.Tóm tắt những biểu hiện sự phát triển thịnh đạt của Quốc gia Đại Việt thời Lê Sơ ở thế kỷ 15
bichtuyen0784844482Cảm ơn bạn đã tham gia thảo luận tại team Sử. Sau đây mình xin gửi đến bạn bài làm tham khảo của mình nhé!
Thời Lê Sơ ở thế kỉ XV là giai đoạn phát triển thịnh đạt của nước Đại Việt. Điều này được thể hiện ở:
a. Về chính trị:
+ Nhà nước quân chủ đạt đến đỉnh cao:
- 1428, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, lập ra nhà Lê.
- Xây dựng nhà nước theo mô hình nhà Trần - Hồ.
+ 1466, Lê Thành Tông tiến hành cải cách chính trị trên phạm vi cả nước:
- Ở Trung ương: Vua quyết định mọi việc. Bãi bỏ chức Tể Tướng, Đại Hành Khiển. Thành lập 6 bộ (Lại, Bộ, Lễ, Binh, Hình, Công) trực tiếp cai quản công việc, chịu trách nhiệm trước vua. Ngự sử đài có quyền hành cao hơn trước.
- Ở địa phương: Chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên, mỗi đạo có 3 ti. Dưới lộ là phủ, huyện, châu, xã.
+ Quan lại được tuyển chọn bằng hình thức thi cử.
+ Luật pháp: Ban hành Quốc triều hình luật nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi chân chính của nhân dân, mang tính dân tộc sâu sắc.
+ Quân đội:
- Tổ chức chặt chẽ, theo chế độ "ngụ binh ư nông".
- Trang bị vũ khí đầy đủ.
+ Các chính sách đoàn kết dân tộc, quan tâm đời sống nhân dân, chính sách ngoại giao tiếp tục được củng cố và duy trì. Bên cạnh đó cũng áp dụng chính sách nghiêm ngặt đối với vùng biên giới.
=> Tạo điều kiện ổn định về chính trị, phát triển về kinh tế.
b. Về kinh tế:
+ Về nông nghiệp:
- Thực hiện chính sách "quân điền", khuyến khích khai khẩn đất hoang, mở rộng diện tích canh tác.
- Quan tâm, chăm sóc đê điều.
=> Nông nghiệp được phục hồi và phát triển nhanh chóng.
+ Về Thủ công nghiệp:
- Các ngành nghề thủ công truyền thống phát triển.
- Kinh thành Thăng Long với 36 phố phường vừa buôn bán, vừa sản xuất thủ công.
- Nhiều làng thủ công mới, nhiều khu chợ được hình thành.
=> Thủ công nghiệp dần phục hồi và phát triển.
+ Về Thương nghiệp:
- Khuyến khích mở các chợ búa để giao lưu, buôn bán với các nước.
- Tuy nhiên, ngoại thương kém phát triển do nhà Lê không chủ trương mở rộng buôn bán với bên ngoài.
=> Với những biện pháp tích cực, tiến bộ, nền kinh tế Đại Việt được phục hồi nhanh chóng và tiếp tục phát triển một cách thịnh vượng.
c. Về văn hóa:
+ Tư tưởng tôn giáo:
- Nho giáo chiếm vị trí độc tôn.
- Đạo giáo, phật giáo chỉ phát triển trong nhân dân. Nhà nước hạn chế xây dựng chùa chiền.
+ Giáo dục Nho giáo Phát triển và thịnh đạt.
- Mở rộng Quốc tử giám, tổ chức thi cử đều đặn. (3 năm 1 kì thi hội, mọi người có học, có lí lịch rõ ràng đều được tham gia thi)
- 1484 nhà nước cho xây dựng bia tiến sĩ.
- Số người đi học tăng, tuy nhiên giáo dục vẫn còn xem nhẹ các kiến thức về khoa học sản xuất.
+ Văn học: Văn học chữ Hán - Nôm đều phát triển, nhiều tác phẩm thơ văn ra đời (Bình Ngô đại cáo, Ức Trai thi tập của Nguyễn Trãi...)
+ Sử học: Xuất hiện nhiều bộ sử như Lam Sơn thực lực, Đại Việt sử kí toàn thư....)
+ Toán học: Có Đại hành toán pháp của Lương Thế Vinh.
+ Kiến thúc điêu khắc: Phát triển khá chậm.
+ Nghệ thuật sân khấu, múa dân gian bị loại ra khỏi cung đình. Nhà nước có bộ phận ca nhạc riêng. Tuy nhiên, nghệ thuật dân gian vẫn phát triển trong các ngày lễ hội, ngày tế thần, tế trời đất...
Chúc bạn ngày mới tốt lành và đừng quên vote cho câu trả lời bạn cảm thấy hay và hữu ích nhất đối với bạn nhé^^
Trên đây là phần trả lời của mình, bạn có thể tham khảo qua. Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo thêm các câu trả lời khác (nếu có) và xem lại nội dung bài học trong SGK để có một bài hoàn chỉnh nhé! Nếu có bất kì thắc mắc nào, bạn có thể cmt ngay phía dưới, mình sẽ hỗ trợ nhiệt tình.
Và bạn có thể tham khảo thêm kiến thức cơ bản các môn khác tại : TỔNG HỢP kiến thức cơ bản đến nâng cao tất cả các môn