Địa 8 Đại dương

P

pokemon_011

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

BÍ MẬT 1:ĐẠI DƯƠNG
Tổng quan


Mặc dù nói chung được công nhận như là các đại dương 'tách biệt', nhưng các vùng nước mặn này tạo thành một khối nước nối liền với nhau trên toàn cầu, thường được gọi chung là Đại dương thế giớI hay đại dương toàn cầu. Khái niệm về đại dương toàn cầu như là một khối nước liên tục với sự trao đổi tương đối tự do giữa các bộ phận của nó có tầm quan trọng nền tảng cho hải dương học. Các phần đại dương chính được định nghĩa một phần dựa vào các châu lục, các quần đảo khác nhau cùng các tiêu chí khác: các phần này là (theo trật tự giảm dần của diện tích) Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Nam Đại Dương (đôi khi được phân chia và tạo thành phần phía nam của Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương) và Bắc Băng Dương (đôi khi được coi là một biển của Đại Tây Dương). Thái Bình Dương và Đại Tây Dương cũng có thể phân chia tiếp bởi đường xích đạo thành các phần Bắc và Nam. Các khu vực nhỏ hơn của đại dương được gọi là các biển, vịnh hay một số các tên gọi khác. Cũng tồn tại một số khối nước mặn nhỏ hơn trong đất liền và không nối với Đại dương thế giới, như biển Aral, Great Salt Lake (Hồ Muối Lớn) – mặc dù chúng có thể coi như là các 'biển', nhưng thực ra chúng là các hồ nước mặn. Có 5 đại dương trên thế giới[5], trong đó Thái Bình Dương là lớn nhất và sâu nhất, thứ hai về diện tích và độ sâu là Đại Tây Dương, tiếp theo là Ấn Độ Dương, Nam Đại Dương còn nhỏ và nông nhất là Bắc Băng Dương.
Nước đại dương luôn luôn chuyển động do tác động của thuỷ triều, gây ra bởi lực hấp dẫn của Mặt Trăng và Mặt Trời đối với Trái Đất, sóng và hải lưu do tác dụng của gió. Các dòng bù trừ phát sinh do sự thiếu hụt của nước. Chẳng hạn nước của Địa Trung Hải bị bốc hơi rất mạnh, ít sông suối đổ vào, do đó nước có độ mặn cao và có tỉ trọng lớn. Nước ở dưới sâu chảy từ Địa Trung Hải ra Đại Tây Dương tạo ra sự thiếu hụt, vì thế một hải lưu bề mặt lại chảy từ Đại Tây Dương vào Địa Trung Hải để bù vào chỗ thiếu hụt đó.
Do độ che phủ bề mặt Trái Đất tới 71% nên các đại dương có ảnh hưởng lớn tới sinh quyển. Sự bốc hơi nước của các đại dương quyết định phần lớn lượng giáng thủy mà Trái Đất nhận được, nhiệt độ nước của các đại dương cũng quyết định phần lớn khí hậu và kiểu gió trên Trái Đất. Sự sống trong lòng đại dương có lịch sử tiến hóa diễn ra khoảng 3 tỷ năm trước khi có sự di chuyển của động, thực vật lên trên đất liền. Lượng sự sống và khoảng cách tính từ bờ biển (yếu tố vô sinh) ảnh hưởng tới sự phân bố chính của quần xã sinh vật biển. Các sinh vật như tảo, rong, rêu sinh sống trong khu vực giáp giới thủy triều (nơi đất liền gặp biển) sẽ cố định chúng vào đá vì thế chúng không bị rửa trôi bởi thủy triều. Đại dương cũng là nơi sinh sống của nhiều loài và có thể phân chia thành vài đới (vùng, tầng) như vùng biển khơi, vùng đáy, vùng chiếu sáng, vùng thiếu sáng v.v.
Về mặt địa chất, đại dương là nơi mà lớp vỏ đại dương được nước che phủ. Lớp vỏ đại dương dày trung bình khoảng 4,5 km, bao gồm một lớp trầm tích mỏng che phủ trên lớp bazan núi lửa mỏng đã đông cứng. Lớp bazan này che phủ lớp peridotit thuộc mặt ngoài của lớp phủ Trái Đất tại những nơi không có châu lục nào. Xét theo quan điểm này thì ngày nay có 3 “đại dương”: Đại dương thế giới, biển Caspibiển Đen, trong đó 2 “đại dương” sau được hình thành do va chạm của mảng Cimmeria với Laurasia. Địa Trung Hải có thể coi là một “đại dương” gần như riêng biệt, nối thông với Đại dương thế giới qua eo biển Gibraltar và trên thực tế đã vài lần trong vài triệu năm trước chuyển động của châu Phi đã đóng kín eo biển này hoàn toàn. Biển Đen thông với Địa Trung Hải qua Bosporus, nhưng là do tác động của một kênh tự nhiên cắt qua lớp đá lục địa vào khoảng 7.000 năm trước, chứ không phải một mảng của đáy biển như eo biển Gibraltar.

Tính chất vật lý
Màu sắc
Một sai lầm phổ biến cho rằng nước biển có màu xanh lam chủ yếu là do bầu trời có màu xanh lam. Trên thực tế, nước có màu xanh lam rất nhạt chỉ khi được nhìn thấy với một thể tích lớn. Trong khi sự phản chiếu bầu trời có đóng góp vào biểu hiện màu xanh lam của bề mặt đại dương, nhưng nó không phải là nguyên nhân chínhNguyên nhân chủ yếu là sự hấp thụ của các hạt nhân các phân tử nước đối với các photon màu đỏ từ ánh sáng chiếu tới, ví dụ đã biết duy nhất về màu sắc trong tự nhiên tạo ra từ động lực học dao động chứ không phải động lực học điện tử.

Phát sáng
Nhiều thủy thủ và các nhà hàng hải chuyên nghiệp thông báo rằng đại dương thường bức xạ ánh sáng nhìn thấy hay phát quang, có thể trải dài hàng dặm vào ban đêm. Năm 2005, các nhà khoa học đã thông báo điều này lần đầu tiên, chứng cứ bằng hình ảnh cũng đã thu được đối với sự phát sáng nàyNó có thể là do phát quang sinh học.
Chú ý: Khi sao chép nội dung bài viết từ 1 web khác thì phải ghi rõ nguồn gốc
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom