H
hnstudent
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
* Chuẩn bị:
TT - Phải có kế hoạch ôn tập ngay, với thời khóa biểu hợp lý dành cho môn toán. Cần học bài, làm bài tập cơ bản ngay sau khi học trên lớp.
- Cuối chương: ôn tập kỹ kiến thức cơ bản đã học trên lớp hay sách giáo khoa. Thuộc và hiểu chính xác: định nghĩa, nắm vững các điều kiện và nội dung của định lý - hệ quả - tính chất. Lập bảng tóm tắt giáo khoa theo dàn bài cụ thể, có thứ tự và rõ ràng. Phần kiến thức nào có liên quan đến kiến thức cũ mà chưa nắm vững, chưa hiểu rõ: cần ôn lại bài học ở lớp 10, 11.
body{ font: 72.5% "Tahoma"}
* Luyện tập:
- Giải thành thạo các bài tập luyện tập của mỗi bài học, trình bày lời giải rõ ràng và gọn.
- Cuối mỗi chương cần phải xác định được những dạng toán chính và phương pháp giải những dạng toán đó. Tập trung cao độ để giải những bài toán tổng hợp. Cần ghi nhận cách giải gọn, hay, đẹp và sử dụng lượng kiến thức ít nhất.
- Để có thể đạt điểm cao (8, 9, 10 điểm), cần chú ý thêm các dạng toán nâng cao (tránh chọn những bài có cách giải quá phức tạp, quá lắt léo và dài).
- Các dạng bài toán tổng hợp như: có tham số, dùng đồ thị, dùng ẩn phụ, vẽ thêm hình, sử dụng kiến thức lượng giác, hình học, tọa độ... để giải các bài toán đại số, giải tích hay ngược lại, phải chú ý đến việc đổi vai trò của ẩn số và tham số; của đối số (biến số) và hàm số, các bài toán bất đẳng thức, bài toán cực trị...
* Đi thi:
- Trước buổi thi nên nghỉ ngơi thư giãn vài giờ (3-5 giờ). Nếu thi buổi sáng thì đêm trước nên nghỉ ngơi, ngủ sớm (chú ý: trong quá trình học tập nên quan tâm đến sức khỏe, phân bố hoạt động học tập sao cho đến lúc đi thi thì sức khỏe phải tốt nhất).
- Nên đến địa điểm thi trước giờ thi ít nhất 15 phút để nghỉ ngơi, để dễ có bình tĩnh, tự tin trong
buổi thi.
*Làm bài thi:
- Bình tĩnh, tự tin, tập trung đọc kỹ đề bài nhất là các giả thiết và số liệu, phân loại nhanh các bài toán dễ, quen thuộc và các bài toán lạ, khó.
- Chọn câu dễ, quen thuộc làm trước. Phải cẩn thận trong quá trình tính toán, lý luận phải chính xác, lời giải gọn, đúng trình tự, rõ ràng (có giải trình); nên có kết luận về đáp số; giải xong phải kiểm tra lại, nhận định kết quả có hợp lý với đề bài không. (Tránh vội vã, sai những câu này thật đáng tiếc).
- Tập trung trí tuệ để giải các bài toán lạ, khó. Cần đối chiếu các dạng toán đã gặp trong quá trình luyện tập, tham khảo, có phải là bài toán đặc biệt của một bài toán tổng quát không hay ngược lại. Nên thử giải trên nháp theo một hướng nào đó mà ta hi vọng, nếu qua vài phép biến đổi mà thấy lời giải càng phức tạp hơn, lạ hơn nên dừng, chọn hướng khác... Phải kiên trì, nhẫn nại, phải quyết tâm mới hi vọng đạt được kết quả tốt.
TT - Phải có kế hoạch ôn tập ngay, với thời khóa biểu hợp lý dành cho môn toán. Cần học bài, làm bài tập cơ bản ngay sau khi học trên lớp.
- Cuối chương: ôn tập kỹ kiến thức cơ bản đã học trên lớp hay sách giáo khoa. Thuộc và hiểu chính xác: định nghĩa, nắm vững các điều kiện và nội dung của định lý - hệ quả - tính chất. Lập bảng tóm tắt giáo khoa theo dàn bài cụ thể, có thứ tự và rõ ràng. Phần kiến thức nào có liên quan đến kiến thức cũ mà chưa nắm vững, chưa hiểu rõ: cần ôn lại bài học ở lớp 10, 11.
body{ font: 72.5% "Tahoma"}
* Luyện tập:
- Giải thành thạo các bài tập luyện tập của mỗi bài học, trình bày lời giải rõ ràng và gọn.
- Cuối mỗi chương cần phải xác định được những dạng toán chính và phương pháp giải những dạng toán đó. Tập trung cao độ để giải những bài toán tổng hợp. Cần ghi nhận cách giải gọn, hay, đẹp và sử dụng lượng kiến thức ít nhất.
- Để có thể đạt điểm cao (8, 9, 10 điểm), cần chú ý thêm các dạng toán nâng cao (tránh chọn những bài có cách giải quá phức tạp, quá lắt léo và dài).
- Các dạng bài toán tổng hợp như: có tham số, dùng đồ thị, dùng ẩn phụ, vẽ thêm hình, sử dụng kiến thức lượng giác, hình học, tọa độ... để giải các bài toán đại số, giải tích hay ngược lại, phải chú ý đến việc đổi vai trò của ẩn số và tham số; của đối số (biến số) và hàm số, các bài toán bất đẳng thức, bài toán cực trị...
* Đi thi:
- Trước buổi thi nên nghỉ ngơi thư giãn vài giờ (3-5 giờ). Nếu thi buổi sáng thì đêm trước nên nghỉ ngơi, ngủ sớm (chú ý: trong quá trình học tập nên quan tâm đến sức khỏe, phân bố hoạt động học tập sao cho đến lúc đi thi thì sức khỏe phải tốt nhất).
- Nên đến địa điểm thi trước giờ thi ít nhất 15 phút để nghỉ ngơi, để dễ có bình tĩnh, tự tin trong
buổi thi.
*Làm bài thi:
- Bình tĩnh, tự tin, tập trung đọc kỹ đề bài nhất là các giả thiết và số liệu, phân loại nhanh các bài toán dễ, quen thuộc và các bài toán lạ, khó.
- Chọn câu dễ, quen thuộc làm trước. Phải cẩn thận trong quá trình tính toán, lý luận phải chính xác, lời giải gọn, đúng trình tự, rõ ràng (có giải trình); nên có kết luận về đáp số; giải xong phải kiểm tra lại, nhận định kết quả có hợp lý với đề bài không. (Tránh vội vã, sai những câu này thật đáng tiếc).
- Tập trung trí tuệ để giải các bài toán lạ, khó. Cần đối chiếu các dạng toán đã gặp trong quá trình luyện tập, tham khảo, có phải là bài toán đặc biệt của một bài toán tổng quát không hay ngược lại. Nên thử giải trên nháp theo một hướng nào đó mà ta hi vọng, nếu qua vài phép biến đổi mà thấy lời giải càng phức tạp hơn, lạ hơn nên dừng, chọn hướng khác... Phải kiên trì, nhẫn nại, phải quyết tâm mới hi vọng đạt được kết quả tốt.