đối với các bậc sinh thành đã có công dưỡng dục chúng ta nên người. Đó là một nét đẹp văn hóa mà ít dân tộc nào trên thế giới có được.
+ Ngày 27/7 hằng năm, trở thành ngày lễ trọng đại tri ân các anh hùng, thương binh, liệt sĩ đã anh dũng hi sinh thân mình bảo về và giữ gìn độc lập chủ quyền dân tộc. Truyền thống ấy đã được duy trì và phát huy trong mấy chục năm qua và ngày càng trở nên lớn mạnh.
+ Chúng ta có truyền thống tôn sư trọng đạo, tôn vinh công ơn của các thầy cô giáo vào ngày 20/11. Và ngày 20/11 hằng năm trở thành dịp để các em học sinh và phụ huynh thể hiện sâu sắc lòng biết ơn những người thầy đã hết lòng giáo dục các em nên người.
+ Lòng biết ơn trở thành truyền thống văn hóa ăn sâu trong nhận thức của mỗi người dân Việt Nam, biến thành hành động cụ thể, đem lại hiệu quả thiết thực trong đời sống hiện nay.
– Lòng biết ơn đã trở thành chuẩn mực đạo đức của người Việt Nam.
*Nhận thức:
– Lòng biết ơn là một đức tính cần có ở mỗi con người.
– Kế thừa thành quả lao động của các thế hệ đi trước, nhận lãnh các giá trị do người khác là bản chất của xã hội. Vì thế, ta phải sống có lòng biết ơn.
– Sống có lòng biết ơn thể hiện lối sống văn hóa, tình nghĩa, đoàn kết, gắn bó của con người Việt Nam.
– Lòng biết ơn trở thành chuẩn mực nền tảng của đạo đức con người. Sống có lòng biết ơn là lối sống lành mạnh, tích cực, mẫu mực trong đời sống của chúng ta. Người sống có lòng biết ơn luôn được người khác yêu mến, trân trọng và giúp đõ trong cuộc sống.
*Hành động:
– Phải biết ơn những người đã mang lại cho mình những lợi ích, những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Trước hết là biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo đã không quản khó nhọc nuôi dạy chúng ta nên người.
– Biết nói lời cảm ơn khi nhận một điều tốt đẹp từ người khác
– Tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, thể hiện sâu sắc lòng biết ơn của bản thân đối với những người đã tạo dựng ra các thành qủa lao động trong xã hội, mang lại cuộc sống ấm no hạnh phúc. Tuyên dương, ca ngợi, tôn vinh kịp thời, đúng lúc những hành động tốt đẹp trong cuộc sống.
– Phấn đấu học tập tốt, rèn luyện nhân cách nhân phẩm trở thành người hữu ích mai này đem sức mình xây dựng quê hương đất nước.
*Phê phán:
– Trong cuộc sống còn có nhiều người sống vô ơn. Họ sống cá nhân, ích kỉ, chỉ biết nhận lấy mà không biết ơn. Họ tự tách mình ra khỏi các quy luật của đời sống, tách biệt với cộng đồng, thậm chí là chà đạp lên các thành quả lao động do người khác để lại. Những người như thế thật đáng chê trách.
– Tục ngữ ta có nhiều câu nói về sự cô ơn: “ăn cháo đá bát”; “qua cầu rút ván”; “vong ơn bội nghĩa”…
*Bài học:
– Sống có lòng biết ơn là lối sống văn hóa, khẳng định phẩm chất cao quý của con người.
– là học sinh chúng ta phải biết ơn ông bà cha mẹ, thầy cô giáo. Phấn đấu học tập và rèn luyện mình để không phụ lòng người khác đã kì vọng, mong đợi.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
NGHỊ LUẬN VỀ TINH THẦN TỰ HỌC
Mở bài:

Người xưa từng nói: “Dựa vào người khác chi bằng dựa vào chính mình”. Tất cả những người thành công đều có phần tự lập trong học vấn của mình. Tự học là một trong những năng lực cần có ở mỗi con người.
Thân bài:
*Giải thích:

Tự học là tự mình tiếp thu cái mới hoặc bổ sung, trau dồi các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, giá trị, nhận thức hoặc sở thích và có thể liên quan đến việc tổng hợp các loại thông tin khác nhau. Khả năng tự học hỏi là sở hữu của loài người và một số động vật. Tiến bộ theo thời gian có xu hướng tiệm cận theo đường cong học tập.
*Biểu hiện:
– Trước khi biết tổ chức học tập con người đã biết tự học. Năng lực ấy còn mãi duy trì cho đến ngày nay.
– Người có tinh thần tự học là người biết tự giác hoạch định một kế hoạch học tập cho chính mình; biết xác định mục tiêu và tạo động lực học tập cho bản thân. Ngoài việc tiếp nhận tri thức trong trường học, họ còn biết học hỏi từ nhiều nguồn khác, biết đánh giá và chọn lọc tiếp nhận tri thức hữu ích, trau dồi năng lực.
– Những người thành công trong cuộc sống là những tấm gương tiêu biểu của tinh thần tự học. Bởi tri thức trong trường học chỉ là tri thức căn bản làm nền tảng. muốn vượt lên để sáng tạo và thành công họ phải biết tự học.có biết bao thiên tài không bằng cấp đáng để chúng ta học tập và tự hào.
Michael Faraday từ người phụ tá phòng thí nghiệm trở thành nhà khoa học vĩ đại; Steven Paul Jobs-tỉ phú, nhà sáng chế vĩ đại người Mỹ, đã từng đi học ké ở các lớp học lập trình; Soichiro Honda từ một thợ sửa xe trở thành nhà chế tạo nổi tiếng;
Bill Gates-một huyền thoại của thời đại từng bỏ học để tự mở công ty riêng mình… Và còn biết bao tấm gương sáng ngời khác nữa về ý chí tự học vươn lên đủ sức khơi bừng cảm hứng cho muôn thế hệ. Trước khi trở thành người nổi tiếng, họ đã đã vượt qua biết bao khó khăn, thất bại để vươn đến sáng tạo và thành công trong cuộc sống.
– Ở nước ta cũng có nhiều tấm gương tự học sáng ngời: Mạc Đỉnh Chi tự học thi đỗ Trạng nguyên; Hồ Chí Minh tự học và biết nhiều thứ tiếng; thầyNguyễn Ngọc Kí đã tự học viết chữ bằng chân và trở thành người thầy mẫu mực…
*Nhận thức: (Tại sao cần phải biết tự học?)
– Học tập là một quá trình diễn ra liên tục và dài lâu. Tự mình kiện toàn tri thức và năng lực của bản thân là trách nhiệm của mỗi con người.
– Tự học khẳng định năng lực tự lập. Người sớm biết tự lập thường thành công hơn người khác.
– Tự học thể hiện niềm say mê trân trọng đối với tri thức nhân loại và năng lực tự khẳng định mình.
*Hành động:
– Biết khát vọng học tập, chiếm lĩnh tri thức để sáng tạo và thành công.
– Biết định hướng mục tiêu học tập theo những mảng tri thức nhất định.
– Phải xây dựng kế hoạch học tập đúng đắn và hiệu quả
– Biết kỉ luật để thực hiện kế hoạch học tập nghiêm khắc, biết vượt qua khó khăn, khắc phục trở ngại để đạt đến mục tiêu đã đặt ra.
– Kiểm tra, đánh giá kết quả tự học từ đó rút kinh nghiệm, tự đánh giá hiệu quả tự học.
– Đối với học sinh: cần phải biết tự học. Tự chuẩn bị bài trước ở nhà, tự giác làm bài tập, tự trau dồi tri thức và hoàn thiện các năng lực của bản thân. Tự học chính là động lực của sự tiến bộ.
*Phê phán:
– Những kẻ lười học, xem việc học là khổ sở, là bắt buộc nên chán học , lười hoc.
– Nhiều học sinh tự hài lòng với bản thân, thiếu nghị lực phấn đấu; nhiều học sinh chỉ lo học tủ, học vẹt, học đối phó, xem thường sức mạnh tri thức, học tạp qua loa, sơ xài…
– Những người như thế thật đáng chê trách và thường thất bại trong cuộc sống.
*Bài học:
– Muốn tiến bộ và thành công phải biết tự học.
– Là học sinh phải biết tự học, tự hoàn thiện bản thân trở thành người hữu ích mai này đem sức mình xây dựng quê hương đất nước.
Kết bài: Tự học là một trong những năng lực cần có ở mỗi con người. Từ xưa đến nay, tự học chính là động lực phát triển xã hội loài người.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
NGHỊ LUẬN VỀ LÒNG HIẾU THẢO
Mở bài:

Hiếu thảo với ông bà cha mẹ vốn là một truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta. Lòng hiếu thảo là một trong những phẩm chất tốt đẹp cần có ở mỗi con người.
Thân bài:
1. Khái niệm lòng hiếu thảo:

– Lòng hiếu thảo có nghĩa là đối xử tốt với cha mẹ của mình; chăm sóc cha mẹ của mình. Hiếu thảo còn là hành động yêu thương, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ khi già yếu và thờ phụng sau khi họ qua đời.
2. Biểu hiện lòng hiếu thảo:
– Người có lòng hiếu thảo là người luôn biết cung kính ông bà, cha mẹ; biết vâng lời và làm cho cha mẹ được vui vẻ, tinh thần được an ổn. Họ luôn biết sống đúng chuẩn mực, thực hiện lễ nghi hiếu nghĩa đối với các bậc sinh thành.
– Trong cuộc sống, lòng hiếu thảo là hành vi cư xử tốt không chỉ đối với cha mẹ mà còn ở bên ngoài nhà để mang lại danh tiếng tốt cho cha mẹ và tổ tiên.
3. Nhận thức: (Vì sao sống phải có lòng hiếu thảo?)
– Ông bà cha mẹ là những người đã sinh thành và dưỡng nuôi ta khôn lớn, luôn dành cho ta những gì tốt đẹp nhất trên cuộc đời này.
– Hiếu thảo còn là một lối sống tốt đẹp đã trở thành chuẩn mực trong truyền thống văn hóa Việt Nam. “Nhị thập tứ hiếu” luôn là bài học giáo dục đạo đức ngàn đời còn mãi , mãi mãi ngợi ca
– Sống có lòng hiếu thảo là lối sống cao đẹp, biết quý trọng công ơn dưỡng dục của ông bà cha mẹ, thể hiện niềm tri ân sâu sắc đối với các bậc sinh thành. Lòng hiếu thảo thể hiện sự bao dung, sống có trách nhiệm.
– Người có lòng hiếu thảo luân được mọi người yêu mến, trân trọng.
– Hiếu thảo với cha mẹ khiến con cai trưởng thành hơn. Lòng hiếu thảo trở thành bài học giáo dục sâu sắc cho mọi thế hệ.
– Giá trị của một người con được nhìn nhận không phải ở sự giàu sang, quyền quý, mà nó thể hiện qua chữ Hiếu. Ðối với công đức sinh thành thì bổn phận làm con phải ghi lòng, tạc dạ : Hiếu nghĩa với cha mẹ không chỉ là cách trả ơn những bậc sinh thành mà bản thân con cái cũng được góp phần rất lớn trong hình thành những phẩm chất đạo đức và trí tuệ của một bậc thánh nhân.
– Lòng hiếu thảo giúp gắn kết các thế hệ trong gia đình, sống trong môi trường tràn ngập lòng yêu thương, sự kính trọng lòng biết ơn. Lòng hiếu thảo xóa bỏ sự đố kị, ích kỉ cá nhân và lối sống thờ ơ, vô cảm.
– Lòng hiếu thảo luôn luôn được tôn vinh, ngưỡng mộ, ta coi đó là tiêu chuẩn luân lí đạo đức là nét đẹp văn hóa dân tộc sáng ngời.
– Hiếu thảo cha mẹ ngày nay thì ngày sau ta mới nhận được lòng hiếu thảo từ còn cái bởi đó là quy luật nhận quả trong cuộc sống.
4. Hành động: (Cần phải làm gì để thể hiện lòng hiếu thảo?)
– Biết kính trọng ông bà, cha mẹ.
– Biết chăm sóc, phụng dưỡng ông bà cha mẹ khi tuổi già sức yếu.
– Biết cư xử tốt không chỉ đối với cha mẹ mà còn ở bên ngoài nhà để mang lại danh tiếng tốt cho cha mẹ và tổ tiên. Trau dồi nhân cách tốt đẹp trở thành niềm tự hào của gia đình.
– Thực hiện tốt các nhiệm vụ và công việc làm để có thể bảo đảm vật chất hỗ trợ các bậc cha mẹ cũng như để thờ phụng tổ tiên
– Thể hiện tình yêu, sự tôn trọng và hỗ trợ; thể hiện phong cách lễ độ, anh em thuận hòa hiếu nghĩa.
5. Phê phán:
– Trong xã hội có nhiều người sống bất hiếu, vô lễ, đánh đập đối xử tàn nhẫn, bỏ rơi cha mẹ già. Họ thể hiện một lối sống vô ơn, một nhân cách kém cỏi. những người như thế thật đáng chê trách.
6. Bài học:
– Sống phải có lòng hiếu thảo.
– Phải thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà cha mẹ ngay từ hôm nay.
Kết bài:
Tấm lòng hiếu thảo thể hiện lối sống trọng tình trọng nghĩa, mãi mãi là một nét đẹp cao quý trong nền văn hóa Việt Nam.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
NGHỊ LUẬN VỀ ĐỨC TÍNH TRUNG THỰC
Mở bài:

Nhà văn William Shakespeare đã từng nói: “Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực”. Thật vậy, nếu con người không có đức tính trung thực thì sẽ không được tin tưởng, yêu thương và kính trọng. Trung thực là một trong những đức tính tốt đẹp cần có ở mỗi con người.
Thân bài :
* Giải thích:
– Trung thực là trung thành, tôn trọng sự thật. Trung thực là thành thực với chính mình, với mọi người, với công việc; luôn tuân thủ chuẩn mực đạo đức, chân thật trong từng lời nói và hành động. Đó là một trong những phẩm chất quan trọng nhất, tạo nên định hướng giá trị nhân cách chân chính.
* Biểu hiện:
– Người trung thực là người thật thà, ngay thẳng chân thành trong cách đối xử với mọi người, luôn nhìn nhận khách quan về các sự việc trong cuộc sống, luôn tôn trọng và bảo vệ chân lí. Họ không gian dối, không ích kỉ hay vụ lợi cá nhân. Người trung thực luôn hướng đến lợi ích chung của tập thể, của cộng đồng, có thể sẵn sàng hi sinh lợi ích của bản thân để bảo vệ lẽ phải.
– Có biết bao câu chuyện ngợi ca đức tính trung thực ở con người đáng để chúng ta tôn kính và học tập. Thời cổ đại Trung Quốc, Trử Toại Lươnglà quan chép sử của vua Đường Thái Tông, sẵn sàng chịu tội chết chứ không chịu chép sai lịch sử các triều đại. Ông từng nói: “Tiền bạc không là gì so với danh dự, trung thực là cái mà chúng ta không thể đánh mất”. Đến đời sau, sử gia Tư Mã Thiên cũng đã học hỏi cổ nhân, nêu cao danh tiết, trung thành với sự thật, ghi chép đúng lịch sử dẫu có bị cung hình. Ông đã để lại bộ “Sử kí” vĩ đại đến muôn đời.
– Lãnh tụ Hồ Chí Minh kính yêu là một tấm gương sáng sáng ngời về đức tính trung thực, trách nhiệm với mình, với người, với việc, thể hiện trong tư tưởng và lẽ sống của Người. Người dạy phải luôn kết hợp chặt chẽ giữa nói và làm, không được hứa suông, nói là làm ngay không được chần chừ hay hứa hẹn. Tấm gương của Người mãi mãi là bài học quý để chúng ta học tập và rèn luyện.
* Nhận thức:
Lòng trung thực là một đức tính tốt đẹp, thể hiện nhân, cách nhân phẩm cao quý của con người. Nhất là đối với lứa tuổi học sinh. Trong học tập, mỗi học sinh cần có lòng trung thực để đạt hiệu quả học tập tốt nhất, bằng chính lực học của mình, góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp trở thành người tốt.
Tính trung thực giúp con người được tin cậy. Người trung thực không chấp nhận gian dối trong bất kì việc gì. Trung thực làm nên tính cách tự trọng, thẳng thắn của cá nhân; tạo nên uy tín, sức mạnh cho tập thể. Sống trung thực đòi hỏi phải dũng cảm và nghiêm khắc với chính bản thân.
Người thiếu trung thực thì không thể duy trì mối quan hệ chặt chẽ, lâu dài với những người xung quanh. Từ đó, không thể thắt chặt tinh thần đoàn kết, quan hệ bền chặt, đánh mất niềm tin tưởng. Một lần mất tín vạn lần mất tin. Không có lòng trung thực không thể thành công trong cuộc sống.
* Hành động:
Tính trung thực cần được chú trọng giáo dục, rèn luyện ngay từ những ngày còn cắp sách tới trường mà điểm đầu rèn luyện là thành thực với chính bản thân mình. Bởi vì, “Phải thành thật với mình, có thể mới không dối trá với người khác”. Hành động trung thực phải xuất phát từ sự chân thành, từ mong muốn bảo vệ công bằng và lẽ phải.
Kiên quyết bảo vệ chân lý, bảo vệ cái đúng, cái tích cực; dũng cảm đấu tranh với những cái sai, khuyết điểm, cái tiêu cực; nghiêm khắc tự phê bình, phê bình, thẳng thắn nhìn nhận khuyết điểm của cá nhân và tổ chức mình, cầu thị, tích cực sửa chữa hạn chế, khuyết điểm để hoàn thiện bản thân.
Trung thực là cốt lõi, xoay quanh nó còn nhiều đức tính khác mà quan trọng nhất là thái độ thẳng thắn, tinh thần, hành động dũng cảm. Không có đức tính này, trung thực chỉ như của quý bị dấu kín. Rèn luyện tu dưỡng các tính tốt là rất cần nhưng thể hiện nó trong xử thế còn quan trọng hơn.
* Phê phán:
– Tuy nhiên, có nhiều người trong xã hội sống và làm việc thiếu trung thực. Không trung thực chính là nguyên nhân, mầm mống của các tiêu cực xã hội, gây băng hoại đạo đức, làm mất lòng tin, xói mòn đời sống tốt đẹp mọi người đang chung tay xây đắp. Bởi vậy cần phải trung thực, không vì cái lợi trước mắt mà bán rẻ lương tâm. Nhất là những người cầm quyền phải là người chí công vô tư, cương trực, thẳng thăn thì mới đưa đất nước vững mạnh đi lên, tiến tới công bằng, dân chủ, văn minh. Rồi trong các mối quan hệ hợp tác sản xuất kinh doanh, tính trung thực sẽ giúp có được lòng tin ở mọi người, từ đó có uy tín trong sản phẩm. Thiếu trung thực sẽ gây ra hậu quả không thể lường trước được.
* Bài học:
– Trung thực là đức tính cần thiết trong mọi hoàn cảnh và trong mọi thời đại.
– Là học sinh phải luôn trưng thực trong thi cử và cuộc sống. trung thực trong mọi hành động, rèn luyện nhân cách, nhân phẩm trở thành người hữu ích sau này đem sức mình xây dựng quê hương đất nước.
Kết bài:
Hãy luôn trung thực trong cuộc sống. Hãy rèn luyện đức tính trung thực, hoàn thiện bản thân trở thành một người hữu ích mai này đem sức mình xây dựng quê hương đất nước.

--------------------------------------------------------Chúc các bạn học tốt :D -----------------------------------------------------
Cảm ơn anh !!! Em nghĩ mỗi phần nên nêu dẫn chứng thì bài viết sẽ đầy đủ hơn !!! Chúc anh học tốt !!!
 
Top Bottom