Hóa ĐẠI DƯƠNG ĐANG BỊ AXIT HÓA VÀ SẼ GIẾT CHẾT SAN HÔ

Dio Chemistry

Cựu Mod Hóa
Thành viên
26 Tháng chín 2013
1,559
1,382
361
Vĩnh Long
THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hàm lượng khí [TEX]CO_2[/TEX] trong không khí ảnh hưởng lớn tới pH của nước trong đại dương. Khi lượng khí [TEX]CO_2[/TEX] tăng thì pH của nước trong đại dương giảm do các cân bằng sau chuyển dịch theo chiều thuận
[TEX]CO_2 + H_2O \rightleftharpoons H_2CO_3[/TEX]
[TEX]H_2CO_3 \rightleftharpoons H^+ HCO_3^−[/TEX]
[TEX]HCO_3^− \rightleftharpoons H^+ + CO_3^{2−}[/TEX]
Khi pH của nước trong đại dương giảm đi, ta nói rằng đại dương bị axit hóa.
Vì sao hàm lượng [TEX]CO_2[/TEX] trong không khí lại tăng lên? Câu trả lời đã quá rõ ràng. Do các hoạt động công nghiệp, giao thông, sinh hoạt phát thải [TEX]CO_2[/TEX], lượng [TEX]CO_2[/TEX] thải ra ngày càng nhiều, diện tích rừng bị thu hẹp,...
Và điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến các vỉa san hô (có thành phần chính là [TEX]CaCO_3[/TEX])
[TEX]CO_2 + H_2O + CaCO_3 \rightleftharpoons Ca^{2+} + 2HCO_3^−[/TEX]
Khi nồng độ [TEX]CO_2[/TEX] tăng lên thì cân bằng trên chuyển dịch theo thuận, đồng nghĩa với việc [TEX]CaCO_3[/TEX] sẽ bị hòa tan.
Với giả thiết hệ thống này không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác, sử dụng các hằng số cân bằng có thể tính toán được
- Trong giai đoạn 1900 – 1950 khối lượng [TEX]CaCO_3[/TEX] bị hòa tan trung bình là 18 tấn/năm/km3 nước đại dương.
- Trong giai đoạn 1950 – 2019 khối lượng [TEX]CaCO_3[/TEX] bị hòa tan trung bình là 49,3 tấn/năm/km3 nước đại dương
San Hô (thuộc ngành ruột khoang) là những động vật có cấu tạo đặc biệt, cơ thể San Hô gồm nhiều polyp nhỏ thông với nhau, “vỏ” san hô có thành phần chủ yếu là [TEX]CaCO_3[/TEX]
San Hô là “nhà” của nhiều loài động vật biển. Nếu không có những “ngôi nhà” này, động vật biển sẽ bỏ đi nơi khác.
San Hô là động vật rất dễ bị tổn thương. San Hô sẽ chết nhanh chóng nếu lớp vỏ của chúng bị phá hủy. Vì khi lớp vỏ bị phá hủy, chúng sẽ bị vi khuẩn xâm lấn và giết chết. Các nhà khoa học đã tiên đoán rằng đến năm 2030 thì 50% các rạn san hô trên thế giới sẽ bị tiêu diệt.
Chúng ta phải làm gì để ngăn chặn hiện tượng này?
Giảm phát thải [TEX]CO_2[/TEX] bằng cách sử dụng các phương tiện công cộng thay vì các phương tiện cá nhân, trồng cây xanh,...là giải pháp chấm dứt tình trạng này.
Vì giữ gìn đa dạng sinh học, hãy chung tay bảo vệ môi trường.

Nguồn tham khảo
1) Đề thi học sinh giỏi quốc gia 2019 môn hóa học
2) Sách giáo khoa sinh học lớp 7
3) Wikipedia
4) Facebook: Hóa Học Đa Sắc Màu Version 2
 
Top Bottom