đặc sản quê hương :-*

J

jun11791

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hihi, tớ rất thik ăn, chợt 1 ngày nghĩ ra sao mình ko lập 1 cái topic để mọi ng` cùng chia sẻ đặc sản quê hương mình (vì mạng hocmai các bạn đến từ mọi miền mà) . Lưu ý : các bài phải là bài tự cảm nhận của mình, ko được copy lại trên mạng, thế mới hay chứ

tớ sẽ mở màn bằng các món ăn trong SG nhé ;)

 
Last edited by a moderator:
J

jun11791

"đặc sản" tp.HCM - mại dzô mại dzô ;)

Cái mùa hè đầu tiên ở trg`, chao ôi, iu nhất là cái căng-tin trg`, nhiều món ăn vô đối. Nào là bánh tráng trộn, mì khô, mì nước, há cảo, bắp xào, fá lấu, chè thập cẩm, kem, cóc ổi xoài, xôi mặn, nước ngọt, xá xị, siro, sữa chua mút, khô bò, nui khô tẩm cay, nui xào thịt bò, nộm đu đủ, cơm cháy, xí muội, bột xào, “mút mút”(món này ko bit gọi thế nào, nó là nước trái cây để đông lại trong cái ống nhựa, lấy ra chỉ việc đùng lên mút, cắn),… Tui thề là nếu 1 ngày ko bước chân vào cái căng-tin này thì chắc tui… chết lun! Có món ăn cay xè hết cả lưỡi nhưng ngon ko chịu đc, fải mua thêm ăn, ăn nhiều khi mãi ko ngán, kệ cái nguy cơ đau bao tử vì cay, kệ cho cái lưỡi đang tê đi vì cay.


Món bánh tráng trộn tuy đơn jản thôi (bánh tráng trắng xé nhỏ, trộn với muối tôm hoặc cho thêm dầu ăn hoặc mỡ hành vào) nhưng ăn đc hưởng thức nó là cả 1 niềm hạnh fúc. Trời đất, từ khi bit ăn là tui ko bao jờ từ chối ăn món bánh tráng trộn này nếu có ai rủ ăn cùng. Nghiền wá, tui thử về nhà làm tự thưởng cho mình 1 cái thiệt bự với nhiều “công thức” khác nhau.


Há cảo là món ăn của người Hoa, ngon fải bit, nước mắm cứ húp xùm xùm trôi cùng với mấy miếng há cảo chưa kịp nhai (nói thế thôi chứ cũng fải cắn cho nát mấy cục há cảo mới thấy cái vị ngon của nó chứ!)


Bắp xào ăn trộn với nước mắm nhạt, với tương ớt (tuy “hỗn hợp” chút nhưng đc cái ngon!) thì tuyệt cú mèo lun. Nghe “bắp xào” đơn jản vậy thôi chứ làm ra nó là cả 1 kỳ công đó, ko đơn jản như món “ngô rang” trên lò than đâu ah nghen! Vì bắp xào này đòi hỏi fải vừa chín mềm từ trong ra ngoài như bắp luộc, lại fải vừa thơm quyện với mùi 1 ít bơ, 1 ít hành fi như mùi xào thức ăn. Muốn thế fải mua trái bắp non vừa fải, khi xào fải đều tay, ko đc làm cháy, ko đc chỉ mới chín đã cho ra đĩa, và fải ít nước (vì bắp chảy nhiều nước mà).


Fá lấu, cảm jác ăn lúc đầu rất là dai, dai ơi là dai, lại còn nóng fỏng môi chứ chẳng nói chi là fỏng lưỡi; nhưng khi đã vượt wa “thử thách” đó rồi (cũng tại ăn fá lấu fải ăn nóng mới ngon) nuốt vào đc đến miệng, cái cảm jác dai dai hoà quyện với vị nước lèo trong nồi (đc múc ra để ăn kèm với fá lấu) ôi chao… muốn ăn nữa, ăn hoài, ăn mãi !! (ax ax…)


Cả cơm cháy dưới đáy nồi cũng đc “tận dụng” để trở thành đặc sản của miền Nam. Nói vậy ko ngoa chút nào đâu nhé. Thực ra cơm này ko fải cháy “thật” như tên gọi, mà là nếp gạo người ta rang lên, tẩm với chà bông (ruốc) cùng các ja vị, cho vào trong bịch, người ăn chỉ cần “xẹt xẹt” (mở bịch) mà cắn ăn thôi. Có lần trg` tui mưói “nhập” món này về, ai cũng ko bit là gì, cứ đùn nhau ăn thử, lúc bit ăn rùi thì cứ tranh nhau mà ăn, chẳng ai đùn cho nhau nữa. Có lần vì trường bán cơm cháy trong bịch ít wá, thế là chạy ra siêu thị tìm cho đc cái đặc sản này trong bịch bự hơn, đem đến lớp bẻ cho lũ bạn cùng ăn, ăn hết mút mút cái tay vẫn thấy ngon. Mà loại “cơm cháy” ngon fải ko đc cháy nhiều, fải ko cứng, mà fải jòn và có độ ngọt tự nhiên của nếp nữa.


Cóc ổi tui ko thÝch ăn mấy nhưng xoài tượng xanh thì ko thể bỏ wa. Trưa nào ngủ dậy để chuẩn bị học ca chiều (cấp hai tui học lớp bán trú) là cũng fải 1 cây xoài xanh chấm muối. Cho vào miệng lúc đầu thì chua, nhưng khi ăn hết miếng xoài rồi thì mới thấy cái vị thanh thanh ngọt ngọt còn đọng lại trong miệng – 1 vị ngọt lạ kỳ, khó tả, ko wá ngọt như siro nhưng cũng ko wá nhạt như nước mà chỉ fa chút xíu đg`.


Xí muội gần jống với ômai ngoài bắc chỉ tội nó “bé tí” nhỏ xíu, nuốt nhiều cái cũng lúc mà ăn, mà nghiền trong miệng thì mới ngon. Món này mình nhớ là đc đóng trong cái bao màu đỏ in hình cnàh đào trông rất bắt mắt, jống như màu những hạt xí muội bên trong.


Đặc sắc nhất có lẽ là món bột xào, công nhận ai nghĩ ra món này hay! Bột mọi khi vẫn như bụi, vậy mà người ta làm sao mà nặn thành những “cục” bột vuông vứt “hình hộp chữ nhật” mà chiên mà xào lên, đập thêm trứng cút và cho hành lá cắt nhỏ vào, xào đảo wa là có ngay 1 dĩa bột xào thơm lừng, khói bốc lên tận… não. Cái món này đc cái ưu điểm là bốc mùi thơm từ xa, bởi vậy muốn ăn bột xào, chỉ cần đi theo “tiếng gọi của cái mũi” là ukie.


Cái món sữa chua mút mới ngộ chứ. Người ta thường làm sữa chua quánh lại trong hộp, còn món này cho đông hẳn vào trong bịch như đá. Khi lấy ra ăn thì cắt đuôi cái bịch ra, mút cho đến hết, với thời tiết trong miền nam thì có lẽ món này rất đc ưa chuộng, hơn cả kem, nhìn như em bé mút sữa.


Từ sở thÝch mút mút đồ lạnh của người miền Nam như thế mà ko thể ko bỏ wa cái “thói wen” xuống xá xị (nước ngọt) trong bịch nước rồi mút lun những cục đá trong đó. Cho đá vào miệng, ngậm như ngậm kẹo, rồi khi cắn đc thì cắn nghe như tiếng gãy răng, ngon ngon mát mát. Đến nỗi cả tui cũng bị nhiễm “thói wen” này tự lúc nào. Có lần đi ăn chè sau khi “sinh hoạt đoàn” (nói thế chứ có làm gì mấy đâu), trong chè có đá, thế là tiện thể mình vớt mấy viên cho vào miệng nhai rồm rộp, ai cũng nhìn cười.


Nhắc đến chè mới nhớ chứ, hình như chè trong nam ko hề có 1 công thức nào nhất định cả, cứ theo sở thik mà làm thôi. Chả thế mà nói đến các món chè ăn Việt Nam thì chỉ nói đến chè miền Bắc với miền Trung mới đúng là nghệ thuật ẩm thực. Nhưng sao tui vẫn thik ăn chè miền Nam. Có người nhận xét người miền Nam hay ăn “tạp” fa chế món này trộn món nọ lung tung nhưng “ngon ra fết”. Có lẽ cái sự “ngon” này nằm ở chỗ “lạ” là nhiều hơn. Chè hột é là chè người ta cho hột é vào trong nước fa chút đg` cũng trở thành chè (hột é là hột như cái hột quả tanh long đc bọc chung quanh là bột trong suốt nhìn như mắt con gì đó). Chè hạt lựu là chè cho mấy cái gọi là hạt lựu (màu đỏ đỏ có nhân trăng trắng hình như hạt wả lựu) rồi mấy cái gì đó “bé bé xinh xinh” đủ màu sắc vào, cả 1 ít sương sa (mà người ngoài này gọi là thạch) thái nhỏ, ăn với đá, tạo cảm jác nhai vừa có cái cứng của đá, vừa có cái dai dai của hạt lựu. Chè miền Nam, người ta thường chê là ngọt, vì có lẽ do người miền Nam hay bỏ đá vào trong đồ uống hay chè nên fải làm ngọt khi cho đá vào thì mới vừa. Bởi dzậy ăn chè miền Nam cũng có cả 1 “nghệ thuật” là thế, chứ ko fải cứ cầm chén chè lên là ăn lun đâu. Ở Hà Nội, tui thấy cũng có vài quán chè mùa hè cho đá vào trong bát chè để khách ăn có cảm jác mát, nhưng khi cho vào thì ăn lại rất nhạt, nên nhiều khi tui ko dám cho nhiều đá. Riêng món chè trường tui thì đảm bảo “ko đụng hàng” (ko jống chè ở bất kỳ nơi đâu). 1 bát chè có, lớp trên cùng là đá và đá (đá bào nhé), lớp dưới có nước, có hạt lựu, hột é (chỉ 1 ít thôi vì hột é ko tốt cho bao tử), có sương sa màu xanh trắng đen hồng, có thạch dừa, ăn thì “miễn bàn lun” (khỏi chê luôn). Tui nhớ có lần tui bị sốt do thời tiết nắng mưa thất thường, người đang nóng rang thì tự dưng nghĩ ra ăn 1 bát chè “có thể xoa dịuu cơn sốt chăng?”. Quả thật kỳ lạ, ăn xong, tui đỡ sốt hơn hẳn, thật lạ kỳ!


Công nhận lên cấp ba, vào cái trg` bé như cái lỗ mũi nên căng-tin chỉ toàn kẹo, bánh bông lan, khô bò, nước ngọt, C2, ngán ơi là ngán, chả muốn xuống. Ngồi thèm 1 đc ăn 1 món trong cái căng-tin trường Minh Đức thôi cũng là fúc lắm rồi ! Haizzzz…. Mình ko đc hưởng fúc rồi…. chẹp chẹp….

Nếu bạn hỏi tôi, Sài Gòn có đặc sản là gì để còn mua về làm quà, thì tôi sẽ nói, chỉ đi đến SG thì bạn mới có dịp hưởng thức các "đặc sản" thôi, vì n` lắm, có n~ cái ko thể gói lại được :)>- :)

 
Last edited by a moderator:
S

smile10

Còn em ở Nghệ An nhưng quê em ở Hà Tĩnh, em xin giới thiệu về đặc sản Hà Tĩnh: Kẹo cu đơ. Chắc mọi người đã từng nghe
Chè xanh thêm chút gừng cay
Cu đơ Hà Tĩnh là say lòng người
]
Kẹo Cu Đơ là một loại kẹo đặc sản của tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam. Kẹo được nấu từ mật mía, đường, mạch nha, gừng có thêm lạc nhân và được đổ vào hai miếng bánh tráng ép lại. Cái tên Cu Đơ xuất phát từ tên ghép Cu Deux trong đó deux là hai trong tiếng Pháp
Kẹo Cu Đơ ban đầu chỉ được gọi đơn giản là kẹo lạc nhưng sau đó được đổi tên thành kẹo Cu Hai để ghi danh người làm ra nó, vốn là một người cha có hai con trai (cu hai).
Nếu ở Quảng Ngãi có “kẹo Gương”, ở Thanh Hóa có “chè Lam”, “bánh Gai”, thì ở Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An có “kẹo Cu Đơ”. Những thứ kẹo bánh dân dã này đều có nét đặc trưng của vùng gió Lào cát trắng, gian khổ.



Nếu ở Quảng Ngãi có “kẹo Gương”, ở Thanh Hóa có “chè Lam”, “bánh Gai”, thì ở Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An có “kẹo Cu Đơ”. Những thứ kẹo bánh dân dã này đều có nét đặc trưng của vùng gió Lào cát trắng, gian khổ.

Kẹo Cu Đơ nhiều nơi bán nhưng ngon nhất là kẹo được chế biến từ vùng núi Hương Sơn (Hà Tĩnh) - quê “tổ” của loại kẹo này. Chuyện xưa kể rằng, ở vùng bán sơn địa Hương Sơn có một gia đình nấu kẹo “gia truyền” rất ngon chỉ bằng ba thứ nguyên liệu là mật mía, lạc (đậu phộng) và bánh đa. Loại kẹo này đến đời người con thứ Hai thì nổi tiếng khắp vùng. Anh “Cu Hai” là chủ của lò kẹo ngon nhất này. Tới thời Pháp xâm lược, nhiều người gọi vui kẹo anh Cu Hai là kẹo “Cu Đơ” (đơ theo số đếm tiếng Pháp là hai). Thế là từ cuối thế kỷ 19 đến nay, tên gọi Cu Đơ đã thành thương hiệu kẹo được đón nhận một cách vui vẻ, nghe ngồ ngộ nhưng ấn tượng khó quên.

Kẹo Cu Đơ có thể được nấu bằng đường, mật mía hoặc mật mía và mạch nha... Loại nấu bằng mật mía có pha mạch nha là ngon hơn cả. Đậu phộng chọn loại chắc, phải rang cả củ cho giòn rồi bóc tách ra, bột gạo ngon tráng bánh đa vừa phải (không dày cũng không mỏng) có rắc thêm vừng (mè) đen để bao kẹo. Nguyên liệu quan trọng nhất là mật mía nguyên chất, không pha đường. Khi nấu pha thêm một tỷ lệ mạch nha (loại làm từ mầm thóc) vừa phải thì kẹo vừa giòn lại vừa thơm, không bị bở như loại kẹo nấu bằng đường.

Kẹo Cu Đơ phối hợp hài hòa giữa mật, đậu phộng, bánh đa, nước gừng, chanh... Toàn những thứ dễ kiếm. Nhưng kẹo ngon hay không còn phụ thuộc vào nhiều bí quyết riêng. Một miếng kẹo Cu Đơ ngon khi ăn phải giòn, hội đủ vị ngọt mát của mật-nha, vị béo bùi của đậu phộng, vừng, bánh đa, có vị cay ấm của gừng pha một chút chua nhẹ của chanh... Người ta ăn kẹo Cu Đơ thường uống kèm nước chè xanh (loại nấu bằng lá chè còn tươi) vào những ngày se lạnh thì tuyệt vô cùng. Vị béo, ngọt, cay cứ dìu dịu tỏa lan nơi đầu lưỡi truyền hơi ấm vào cơ thể ta, tạo cảm giác ấm áp khó quên.


Mọi người hãy thử ăn đúng kẹo cu đơ Hà Tĩnh mà k0i, cái cảm giác dẻo của mật, cay cay của gừng, vị ngọt bùi của lạc cộng thêm lớp bánh đa ngoài, ăn rồi lại muốn ăn nữa, ngon cực kỳ nhớ ăn rồi uống với nước chè xanh
 
K

keodungkd_271

Nhắc đến Hải Dương quê mik ko ai nhắc đén món bánh đậu xanh , hãy thưởng thức một lần .Đó là một thứ bánh để ăn trong khi uống chè tàu, cái vị béo ngọt của bánh rất ăn với cái vị đắng của nước chè. Ngày nay bánh không làm từ bột đậu khô mà là bột ướt pha chút dầu thực vật.

Nhấp chén trà nóng đang bốc hương thơm, điểm từng khẩu bánh đậu xanh, vừa đặt vào đầu lưỡi miếng bánh đã tan biến để lại vị ngọt, bùi ngậy béo hài hoà thoang thoảng mùi hương thơm mát dịu.

Theo người dân Hải Dương, nơi nổi tiếng với món bánh đậu xanh, xưa kia món quà này chỉ để dành cho những người giàu có quyền quý. Hoàng đế Bảo Đại một lần đi kinh lý qua đây đã được tiến dâng loại bánh đặc sản này, ngài đã ra sức khen ngợi. Trên tờ sắc có in hình con rồng vàng tượng trưng cho uy lực của nhà vua. Từ đó bánh đậu xanh Hải Dương có tên gọi là Bánh đậu xanh Rồng Vàng.

Ngày nay bánh đậu xanh được sử dụng rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân, song chủ yếu vẫn là dùng để làm quà biếu được các cụ già rất ưa thích.
 
H

hoaerika_ot

trời ơi toàn món ngon !!!!
quê hương mình là NAM ĐỊNH cũng chẳng có gì là đặc biệt cả
chỉ có món cũng bình thường là bánh nhãn
ưhm! ăn cũng được @@@@
hi !! hi!! :D:D:D:D:D:)>-:)>-:)>-
 
K

keodungkd_271

trời ơi toàn món ngon !!!!
quê hương mình là NAM ĐỊNH cũng chẳng có gì là đặc biệt cả
chỉ có món cũng bình thường là bánh nhãn
ưhm! ăn cũng được @@@@
hi !! hi!! :D:D:D:D:D:)>-:)>-:)>-

Thế bánh nhãn là đặc sản quê bạn à? Hay nhỉ , nói thiệt mik thik ăn bánh nhãn hơn...bánh đậu xanh:D
Thế mà bảo ko có j đặc biệt:)>-
 
J

jun11791

tiếp nhé - đặc sản Hà Nội

Nếu ai có dịp ghé qua Hà Nội chơi những ngày này thì hãy ghé vào tìm mua CỐM nhé ;) Cốm chỉ có vào mua hè + thu thôi, và chỉ có mùa này mới ngon + rẻ. Chao ôi, cốm, có thể nói là những j` tinh túy nhất của lúa các bạn ạ. Ôi cốm, hồi nhỏ đọc tôi nhớ đã được học tp nào đó viết về Cốm làng Vòng, nhưng chỉ khi thực sự ăn cốm thì mới cảm thấy cốm có 1 sức quyến rũ đặc biệt. Món gì liên quan tới cốm cũng ngon “tuyệt cú mèo”, ngon “vô đối”. Từ cốm nóng chấm ăn với chuối tiêu, đến chè cốm, cốm xào, rồi chả cốm, thịt trộn nấu chung với cốm,… Chà, thÝch nhất là cốm xào. Lúc đầu mới nghe mẹ mình nói sẽ làm món này, mình tưởng tượng trong đầu là cốm xào với dầu mỡ, xèo xèo lên, rồi chốc chốc lại phải hất chảo lên để cốm xào chín đều (như cách người ta xào mì chiên giòn, xào áp chảo ở ngoài tiệm đó ;)) ). Chợt nhớ ra, hạt cốm nhỏ như thế thì xào lên có mà cháy hết à? Hỏi mẹ, mẹ bảo mẹ làm rồi sẽ biết. Chà, biết nói sao nhỉ, đúng là 1 món đặc biệt, ngon tuyệt. Bạn muốn biết nó thế nào ko? Mua ăn đi rồi sẽ biết ;)) . Mẹ mình làm ngon quá nên mình cứ vòi mẹ chỉ cách làm. Màu cốm (hay là màu xnah lá mạ) cũng là màu mình thích, trời, như thế vừa ngon miệng lại vừa ngon mắt, ko thèm mới lạ ! ;;)
 
C

congchualolem_b

Tự hào là người Cà Mau em cũng xin góp vài bài về đặc sản quê mình. Vốn dân dã, k cầu kì nên cũng có khá nhiều món có thể nói là "lạ" và nghe hơi "tởn" 1 chút, nhưng đc rất nhiều người ưa thích ^^

Đặc sản ba khía Rạch Gốc

Về với vùng đất Rạch Gốc (thuộc xã Tân Ân huyện Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau), hẳn du khách không khỏi chạnh lòng. Từ trung tâm Tp. Cà Mau, khoảng hơn một giờ đồng hồ đi bằng tàu cao tốc, du khách sẽ đến được với cửa biển Rạch Gốc.
Ngoài các cảnh quan thiên nhiên mang vẻ đẹp hoang sơ, thì chắc chắn những ai đến đây cũng sẽ rất thích thú với một món ăn mà từ lâu đã trở thành đặc sản của địa phương: ba khía.
Ba khía Rạch Gốc đã có thương hiệu từ xưa đến nay vì chỉ có địa phương này con ba khía mới thật sự ngon, hấp dẫn hơn cả. Khoảng tháng 7, tháng 8 Âm lịch hàng năm là vào mùa ba khía. Loại ba khía này ăn trái mắm đen rụng xuống nên có gạch son, thịt thơm và chắc hơn giống ba khía ở các nơi khác.
Ba khía sau khi bắt xong, rửa sạch và muối ngay tại chỗ. Cho muối thấm khoảng 5 đến 7 ngày đêm là có thể ăn được. Muối ba khía không nên mặn quá, cũng không muối lạt quá. Vì nếu mặn thì thịt sẽ xẵng lại, còn nếu lạt quá thì thịt mau bủng, ăn mất ngon.
Ngoài ra, ba khía còn được chế biến bằng cách luộc sả ăn cùng với nước chấm. Nước chấm được chế biến rất đơn giản nhưng không kém phần đặc biệt; gồm sả băm nhuyễn, trộn chung với cơm mẻ, cho chút ớt vào tạo vị cay rồi bỏ thêm chút gia vị cho vừa ăn. Với cách ăn này, thịt của ba khía rất ngọt, thơm do hòa với hơi cay của ớt, sả và chút chua, nồng của cơm mẻ; ba khía luộc ăn cùng với nước chấm sẽ là một món ăn không thể quên đối với du khách.
Với hai món ăn độc đáo từ ba khía Rạch Gốc của vùng đất mũi, du khách nên đến tận địa phương vào những ngày tháng 7, tháng 8 Âm lịch này để được thưởng thức một cách trọn vẹn.


Lẩu mắm U Minh​


Nguyên liệu chính của món Lẫu mắm U Minh cũng là mắm sặc (nhưng phải là mắm ngon). Mắm được nấu rả thịt, lược kỹ xương, nêm nếm bột ngọt, đường cho vừa ăn rồi cho vào lẫu. Để cho dậy mùi người ta còn bổ sung thêm một ít lá sã bằm mịn, phần gốc sã đập giập cho vào lẫu. Bí quyết làm cho nước lẫu có vị béo, thơm và sánh người ta cho vào một ít sữa bò thay đường. Lẫu mắm hạp với nhiều lọai thịt hay cá tùy thích. Nhưng lẫu mắm U Minh nhất định phải được nấu với cá đồng. Ngon nhất là lươn, cá rô mề, cá lóc bự hoặc cá trê trắng mới trúng sách.
Ngòai cá ra, lẫu mắm có thể được bổ sung thêm thịt cua đồng, ốc lác, thịt ba rọi,...Nhưng điều thú vị nhất khi ăn món lẫu mắm là được thưởng thức rất, rất nhiều lọai rau đồng. Lẫu mắm là món quy tụ nhiều lọai rau hoang dã nhất. Có thể đúng khi nói rằng, không có món ăn nào trên thế giới lại được ăn kèm với nhiều lọai rau như lẫu mắm. Đặc biệt, lẫu mắm của xứ U Minh không thể nào thiếu đọt chọai, rau the, nhãn lòng, bông súng, rau trai, tàu bay, rau mác,v.v….Người ăn sẽ được thưởng thức hương vị: ngọt, bùi, chua, chát, đắng, cay, của nhiều, rất nhiều lọai rau đồng sẵn có ở vùng đất U Minh.
Lẫu mắm đã trở thành món không thể thiếu ở nhiều nhà hàng sang trọng trong cả nước. Về nguyên tắc chế biến đều giống nhau. Tuy nhiên, mỗi nơi lại có sự khác biệt bởi việc sử dụng lọai thịt cá nào và dùng rau nào ăn kèm cho hợp với phong thổ của quê hương. Song, dù bạn là người xứ nào, nhưng với bữa tiệc lẫu mắm ở rừng U Minh chắc chắn sẽ là dư vị đậm đà, dung dị và da diết không thể nào quên! Bởi nó gợi lại những ấn tượng quá khứ và kỷ niệm của lớp lớp tiền nhân thời mở cõi.
 
C

congchualolem_b

Rùa rang muối

Rùa là một loại động vật hoang dã có rất nhiều ở vùng rừng ngập mặn mũi Cà Mau. Có nhiều loại rùa, nào là rùa vàng, rùa nắp, rùa quạ, rùa hôi, rùa dém..., nhưng ngon nhất là rùa vàng, kế đến là rùa nắp, không có thì “xài đỡ” rùa quạ, chớ rùa hôi hay rùa dém thì đúng như cái tên của nó, nghe mùi là thấy không ngon rồi.
Trước đây rùa sống trong tự nhiên rất nhiều, người dân Cà Mau tha hồ săn bắt đem ra chợ bán. Thời gian gần đây, để bảo vệ động vật hoang dã khỏi bị tuyệt chủng nên chính quyền tỉnh Cà Mau đã cấm săn bắt, buôn bán rùa tự nhiên mà chỉ cho phép buôn bán rùa nuôi (giống như người ta nuôi tôm, cua, sò huyết hay nghêu vậy). Rùa có thể làm được rất nhiều món ăn ngon và bổ, nhưng ngon nhất vẫn là món rùa rang muối, vừa dễ làm, dễ tìm gia vị, vừa được thưởng thức cách ăn dân dã đặc biệt của người xứ Cà Mau.


Chả trứng mực đất Mũi

"Câu mực tuy cực mà vui
Khoái ăn trứng mực, lui cui câu hoài"​

Trứng mực có gì quyến rũ các ngư phủ đến nỗi trở thành ca dao để trẻ con vùng U Minh thuộc lòng. Người nội trợ trứ danh nào sáng chế món ăn này đến giờ chưa ai biết. Dù vậy, dân câu mực vẫn cứ "lui cui câu hoài" để vừa có tiền lại vừa đáp ứng nhu cầu "khoái ăn trứng mực" của mình, của người.
Trứng mực chiên thành chả có màu vàng rộm như chả quế. Đẹp mắt và có mùi thơm đặc trưng. Chả cắt từng lát chừng ngón tay, dọn ra bàn cùng rau thơm và bánh tráng. Cuốn từng cuốn, chấm nước mắm nhĩ, hay muối tiêu chanh. Món đặc sản này đem đến cho người ăn cái mềm mại của rau, cái dai mềm của bánh tráng, cái dẻo xốp, béo bùi của trứng mực, không lẫn được với bất kỳ món ăn nào.
Thường, những miếng chả trứng mực đặc biệt này, người dân quê biển Cà Mau dành đãi khách phương xa. Nó cũng là món quà quý dùng gửi tặng bà con quyến thuộc tha phương kiếm sống, ăn để mà ngậm ngùi thương nhớ quê nhà. Nếu có dịp về xứ biển Cà Mau, bạn nhớ đòi ăn cho được chả trứng mực, vì đó là một món ngon chỉ có ở vùng đất mũi!

Vọp nướng chấm muối tiêu

Món ăn này vừa mang hương vị đặc biệt, vừa mang niềm vui bất tận cho khách tứ phương. Cà Mau bây giờ rất hiếm vọp, vì nó trở thành món ăn quý hiếm.
Lựa loại vọp ta, rửa sạch, để ráo nước, sắp vào đĩa. Gia vị gồm muối tiêu chanh thêm bột ngọt, các loại rau cải. Lò than cháy đều, đặt lên bàn, để vỉ nướng lên trên. Ðặt vọp lên vỉ, có thể nhiều con cùng một lúc. Khi tiệc đến lúc nào hứng thì món vọp nước sẽ làm cho rôm rả hết ý! Lúc vọp há miệng là vừa chín tới, ăn rất ngọt. Ðể lâu sẽ chín quá, khô nước, thịt dai, nhạt nhẽo.
 
C

congchualolem_b

CÁ LÓC NƯỚNG TRUI

Múôn ăn cá lóc nướng trui phải chọn vào tháng Chạp chụp đìa ( từ tháng 11 đến tháng 2 âm lịch),lúc này cá rất ngon,thân béo tròn,lòng cá tràn mỡ.Lựa loại cá nặng từ 400 – 500 gram,chặt sậy,hoặc tre,trúc xỏ lụi,rồi cắm cá xuống đất,đuôi chổng lên trời.Không nướng bằng lửa than mà bằng bổi khô như rơm,rậy,cỏ.Cứ tha hồ cho cá cháy thành than.Khi lửa tàn,lật cá nằm sấp lấy đũa cọc trên sống lưg từ đầu đến đuôi.Banh ra làm đôi,cá hãy còn khói bốc nghi ngút,với một mùi thơm đặt biệt!
Nước mắm phải lựa lọai thật ngon,pha thêm ít đường,tỏi ớt và nửa trái chanh.Dùng bánh tráng cuốn với rau sống,dấp cá,rau thơm,rau cần,kèm theo chuối chát,khế,khóm xắt mỏng.Ăn cá lóc mà quên vài chai xị đế,lọai rượu Tân Lộc ngâm “Minh mạng thang” ới tắc kè thì thật thiếu điệu nghệ quá chừng!Nhất là khi đc ngồi trên bờ đìa,bờ chuối,gió thổi vi vu,nhất là gió chướng còn mang hơi rạ thơm nồng.

LƯƠN ÚM LÁ NHÀU

Người TQ gọi con lươn là “sâm đất”.Thật vậy,ăn lươn úm lá nhàu,vừa bổ,vừa mát,ít đau lưng.Lọai lươn cỡ 2- 3 con một kí,làm sạch.Lót cọn xả đập đập ở đáy xoong,sắp thêm ít lớp lá nhàu ( sửa sạch) rồi khoanh lươn tròn trong xoong cho gọn,bắt lên bếp.Đổ nước cốt dừa vào,đun sôi để lửa nhỏ cho lươn mềm
Đậu phộng rang vàng giã nhỏ,tương tàu vắt bớt nước tán nhỏ,cho cả hai vào nửa chén nước cốt dừa ( nước nhất) thêm vào một ít muối,xả,ớt ( băm nhỏ),bột ngọt để làm nước chấm.Khi thấy da lươn bị nứt,lấy đũa bẻ lươn gãy là vừa ăn,đừng để quá chín.
Múc lưon úm ra tô,để lá nhàu phía dưới,khoanh lươn gọn trong tô,chế lên vài ba muỗng nước cốt dừa ( nước nhất),rải đậu phộng rang giã nhỏ lên trên.Mùi thơm và vị béo của lươn úm lá nhàu,thưởng thức một lần mãi mãi khó quên!Nhớ ăn lúc còn nóng mới ngon.Cả hai thứ này đều mát gan bổ thận.Ăn lươn úm lá nhàu chớ uống bia.Dùng rượu đế Cái Tàu mới thật hấp dẫn khẩu vị.


1001 món đặc sản Cà mau

Cá lóc thuộc hèm,rắn bông súng nướng,tôm tái chanh,rùa rang muối,dơi quạ tiềm thuốc bắc,dơi quạ nấu cháo đậu xanh,rắn hổ xé phay…những món đặc sản của ng Cà mau từ thời khẩn hoang cho đến bây giờ có thể kể vài trăm trang sách.
 
C

congchualolem_b

Chim Cút Chiên Giòn


Vật Liệu:

1 vỉ chim cút 6 con
tỏi + hành tím băm nhỏ
1/4 cup xì dầu
1 muỗng soup bột nêm hiệu con ga`
3-4 muỗng đường
3 muỗng dầu ăn
1 muỗng cafe tiêu
chút bột ngọt
1 muỗng cafe ngũ vị hương
1/2 muỗng carry bột

Cách làm:

Chim cút mua về rửa thật sạch với dấm và rượụ. Sau đó để ráo và cắt làm đôi. Dùng giấy thấm lau khô thịt chim cu't. Kế đó trộn sauce trong thau nhỏ với hành + tỏi bằm nhỏ + xì dầu + dầu ăn + ngủ vị hương + 1/2 muỗng carry bột + gia vị chút đường + tiêu . Đừng bỏ mật ong nha, chiên dể bị khét. Cho tí dầu hào vô cũng được

Trộn cho tan gia vị, và nếm thử sauce vừa miệng mặn, ngọt là được. Sau đó bỏ chim cút vào ướp qua đêm trong tủ lạnh. Khi chiên thì chiên deep fry. Dùng nồi nhỏ cho đỡ hao dầu, dầu nóng bỏ chim cút vào chiên, nhớ trở mặt qua lại cho chim cút được vàng đều. Khi chim cút trở ma`u vàng nâu thi` vớt ra để thấm dầu, ăn nóng mới ngon.

Món này ăn với muối, tiêu, chanh . Hay ướp hơi mặn một tí ăn chung với cơm cũng ngon lắm.
 
M

mhitit

hê, tớ cũng là người Hải Dương , tớ muốn giới thiệu với mọi người một món k0 phải ai cũng biết đâu, bánh gai
Nói thật tớ cũng chẳng hiểu lắm nhưng tớ vẫn muốn kể. Tớ sẽ tả thực và kể thực nhá
Bánh gai vỏ ngoài là lá giống giống lá chuối khô. Bánh gì đâu toàn lá là lá, k0 phải ngoa nhưng đến được cái lõi gian nan hơn cả bánh chưng. Nhìn bề ngoài nó xấu xấu,bóc bên trong ra còn xấu hơn, nó đen thùi lùi lại còn dính dính. Nhưng ai đủ can đảm cắn 1 miếng sẽ thấy...ruột bên trong sáng sủa hơn nhiều, nó gồm đậu xanh, mứt bí, dừa nạo, và cả thịt mỡ nữa. Vị ngọt ngọt, ngậy ngậy lại còn thơm đặc trưng mùi lá gai.
Nói một cách thực tình mỗi lần ăn tớ ăn k0 quá được 1 cái bé bằng lòng bàn tay thế nhưng k0 hiểu sao tớ vẫn thích ăn.Và tớ tự hào vì nó là đặc sản của huyện Ning Giang, hàng xóm của huyện tớ.
hết rồi!
 
J

jun11791

Cốm Hà Nội

Nếu ai có dịp ghé qua Hà Nội chơi những ngày này thì hãy ghé vào tìm mua CỐM nhé ;) Cốm chỉ có vào mua hè + thu thôi, và chỉ có mùa này mới ngon + rẻ. Chao ôi, cốm, có thể nói là những j` tinh túy nhất của lúa các bạn ạ. Ôi cốm, hồi nhỏ đọc tôi nhớ đã được học tp nào đó viết về Cốm làng Vòng, nhưng chỉ khi thực sự ăn cốm thì mới cảm thấy cốm có 1 sức quyến rũ đặc biệt. Món gì liên quan tới cốm cũng ngon “tuyệt cú mèo”, ngon “vô đối”. Từ cốm nóng chấm ăn với chuối tiêu, đến chè cốm, cốm xào, rồi chả cốm, thịt trộn nấu chung với cốm,… Chà, thÝch nhất là cốm xào. Lúc đầu mới nghe mẹ mình nói sẽ làm món này, mình tưởng tượng trong đầu là cốm xào với dầu mỡ, xèo xèo lên, rồi chốc chốc lại phải hất chảo lên để cốm xào chín đều (như cách người ta xào mì chiên giòn, xào áp chảo ở ngoài tiệm đó ;)) ). Chợt nhớ ra, hạt cốm nhỏ như thế thì xào lên có mà cháy hết à? Hỏi mẹ, mẹ bảo mẹ làm rồi sẽ biết. Chà, biết nói sao nhỉ, đúng là 1 món đặc biệt, ngon tuyệt. Bạn muốn biết nó thế nào ko? Mua ăn đi rồi sẽ biết ;)) . Mẹ mình làm ngon quá nên mình cứ vòi mẹ chỉ cách làm.


Mình lập topic này muốn các bạn giới thiệu món ăn địa phương mình ở mà ban thik nhất, chứ ko phải bảo các bạn thuyết mình. Nên n~ bài viết cop từ google xuống mình ko cần. Mình thik các bạn viết bằng lờii văn và cảm nhận của chính mình
 
C

congchuatuyet_2009

Em năm nay mới học lớp 6 và có lẽ 1 đứa bé như em thì khó mà hiểu và tả rõ và sắc nét nhất 1 cách chân thực về đặc sản quê hương em. Quê Hương em có nhìu đặc sẳn nên em sẽ giới thiệu sơ qua thui nha:

- Quýt Bắc Sơn: quýt ngọt, mọng nước , ăn quýt này vào đúng mùa thì ko cần nói cũng bik là ngon (tuy nhiên quả hơi nhỏ)

- Vịt quay Lộc Bình: mọi ng` đã ăn thử bao giờ chưa? nếu chưa thì có lẽ hơi phí rồi! vịt quay Lộc Bình ngon lắm mọi ng` ạ, thịt quay vừa phải, hương vị đậm đà, vv... Em nhớ là còn có 1 quán phở vịt rất đông khách ăn cũng ngon nữa, có cơ hội mọi ng` zô ăn thử nhá!

Còn 1 thứ mà em quên mất đó là rượu Mẫu sơn: em chưa uống nên ko bik vị nó sao, mọi ng` tự thưởng thức nhé!

Còn nhìu đặc sản quá nhớ hok hết mong mọi người thông cảm! ^^
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom