V
vu_hoang_anh
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Sau đêy mình sẽ phân tích đầy đủ về Toán tìm cực trị, hy vọng nó sẽ giúp các bạn nâng cao thêm kiến thức môn Toán.
TÌM CỰC TRỊ
Phần I: ĐỊNH NGHĨA GIÁ TRỊ LỚN NHẤT, GIÁ TRỊ NHỎ NHẤT CỦA MỘT BIỂU THỨC
Định nghĩa giá trị lớn nhất: Cho biểu thức f(x) xác định trên D. Ta nói M là giá trị lớn nhất của f(x) trên D, kí hiệu M= maxf(x), nếu 2 điều kiện sau được thoã mãn:
- Với mọi x thuộc D thì f(x) \leq M, với M là hằng số.
- Tồn tại x_0 thuộc D sao cho f(x) = m.
Định nghĩa giá trị nhỏ nhất: Cho biểu thức f(x) xác định trên D. Ta nói m là giá trị nhỏ nhất của f(x) trên D, kí hiệu m= minf(x) nếu 2 điều kiện sau được thoã mãn:
- Với mọi x thuộc D thì f(x) \geq m, với m là hằng sô.
- Tồn tại x_0 thuộc D sao cho f(x) = m.
Ta cũng định nghĩ giá trị lớn nhất của biểu thức f(x, y, ...), giá trị nhỏ nhất của biểu thức f(x, y, ...) bằng cách tương tự.
Phần II: NHỮNG SAI LẦM THƯỜNG GẶP KHI GIẢI TOÁN CỰC TRỊ
1. Sai lầm trong chứng minh điều kiện 1:
Ví dụ. Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức:
[TEX]A= \frac{1}{x^2-6x+17}[/TEX]
Lời giải sai: Phân thức A có tử không đổi nên A có giá trị lớn nhất khi mẫu nhỏ nhất.
Ta có: [TEX]x^2-6x+17 = (x-3)^2+8 \geq 8[/TEX]
[TEX]min(x^2-6x+17) = 8 \Leftrightarrow x = 3[/TEX]
Vậy [TEX] max A=\frac{1}{8} \Leftrightarrow x=3 [/TEX]
Phân tích sai lầm: Tuy đáp số không sai nhưng lập luận sai khi khẳng định "A có tử không đổi nên A có giá trị lớn nhất khi mẫu nhỏ nhất" mà chưa đưa ra nhận xét tử và mẫu là các sô dương.
Lời giải đúng: Bổ sung thêm nhận xét [TEX]x^2-6x+17=(x-3)^2+8\geq8[/TEX] nên tử và mẫu của A là các số dương; hoặc từ nhận xét trên suy ra A > 0, do đó A lớn nhất [TEX]\Leftrightarrow \frac{1}{A}[/TEX] nhỏ nhất [TEX]\Leftrightarrow x^2-6x+17[/TEX] nhỏ nhất.
2. Sai lầm trong chứng minh điều kiện 2:
Ví dụ. Tìm giá trị nhỏ nhất của
[TEX]A=x+\sqrt{x}[/TEX]
Lời giải sai.
[TEX]A = x+\sqrt{x} = (x+\sqrt{x}+\frac{1}{4})-\frac{1}{4} = (\sqrt{x}+\frac{1}{2})^2-\frac{1}{4} \geq -\frac{1}{4}[/TEX]
Vậy [TEX]min A= -\frac{1}{4}[/TEX]
Phân tích sai lầm: Sau khi chứng minh [TEX]f(x) \geq -\frac{1}{4}[/TEX],chưax chỉ ra trường hợp xảy ra [TEX]f(x)=-\frac{1}{4}[/TEX]. Xảy ra đẳng thức khi và chỉ khi [TEX]\sqrt{x} = -\frac{1}{2}[/TEX], vô lí.
Lời giải đúng: Để tồn tại [TEX]\sqrt{x}[/TEX] phải có x\geq 0. Do đo [TEX]A = x+\sqrt{x} \geq 0[/TEX]. min A = 0 khi và chỉ khi x = 0.
TO BE CONTINUED ... (Mình phải đi ngủ cái đã, mai sẽ tiếp tục ... ngáp ...)
"Chúc các bạn học tốt môn Toán nhé!!!"
________________________________________
"TRÊN CON ĐƯỜNG THÀNH CÔNG KHÔNG CÓ DẤU CHÂN CỦA KẺ LƯỜI BIẾNG"
TÌM CỰC TRỊ
Phần I: ĐỊNH NGHĨA GIÁ TRỊ LỚN NHẤT, GIÁ TRỊ NHỎ NHẤT CỦA MỘT BIỂU THỨC
Định nghĩa giá trị lớn nhất: Cho biểu thức f(x) xác định trên D. Ta nói M là giá trị lớn nhất của f(x) trên D, kí hiệu M= maxf(x), nếu 2 điều kiện sau được thoã mãn:
- Với mọi x thuộc D thì f(x) \leq M, với M là hằng số.
- Tồn tại x_0 thuộc D sao cho f(x) = m.
Định nghĩa giá trị nhỏ nhất: Cho biểu thức f(x) xác định trên D. Ta nói m là giá trị nhỏ nhất của f(x) trên D, kí hiệu m= minf(x) nếu 2 điều kiện sau được thoã mãn:
- Với mọi x thuộc D thì f(x) \geq m, với m là hằng sô.
- Tồn tại x_0 thuộc D sao cho f(x) = m.
Ta cũng định nghĩ giá trị lớn nhất của biểu thức f(x, y, ...), giá trị nhỏ nhất của biểu thức f(x, y, ...) bằng cách tương tự.
Phần II: NHỮNG SAI LẦM THƯỜNG GẶP KHI GIẢI TOÁN CỰC TRỊ
1. Sai lầm trong chứng minh điều kiện 1:
Ví dụ. Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức:
[TEX]A= \frac{1}{x^2-6x+17}[/TEX]
Lời giải sai: Phân thức A có tử không đổi nên A có giá trị lớn nhất khi mẫu nhỏ nhất.
Ta có: [TEX]x^2-6x+17 = (x-3)^2+8 \geq 8[/TEX]
[TEX]min(x^2-6x+17) = 8 \Leftrightarrow x = 3[/TEX]
Vậy [TEX] max A=\frac{1}{8} \Leftrightarrow x=3 [/TEX]
Phân tích sai lầm: Tuy đáp số không sai nhưng lập luận sai khi khẳng định "A có tử không đổi nên A có giá trị lớn nhất khi mẫu nhỏ nhất" mà chưa đưa ra nhận xét tử và mẫu là các sô dương.
Lời giải đúng: Bổ sung thêm nhận xét [TEX]x^2-6x+17=(x-3)^2+8\geq8[/TEX] nên tử và mẫu của A là các số dương; hoặc từ nhận xét trên suy ra A > 0, do đó A lớn nhất [TEX]\Leftrightarrow \frac{1}{A}[/TEX] nhỏ nhất [TEX]\Leftrightarrow x^2-6x+17[/TEX] nhỏ nhất.
2. Sai lầm trong chứng minh điều kiện 2:
Ví dụ. Tìm giá trị nhỏ nhất của
[TEX]A=x+\sqrt{x}[/TEX]
Lời giải sai.
[TEX]A = x+\sqrt{x} = (x+\sqrt{x}+\frac{1}{4})-\frac{1}{4} = (\sqrt{x}+\frac{1}{2})^2-\frac{1}{4} \geq -\frac{1}{4}[/TEX]
Vậy [TEX]min A= -\frac{1}{4}[/TEX]
Phân tích sai lầm: Sau khi chứng minh [TEX]f(x) \geq -\frac{1}{4}[/TEX],chưax chỉ ra trường hợp xảy ra [TEX]f(x)=-\frac{1}{4}[/TEX]. Xảy ra đẳng thức khi và chỉ khi [TEX]\sqrt{x} = -\frac{1}{2}[/TEX], vô lí.
Lời giải đúng: Để tồn tại [TEX]\sqrt{x}[/TEX] phải có x\geq 0. Do đo [TEX]A = x+\sqrt{x} \geq 0[/TEX]. min A = 0 khi và chỉ khi x = 0.
TO BE CONTINUED ... (Mình phải đi ngủ cái đã, mai sẽ tiếp tục ... ngáp ...)
"Chúc các bạn học tốt môn Toán nhé!!!"
________________________________________
"TRÊN CON ĐƯỜNG THÀNH CÔNG KHÔNG CÓ DẤU CHÂN CỦA KẺ LƯỜI BIẾNG"
Last edited by a moderator: