R
rooney_cool
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
2 ngày trước trận Liverpool - MU ở Anfield, trận đấu mà người Anh thường ngọi là “đại chiến Quỷ Đỏ”, các Liverpudlian đã lên kế hoạch cho một cuộc biểu tình rầm rộ phản đối những ông chủ CLB. Khoảng hơn 10.000 CĐV Liverpool sẽ giương cao 4.000 tấm banner có nội dung phản đối Hicks & Gillett, yêu cầu bộ đôi người Mỹ chủ động rút lui khỏi đội bóng Merseyside.
2 ngày trước trận đấu đó, các CĐV đội khách MU cũng chuẩn bị sẵn một kế hoạch táo bạo: Khoảng 3.500 Mancunian sẽ mang đến Anfield những hình nộm Eric Cantona, biểu tượng của sân Old Trafford những năm 1990. Mục đích của hành động này là để đáp lại “lời thề hẹn” mà người Merseyside từng gửi gắm trong một trận “derby vì màu áo đỏ” 15 năm trước.
Thật chua chát cho các cầu thủ Liverpool, những người đang phụng sự màu áo đỏ. Họ được chơi ở pháo đài Anfield, giữa 45.000 CĐV “yêu thương đội bóng hơn bất kỳ nơi nào trên đất nước Anh” (lời HLV Graeme Souness, từng dẫn dắt The Kop 3 mùa giải) mà như đá trên sân khách. Và rất có thể, họ sẽ không còn được nghe thấy ca từ hùng tráng của bài hát “Bạn sẽ không phải đi một mình”, từng được tấu lên hàng ngàn lần bởi dàn đại hợp xướng của 4 vạn con người…
Thật chua chát cho Benitez, người làm sống lại giấc mơ châu Âu của người Merseyside sau 2 thập kỷ, kể từ thảm họa Heysel. Khi mà niềm tin của các ông chủ đã cạn kiệt, khi mà các Liverpudlian đã bắt đầu huýt gió phản đối ông, khi mà “thành tích” “đốt” 229 triệu bảng, mua 76 cầu thủ trong 5 năm bắt đầu bị đem ra mổ xẻ, khi mà người Anfield đã ném cho ông những cái nhìn hờn trách, người đàn ông đến từ bán đảo Iberia có lẽ nên chuẩn bị sẵn hành lý cho những ngày sắp tới…
Có một khoảnh khắc đáng nhớ được các camera ở Anfield ghi lại trong trận thua của Liverpool trước Lyon. Trong buổi tối thứ 3, khi thủ lĩnh Gerrard nén đau đớn để ra sân, dù chỉ chơi được nửa hiệp 1, khi Carragher ra sức cày ải nhưng không giúp đội bóng tránh nổi 2 bàn thua, khi tài năng 19 tuổi Kelly chơi đầy nỗ lực trong trận chính thức đầu tiên cho The Kop, cho tới khi rời sân nốt vì chấn thương, trên khán đài, Torres, một trong 2 ngôi sao lớn nhất của “Lữ đoàn đỏ” ngồi bên cô vợ mới cưới Olalla Dominguez và mỉm cười.
Không thể kết luận Torres vô cảm với nỗi đau của đồng đội nhưng cũng không thể nói rằng tiền đạo người Tây Ban Nha đã chia sẻ nỗi đau ấy. Anh không cảm thấy thứ tình cảm mà người đội trưởng mặc áo số 8 cảm nhận được khi lầm lũi rời sân ở phút 24. Anh không cảm thấy nỗi buồn hằn trên khuôn mặt Carragher, nỗi buồn của kẻ thất bại. Dù Carra đã chơi tồi tệ suốt những 2-3 mùa giải qua, anh vẫn muốn cống hiến cho màu áo đỏ. Khi “Số 23” từ bỏ ĐTQG ở tuổi 28, báo giới đã mỉa mai là vì anh cảm thấy xấu hổ khi không muốn mãi là cái bóng của Terry và Ferdinand nhưng lý do chủ yếu là anh muốn dồn hết những tinh túy còn lại để cống hiến cho đội bóng đã gắn bó từ khi là một chàng trai 18 tuổi.
Vì sao một người lịch lãm như Torres lại cười trước nỗi đau của đồng đội? Bởi lẽ, chàng tiền đạo 25 tuổi mới chỉ gắn bó với Liverpool được 2 năm. Bởi lẽ anh không phải là người Anh, càng không phải là người Merseyside, không được tắm mình trong dòng chảy của sông Mersey khi còn là một cậu bé. Torres chỉ là một người khách lạ, nói một thứ ngôn ngữ lạ và ghé qua Anfield một lần.
Tất nhiên, nếu một ngày nào đó Torres khoác áo CLB khác đối đầu Liverpool, anh chắc chắn sẽ không hành xử theo kiểu “cạn tàu ráo máng” như Adebayor đã làm với Arsenal. Anh sẽ cư xử theo lối một cầu thủ chuyên nghiệp. Tuy nhiên, đừng có kỳ vọng tiền đạo người Tây Ban Nha sẽ dành cho The Kop thứ tình cảm cộng hợp của tất cả thương yêu. Owen, đứa con lớn lên từ Anfield mà tối nay ở bên kia chiến tuyến, từng thẳng thắn thừa nhận anh chọn màu đỏ MU chỉ đơn thuần bởi lý do nghề nghiệp, còn tình yêu với màu đỏ Liverpool vẫn nguyên vẹn giống như “tình yêu của con với cha, của em với anh”. Torres cũng vậy, tình yêu của anh đặt ở Atletico Madrid, nơi anh gắn bó khi còn là một cậu thiếu niên 15 tuổi và mới 19 tuổi đã đeo băng thủ quân.
Giống như Torres, Benitez cũng chỉ là một người ngoại quốc ghé qua một lần, và dù HLV sinh ở Madrid đã có 5 năm gắn bó với Anfield, đó cũng chỉ đơn thuần là một công việc. Nếu chia tay Liverpool, Benitez sẽ không kiếm được việc mới mà chẳng có khó khăn. Thậm chí, người đàn ông 49 tuổi có thể tìm được vị trí danh tiếng hơn (dẫn dắt Real Madrid chẳng hạn, hãy nhớ ông sinh ra và lớn lên ở thủ đô Tây Ban Nha).
Alex Ferguson là một ngoại lệ. Không phải là người Anh nhưng ông được xem như một thành viên trong ngôi nhà MU bởi ông đến từ Scotland, người anh em gần gũi cùng thuộc Vương quốc Anh, bởi ông có 23 năm gắn bó cùng sân Old Trafford với bao nhiêu là hiển vinh, bởi ông đã cống hiến quá nhiều trong việc phát triển bóng đá Anh cũng như Premier League…
Arsene Wenger là người Pháp nhưng luôn được CĐV Arsenal tin tưởng bởi ông là HLV dẫn dắt CLB lâu nhất, thành công nhất và cũng có nhiều đóng góp trong việc đưa giải ngoại hạng vươn đến tầm cao.
Và còn bởi một lý do nữa, Alex Ferguson và Arsene Wenger đều làm việc dưới trướng những ông chủ người Anh, những người yêu bóng đá và yêu đội bóng. Khi Ferguson đã tạo được tầm ảnh hưởng bao trùm, những ông chủ mới đến từ Mỹ cũng không dám can thiệp vào chuyên môn của ông. Wenger cũng sẽ nhận được sự tin tưởng như vậy nếu một ngày Arsenal thuộc về người ngoại quốc.
Rafa Benitez thì khác, ông chưa gắn bó với sân Anfield đủ lâu, ông chưa mang về cho CLB chức vô địch quốc gia, ông cũng chưa có đóng góp gì cho bóng đá Anh, ngược lại, còn không ngừng “kì kèo” về Gerrard trong những lần cậu học trò phục vụ ĐTQG. Những tài năng trẻ người Anh được “ông hói” đào tạo thì chỉ dừng lại ở cỡ Kelly. Benitez cũng đang phụng sự 2 ông chủ người Mỹ, những tay lái buôn thuần túy.
Thật đáng tiếc cho Liverpool, CLB mang danh là giàu truyền thống nhất nước Anh nhưng giờ đây chỉ còn lại chút ít hơi hướng Anh với ông chủ người Mỹ, HLV người Tây Ban Nha, một dàn cầu thủ tới từ Iberia và chỉ có Gerrard là thành viên duy nhất của Tam Sư.
Trong thời gian qua, dư luận nước Anh rộ lên nhiều thông tin về việc bộ đôi Hicks & Gillett muốn bán lại quyền sở hữu CLB. Những người Ả-rập đã đi tiên phong và mới nhất, người ta nghe thấy thông tin tỷ phú 68 tuổi Robert Kraft muốn mua The Kop. Kraft là chủ nhân của New England Patriots, tiếng là “England” đấy nhưng đó là CLB Rugby của… Mỹ.
Sao không thấy một doanh nhân người Anh nào hỏi mua CLB giàu truyền thống nhất nước Anh? Phải chăng người Anh yêu tiền hơn là bóng đá?
2 ngày trước trận đấu đó, các CĐV đội khách MU cũng chuẩn bị sẵn một kế hoạch táo bạo: Khoảng 3.500 Mancunian sẽ mang đến Anfield những hình nộm Eric Cantona, biểu tượng của sân Old Trafford những năm 1990. Mục đích của hành động này là để đáp lại “lời thề hẹn” mà người Merseyside từng gửi gắm trong một trận “derby vì màu áo đỏ” 15 năm trước.
Thật chua chát cho Benitez, người làm sống lại giấc mơ châu Âu của người Merseyside sau 2 thập kỷ, kể từ thảm họa Heysel. Khi mà niềm tin của các ông chủ đã cạn kiệt, khi mà các Liverpudlian đã bắt đầu huýt gió phản đối ông, khi mà “thành tích” “đốt” 229 triệu bảng, mua 76 cầu thủ trong 5 năm bắt đầu bị đem ra mổ xẻ, khi mà người Anfield đã ném cho ông những cái nhìn hờn trách, người đàn ông đến từ bán đảo Iberia có lẽ nên chuẩn bị sẵn hành lý cho những ngày sắp tới…
Không thể kết luận Torres vô cảm với nỗi đau của đồng đội nhưng cũng không thể nói rằng tiền đạo người Tây Ban Nha đã chia sẻ nỗi đau ấy. Anh không cảm thấy thứ tình cảm mà người đội trưởng mặc áo số 8 cảm nhận được khi lầm lũi rời sân ở phút 24. Anh không cảm thấy nỗi buồn hằn trên khuôn mặt Carragher, nỗi buồn của kẻ thất bại. Dù Carra đã chơi tồi tệ suốt những 2-3 mùa giải qua, anh vẫn muốn cống hiến cho màu áo đỏ. Khi “Số 23” từ bỏ ĐTQG ở tuổi 28, báo giới đã mỉa mai là vì anh cảm thấy xấu hổ khi không muốn mãi là cái bóng của Terry và Ferdinand nhưng lý do chủ yếu là anh muốn dồn hết những tinh túy còn lại để cống hiến cho đội bóng đã gắn bó từ khi là một chàng trai 18 tuổi.
Vì sao một người lịch lãm như Torres lại cười trước nỗi đau của đồng đội? Bởi lẽ, chàng tiền đạo 25 tuổi mới chỉ gắn bó với Liverpool được 2 năm. Bởi lẽ anh không phải là người Anh, càng không phải là người Merseyside, không được tắm mình trong dòng chảy của sông Mersey khi còn là một cậu bé. Torres chỉ là một người khách lạ, nói một thứ ngôn ngữ lạ và ghé qua Anfield một lần.
Tất nhiên, nếu một ngày nào đó Torres khoác áo CLB khác đối đầu Liverpool, anh chắc chắn sẽ không hành xử theo kiểu “cạn tàu ráo máng” như Adebayor đã làm với Arsenal. Anh sẽ cư xử theo lối một cầu thủ chuyên nghiệp. Tuy nhiên, đừng có kỳ vọng tiền đạo người Tây Ban Nha sẽ dành cho The Kop thứ tình cảm cộng hợp của tất cả thương yêu. Owen, đứa con lớn lên từ Anfield mà tối nay ở bên kia chiến tuyến, từng thẳng thắn thừa nhận anh chọn màu đỏ MU chỉ đơn thuần bởi lý do nghề nghiệp, còn tình yêu với màu đỏ Liverpool vẫn nguyên vẹn giống như “tình yêu của con với cha, của em với anh”. Torres cũng vậy, tình yêu của anh đặt ở Atletico Madrid, nơi anh gắn bó khi còn là một cậu thiếu niên 15 tuổi và mới 19 tuổi đã đeo băng thủ quân.
Giống như Torres, Benitez cũng chỉ là một người ngoại quốc ghé qua một lần, và dù HLV sinh ở Madrid đã có 5 năm gắn bó với Anfield, đó cũng chỉ đơn thuần là một công việc. Nếu chia tay Liverpool, Benitez sẽ không kiếm được việc mới mà chẳng có khó khăn. Thậm chí, người đàn ông 49 tuổi có thể tìm được vị trí danh tiếng hơn (dẫn dắt Real Madrid chẳng hạn, hãy nhớ ông sinh ra và lớn lên ở thủ đô Tây Ban Nha).
Alex Ferguson là một ngoại lệ. Không phải là người Anh nhưng ông được xem như một thành viên trong ngôi nhà MU bởi ông đến từ Scotland, người anh em gần gũi cùng thuộc Vương quốc Anh, bởi ông có 23 năm gắn bó cùng sân Old Trafford với bao nhiêu là hiển vinh, bởi ông đã cống hiến quá nhiều trong việc phát triển bóng đá Anh cũng như Premier League…
Arsene Wenger là người Pháp nhưng luôn được CĐV Arsenal tin tưởng bởi ông là HLV dẫn dắt CLB lâu nhất, thành công nhất và cũng có nhiều đóng góp trong việc đưa giải ngoại hạng vươn đến tầm cao.
Và còn bởi một lý do nữa, Alex Ferguson và Arsene Wenger đều làm việc dưới trướng những ông chủ người Anh, những người yêu bóng đá và yêu đội bóng. Khi Ferguson đã tạo được tầm ảnh hưởng bao trùm, những ông chủ mới đến từ Mỹ cũng không dám can thiệp vào chuyên môn của ông. Wenger cũng sẽ nhận được sự tin tưởng như vậy nếu một ngày Arsenal thuộc về người ngoại quốc.
Rafa Benitez thì khác, ông chưa gắn bó với sân Anfield đủ lâu, ông chưa mang về cho CLB chức vô địch quốc gia, ông cũng chưa có đóng góp gì cho bóng đá Anh, ngược lại, còn không ngừng “kì kèo” về Gerrard trong những lần cậu học trò phục vụ ĐTQG. Những tài năng trẻ người Anh được “ông hói” đào tạo thì chỉ dừng lại ở cỡ Kelly. Benitez cũng đang phụng sự 2 ông chủ người Mỹ, những tay lái buôn thuần túy.
Trong thời gian qua, dư luận nước Anh rộ lên nhiều thông tin về việc bộ đôi Hicks & Gillett muốn bán lại quyền sở hữu CLB. Những người Ả-rập đã đi tiên phong và mới nhất, người ta nghe thấy thông tin tỷ phú 68 tuổi Robert Kraft muốn mua The Kop. Kraft là chủ nhân của New England Patriots, tiếng là “England” đấy nhưng đó là CLB Rugby của… Mỹ.
Sao không thấy một doanh nhân người Anh nào hỏi mua CLB giàu truyền thống nhất nước Anh? Phải chăng người Anh yêu tiền hơn là bóng đá?