Dàn ý cho bài văn nghị luận về cách sống!

T

thuyhoa17

bài để em tham khảo. Chú ý phải tìm kiếm trước khi post bài để tránh lặp chủ đề em nhé, xem thêm cách tìm kiếm ở Nội quy box Ngữ văn.

Nhắc nhở lần 1 ^^!

Anh chị tham khảo:

Tìm hiểu đề : Phải chăng “ Đời người cũng như bài thơ. Giá trị của nó không phụ thuộc vào số câu mà tuỳ thuộc vào nội dung”.
(Sênêca – theo Những vòng tay âu yếm – NXB trẻ)
Viết bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên.
Yêu cầu:
- Nội dung:
Tìm giá trị đời người trong tương quan với nội dung của bài thơ.
-Thao tác lập luận chính:
Giải thích, chứng minh, bình luận.
- Phạm vi tư liệu :
Thực tế đời sống xã hội
Chứng minh:
Đó là một con người, một cuộc đời kì lạ. Ba chìm, bảy nổi, chín lênh đênh, hơn cả tuyệt vọng. Và vượt qua đủ thứ điều tiếng của bạn bè trong đám giang hồ, chị trở thành nhân viên công tác xã hội, chuyên tiếp cận gái mại dâm, đối tượng nghiện hút để tuyên truyền phòng chống HIV, AIDS

[Sưu tầm]
 
O

ooookuroba

@thuyhoa12: Đó đâu phải dàn ý đâu chị @-)

Dàn ý cho em tham khảo:

1. Giải thích:
- "số câu": Hình thức của một bài thơ. Có bài thơ có nhiều câu và có bài thơ có ít câu.
- "nội dung" bài thơ làm nên giá trị của nó: điều này đúng đắn với lý luận văn học.
---> Tác giả câu nói mượn một sự thật hiển nhiên ở lĩnh vực văn chương để đối sánh với cuộc sống của con người: "Đời người như một bài thơ". Cái làm nên cái hay của bài thơ chính nằm ở ý thơ, tứ thơ, nội dung thơ chứ không phải từ hình thức bên ngoài (số câu dài, ngắn) cũng như giá trị của cuộc đời con người không nằm ở hình thức bề ngoài của người đó (xấu, đẹp, sống lâu, yểu mệnh,...) mà điều quan trọng là người đó đã sống như thế nào.

2. Bình luận:
- Tại sao lại thế?
+ Sống là cả một quá trình, phải biết cống hiến để vun trồng thêm nhân cách và lý tưởng cao đẹp. Người có một thái độ sống đúng đắn sẽ dần hoàn thiện về phẩm chất đạo đức và được mọi người quý trọng.
+ Thực tế đã chứng minh rằng có những người làm nên giá trị bản thân không phải bằng "hình thức" (thời gian sống) mà bằng những hành động cao đẹp, lý tưởng cao đẹp mà người đó đã cống hiến cho đời (Chứng minh).
+ Có những người sống lâu nhưng không có những phút giây cống hiến cho đời, sống một cách vị kỷ, an phận. Cuộc sống của họ đơn giản chỉ là sự tồn tại, "chết ngay khi còn đang sống" (Nam Cao).
+ Trên cơ sở đó, em phê phán những quan điểm, thái độ sống sai lệch của một số thanh niên, học sinh ngày nay. Từ đó rút ra bài học nhận thức - hành động cho chính bản thân mình.

P/S: Trong quá trình làm bài, em có thể lồng ghép những tấm gương điển hình của quan điểm sống tận hiến, những câu nói liên quan của các danh nhân,... để phần chứng minh thêm sinh động và bài viết giàu sức thuyết phục hơn.
 
N

naniliti

@thuyhoa12: Đó đâu phải dàn ý đâu chị @-)

Dàn ý cho em tham khảo:

1. Giải thích:
- "số câu": Hình thức của một bài thơ. Có bài thơ có nhiều câu và có bài thơ có ít câu.
- "nội dung" bài thơ làm nên giá trị của nó: điều này đúng đắn với lý luận văn học.
---> Tác giả câu nói mượn một sự thật hiển nhiên ở lĩnh vực văn chương để đối sánh với cuộc sống của con người: "Đời người như một bài thơ". Cái làm nên cái hay của bài thơ chính nằm ở ý thơ, tứ thơ, nội dung thơ chứ không phải từ hình thức bên ngoài (số câu dài, ngắn) cũng như giá trị của cuộc đời con người không nằm ở hình thức bề ngoài của người đó (xấu, đẹp, sống lâu, yểu mệnh,...) mà điều quan trọng là người đó đã sống như thế nào.

2. Bình luận:
- Tại sao lại thế?
+ Sống là cả một quá trình, phải biết cống hiến để vun trồng thêm nhân cách và lý tưởng cao đẹp. Người có một thái độ sống đúng đắn sẽ dần hoàn thiện về phẩm chất đạo đức và được mọi người quý trọng.
+ Thực tế đã chứng minh rằng có những người làm nên giá trị bản thân không phải bằng "hình thức" (thời gian sống) mà bằng những hành động cao đẹp, lý tưởng cao đẹp mà người đó đã cống hiến cho đời (Chứng minh).
+ Có những người sống lâu nhưng không có những phút giây cống hiến cho đời, sống một cách vị kỷ, an phận. Cuộc sống của họ đơn giản chỉ là sự tồn tại, "chết ngay khi còn đang sống" (Nam Cao).
+ Trên cơ sở đó, em phê phán những quan điểm, thái độ sống sai lệch của một số thanh niên, học sinh ngày nay. Từ đó rút ra bài học nhận thức - hành động cho chính bản thân mình.

P/S: Trong quá trình làm bài, em có thể lồng ghép những tấm gương điển hình của quan điểm sống tận hiến, những câu nói liên quan của các danh nhân,... để phần chứng minh thêm sinh động và bài viết giàu sức thuyết phục hơn.

Hay quá. Đời người như một bài thơ. Nghe thật lãng mạn. Thích cái phần lý luận + Bình luận của anh/chị kuroba quá:

---> Tác giả câu nói mượn một sự thật hiển nhiên ở lĩnh vực văn chương để đối sánh với cuộc sống của con người: "Đời người như một bài thơ". Cái làm nên cái hay của bài thơ chính nằm ở ý thơ, tứ thơ, nội dung thơ chứ không phải từ hình thức bên ngoài (số câu dài, ngắn) cũng như giá trị của cuộc đời con người không nằm ở hình thức bề ngoài của người đó (xấu, đẹp, sống lâu, yểu mệnh,...) mà điều quan trọng là người đó đã sống như thế nào.
+ Thực tế đã chứng minh rằng có những người làm nên giá trị bản thân không phải bằng "hình thức" (thời gian sống) mà bằng những hành động cao đẹp, lý tưởng cao đẹp mà người đó đã cống hiến cho đời (Chứng minh).
+ Có những người sống lâu nhưng không có những phút giây cống hiến cho đời, sống một cách vị kỷ, an phận. Cuộc sống của họ đơn giản chỉ là sự tồn tại, "chết ngay khi còn đang sống" (Nam Cao).

Đọc bài gợi ý này em lại nhớ tới cảm giác nôn nao khó tả của mình khi đọc Lặng Lẽ Sa Pa, về anh thanh niên, về những con người ở Sapa. Cuộc đời, cuộc sống của họ thì cứ đẹp như một bức thơ, một tứ thơ nhẹ nhàng đầy thi vị với những bước đi, những cử chỉ cống hiến cho đời lặng lẽ chẳng ai hay. Còn mình thì mới gặp tí khó khăn đã nản lòng, lười biếng. Từng có những ước mơ trên mây được giúp thật nhiều việc cho đời vào thời thơ ấu nhưng lại đánh mất nó khi mình đã lớn. Ôi bài thơ cuộc đời, tứ thơ cuộc sống dù có dài, có dàn trải trên cả trang giấy lớn mà không có nội dung thì cũng chỉ tồn tại trong một tích tắc, chỉ tồn tại ở màu mực đọng nguyên trên tờ giấy đó thôi. Bởi thực chất bài thơ đó đã chết. Bài thơ đó không hề xuất hiện trong lòng người, không hề lưu dấu ở đời. Đó chỉ là một bài thơ bỏ đi. Một cuộc đời đáng trách. Quả là "chết ngay khi còn đang sống". Đề thi Thành năm nay mà có đề về Lặng lẽ sa pa nhất định em phải áp dụng những câu này mới được. Hay thật hay.
 
Top Bottom