Văn Dàn bài chung cho dạng văn nghị luận xã hội (I)

Dollee's Pii's

Học sinh tiến bộ
Thành viên
28 Tháng hai 2017
186
201
151
22
trên mặt đất dưới mặt trời
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

I/Nghị luận về hiện tượng, sự việc đời sống:
MB: Giới thiệu về sự việc, hiện tượng cần nói đến
TB :
+ Giải thích về sự việc, hiện tượng
+ Nêu biểu hiện của sự việc, hiện tượng
+ Nguyên nhân
+ Tác hại
+ Giải pháp
+ Liên hệ bản thân
KB: Ý nghĩa xã hội

Ví dụ : Nghị luận về bạo lực học đường.
Với dạng đề này chúng ta sẽ làm dựa theo dàn bài chung đã cho như sau:
MB: Lâu nay, bạo lực học đường vẫn luôn là một vấn đề được cộng đồng xã hội qua tâm và tìm cách giải quyết đặc biệt là nhà trường, các trung tâm giáo dục trẻ em. Hầu như ở tất cả các trường học trên cả nước hiện tượng bạo lực học đường đang hoành hành khiến cho các bậc phụ huynh phải đau đầu về con em mình.
TB : Vậy bạo lực học đường là gì?
* Giải thích:
Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lí đạo đức xúc phạm, trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học.
*Biểu hiện : Bạo lực học đường có thể xảy ra dưới nhiều hình thức như: xúc phạm, lăng nhục, đay nghiến, chà đạp nhân phẩm, danh dự người khác, làm tổn thương về mặt tinh thần thông qua lời nói, đánh đập, tra tấn, hành hạ dã man làm tổn thương về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người thông qua những hành vi bạo lực.
*Nguyên nhân:
-Nguyên nhân khách quan:
Một trong những nguyên nhân cơ bản là tình trạng nhiều nơi chú trọng về chữ, nhẹ về dạy người, đạo đức dần bị bỏ quên.
Gia đình ít quan tâm giáo dục con cái.
-Nguyên nhân chủ quan:
Các bạn học sinh học tập căng thẳng nên dễ dẫn đến những tình trạng ức chế về tâm lý. Cộng với ở độ tuổi vị thành niên, học sinh thường có những suy nghĩ bốc đồng, mang trên mình cái tôi cá nhân quá lớn. Lòng tự trọng dần biến thành cục tự ái to đùng lúc nào không hay nên hay nổi nóng vì những chuyện không đáng và có khi gây ra những hậu quả đáng tiếc cho bản thân và cho người khác.
Nhiều bạn trẻ quan niệm rằng: dùng bạo lực có tác dụng nhanh, hiệu quả tức thì, đối phương phải phục tùng mình. Thế nên tình trạng bạo lực học đường cứ tiếp diễn từ ngày này sang ngày khác, truyền từ người này sang người khác.
*Hậu quả:
– Với nạn nhân: Khi bị bạo lực sẽ gây ra tổn thương về thể xác và tinh thần, ảnh hưởng đến kết quả học tập.

+ Gây tổn hại, tổn thương cho gia đình, người thân, bạn bè của người bị hại.

– Gây bức xúc cho xã hội, dư luận, gây tâm lí hoang mang cho phụ huynh, thầy cô, bạn bè.

– Gây nên sự bất ổn cho xã hội.

– Với những người gây ra bạo lực:

+ Bị mọi người lên án, xa lánh, ghét bỏ.

+ Mất dần nhân tính, con người phát triển không toàn diện.

+ Mầm mống của những tội ác sau này, làm hỏng tương lai của chính người đánh, mất dần những cơ hội thành công.
Nêu giải pháp khắc phục
– Các giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn bạo lực học đường hiện nay đầu tiên là tuyên truyền, giáo dục học sinh để tác động đến ý thức của học sinh về truyền thống dân tộc, nhân cách, lối sống và ý thức chấp hành luật pháp.Sau đó là tục xây dựng và hoàn thiện các chính sách pháp luật đến công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Hãy xây dựng củng cố các cơ quan bảo vệ pháp luật và các cơ quan chức năng có liên quan.
-Việc xử lý học sinh vi phạm pháp luật, bạo lực học đường chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ học sinh sửa chữa sai lầm trở thành công dân có ích cho xã hội. Vì vậy, đối với những học sinh vi phạm pháp luật, có hành vi xấu cần được xử lý ngay tại cộng đồng để phát huy vai trò trách nhiệm của chính quyền, đoàn thể, tổ dân phố, gia đình, nhà trường… Việc tách các học sinh ra khỏi môi trường xã hội, gia đình đưa vào trường giáo dưỡng, trại giam chỉ là biện pháp cuối cùng.
-Mỗi bạn học sinh cần nhận thức đúng đắn về hậu quả/ tác hại của bạo lực học đường để xây dựng nếp sống lành mạnh, hòa đồng, đoàn kết…
Liên hệ bản thân : Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, em cảm nhận được nỗi lo của các bậc phụ huynh và xã hội. Đúng, bao lực học đường là một vấn đề gây cản trở sự phát triển của đất nước, chính vì vậy, ta cần phải cố gắng rèn luyện cho mình một ý thức vững chắc đừng để bị lung lay bởi hoàn cảnh và cố gắng xây dựng một ngôi trường thân thiện học sinh tích cực.
KB:Bạo lực học đường là vấn nạn của xã hội trong giáo dục. Tuy nhiên không vì thế mà ta mất niềm tin về giáo dục được. Không thể vì chút tiêu cực mà không cho con em đến trường. Bởi lẽ việc học tập là rất cần thiết. Nhiệm vụ của chúng ta là làm cho những hành vi bạo lực ấy được giảm thiểu và không để lại những hậu quả đáng tiếc để trẻ em có thể yên tâm học hành như đúng quyền mà chúng được hưởng.
========= Các bạn cũng có thể bàn luận mở rộng ở phần thân bài để bài văn có sức thuyết phục hơn========
 

aooyuki@gmail.com

Học sinh tiến bộ
Thành viên
29 Tháng hai 2016
486
552
151
22
Đồng Nai
Pii post thêm dàn bài về Nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích cho các bạn cùng học luôn đi Pii
 
Top Bottom