dân khối A ở đâu nhỉ :) có câu đố hấp dãn đây :)

K

kidhp08

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

dân khối A ở đâu nhỉ :) có câu đố hấp dãn

tớ đố mọi người biết tại sao lại có cầu vồng.tại sao cầu vồng lại có 7 màu và tại sao cầu vồng ko phải là đường thẳng hay ngoằn nghèo mà cứ phải là hình cong như vậy.
1 quyển conan 62 sẽ dành cho ai trả lời đúng và nhanh nhất.ai sẽ là người đầu tiên nào >:D<
 
C

chienthang680

cầu vồng xuất hiện sau mỗi trân mưa vì sau khi mưa ánh sáng mặt trời chiếu xuống mặt nước và bị nước phản chiếu ngược trở lại tạo ra cầu vồng. Vì ánh sáng của mặt trời la ánh sáng trắng khi chiếu xuống nước và bị nước phản lại tao ra 7 màu.Cầu vồng là đường vì ánh sáng mặt trời gồm vô số tia sáng và các tia sáng đó là những đường thẳng khi bị phản lai sẽ la những đương cong.
 
K

kid1211

Cầu vồng là do hiện tượng tán sắc ánh sáng sau khi chiếu wa hơi nước còn đọng lại trong không khí sau mưa. Ánh sáng mặt trời phát ra là ánh sáng trắng, sau khi wa các giọt nước đó sẽ bị tán sắc thành vô số ás có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím. Cầu vồng cũng ko phải là chỉ có 7 màu, mà mắt thường hình như chỉ phân biệt dc 7 màu đỏ cam vàng lục lam chàm tím
 
K

kidhp08

tại sao cầu vồng lại hình cầu mà ko phải là hình j` khác.ai trả lời nào.chưa có câu nào đc :)
 
K

kid1211

Tớ nghĩ câu giải thik tại sao có cầu vồng của tớ là ổn rùi :D
Còn cầu vồng có hình cầu đâu, cong cong đó chớ? :)
Theo như tớ học về phần tán sắc, thì tia sáng qua lăng kính bị khúc xạ về đáy LK, trường hợp này cũng tương tự. Vô số hạt nc nhỏ là vô số LK, vừa tán sắc vừa khúc xạ as, làm quang phổ as trông gần như đg cong liên tục :>
Chém nhiệt tình thế chứ thực ra tớ cũng ko rõ lắm đâu :p
 
K

kidhp08

câu tại sao có cầu vồng thì tớ có thể chấp nhận.còn câu tại sao cầu vồng là hình cong thì mời mọi người.đơn giản thôi mà.ráng lên :)
 
B

blueblackgirl

Những cầu vồng thông thường nhất được hình thành khi ánh sáng mặt trời chiếu qua các hạt mưa. Các giọt mưa này có tác dụng giống như lăng kính và tán xạ ánh sáng mặt trời thành quang phổ màu sắc quen thuộc: đỏ, cam, vàng, xanh lục, xanh lam, chàm, tím.

Cầu vòng có hình tròn do có liên quan đến đặc tính hình học khi nhìn chúng. Bạn thấy một cái cầu vồng khi mặt trời ở phía sau lưng bạn và các hạt mưa thì ở trong các đám mây phía trước mặt bạn. Các tia sáng đi qua trên đầu bạn từ phía sau, chiếu vào các hạt mưa, bị tán xạ thành màu sắc, phản xạ ra phía sau các hạt mưa rồi đi vào mắt bạn.

Mắt phải tiếp nhận các tia sáng chiếu tới từ hạt mưa theo một góc cụ thể để có thể nhận được màu sắc. Một cầu vồng nhìn được chỉ được hình thành nếu các hạt mưa nằm đúng vị trí, nhờ đó sẽ có một góc nhất định giữa mặt trời, giọt mưa và mắt bạn. Cái góc này phải là góc cố định và đặc tính hình học giữ cho góc này không đổi có liên quan tới một đường tròn.

Bạn chỉ có thể nhìn thấy một phần đường tròn này nằm phía trên đường chân trời. Nếu bạn tưởng tượng phần còn lại của đường tròn nằm ở đâu, bạn sẽ thấy là bạn có thể vẽ một đường thẳng từ mặt trời xuyên qua đầu bạn đến điểm giữa của hình tròn, mà một phần của nó chính là cầu vồng.

Điều này nghe có vẻ thi vị, nhưng về mặt khoa học, không có hai người nào nhìn thấy cùng một cầu vồng. Nếu ba người cùng nhìn vào cầu vồng, mỗi người đều ở một góc đúng để nhìn thấy cầu vồng đó. Đôi khi người ta còn nhìn thấy một cầu vồng thứ hai bên ngoài cầu vồng thứ nhất, một vòng tròn lớn hơn. Màu sắc ở cầu vồng thứ hai này sắp xếp ngược lại, rất mờ ảo một cách khá đặc trưng.

Điều xảy ra chính là ánh sáng đi cùng theo một con đường, nhưng tia sáng được phản xạ lại hai lần trong giọt mưa. Hai lần phản xạ đem lại hai hiệu quả: trật tự màu sắc bị lật ngược và trong mỗi lần phản xạ ánh sáng bị yếu đi, phân tán ra khỏi hạt mưa, làm cho cầu vồng thứ hai mờ ảo và ít khi được nhìn thấy.

Để tự kiểm chứng, vào lúc thời tiết ấm, bạn có thể tự tạo ra một cầu vồng bằng ống tưới nước để sao cho nước phun ra thật đẹp và mặt trời nằm đúng ở phía sau lưng bạn.

Source: vnexpress
 
Top Bottom