Môn học khác cuộc thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai 2019 dành cho học sinh THPT

phungnguyen2003

Học sinh
Thành viên
10 Tháng tám 2018
21
8
21
14
Quảng Ngãi
Trường THPT Ba Gia
  • Like
Reactions: Hồ Nhi

S I M O

Cựu Phụ trách nhóm Anh
Thành viên
19 Tháng tư 2017
3,385
9
4,344
649
Nam Định
Trái tim của Riky-Kun
Có ai có đáp án đề thi cuộc thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai năm 2019 dành cho học sinh THPT cho mình xin với ạ !!!!!!
Cả 2 phần trắc nghiệm vs tự luận nha mọi người !!!!!
Bạn có thể search trên mạng để tìm đáp án tự luận nha
 

minhthu2k5

Học sinh tiến bộ
Thành viên
31 Tháng năm 2018
1,070
1,095
201
Quảng Nam
Hogwarts
PHẦN 1: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
(Em hãy khoanh tròn vào 01 phương án đúng nhất)
Câu 1. Khi tham gia giao thông, hành động nào dưới đây không gây nguy hiểm cho người lái xe và người tham gia giao thông?
A. Đi xe dàn hàng ngang, lạng lách đánh võng.
B. Buông cả hai tay hoặc điều khiển phương tiện bằng một tay.
C. Giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ khi muốn rẽ.
D. Đu bám, kéo, hoặc đẩy xe khác trên đường.
=> Đáp án: C. Giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ khi muốn rẽ.
Câu 2. Tốc độ tối đa cho phép đối với xe máy điện trên đường bộ không được quá bao nhiêu km/h?
A. 25 km/h.
B. 50 km/h
C. 40 km/h.
D. 60 km/h
=> Đáp án: C. 40 km/h.
Câu 3. Nhóm biển báo nguy hiểm có đặc điểm nào sau đây?
A. Hình tròn, nền màu xanh lam, trên có hình vẽ màu trắng đặc trưng cho hiệu lệnh.
B. Hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, trên có hình vẽ màu đen mô tả sự việc cần báo hiệu.
C. Hình chữ nhật hoặc hình vuông hoặc hình mũi tên, nền màu xanh lam.
D. Hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vé hoặc chữ số, chữ viết màu đen thể hiện điều cấm.
=> Đáp án: B. Hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, trên có hình vẽ màu đen mô tả sự việc cần báo hiệu.
Câu 4. Khi gặp hiệu lệnh của người điều khiển giao thông dang ngang hai tay hoặc một tay, người tham gia giao thông phải thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái của người điều khiển giao thông được đi.
B. Người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái người điều khiển giao thông dừng lại; người tham gia giao thông ở phía trước và phía sau người điều khiển giao thông được đi.
C. Người tham gia giao thông ở cả phía trước, phía sau, bên trái, bên phải của người điều khiển giao thông phải giảm tốc và dừng lại trước vạch dừng.
D. Người tham gia giao thông ở cả phía trước, phía sau, bên trái, bên phải của người điều khiển giao thông phải nhanh chóng tăng tốc và vượt qua nút giao.
=> Đáp án: A. Người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái của người điều khiển giao thông được đi.
Câu 5. Trong các phương án dưới đây, khái niệm "xe đạp điện" được hiểu như thế nào là đúng?
A. Là xe cơ giới hai bánh, có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 20 km/h.
B. Là xe cơ giới hai bánh, có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 25 km/h
C. Là xe thô sơ hai bánh, có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 25 km/h
D. Là xe thô sơ hai bánh, có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 20 km/h
=> Đáp án: C. Là xe thô sơ hai bánh, có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 25 km/h
Câu 6. Theo Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016, người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên bị phạt bao nhiêu tiền?
A. Từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng
B. Từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng
C. Từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng
D. Từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng
=> Đáp án: D. Từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng
Câu 7. Chọn và điền các từ còn thiếu vào chỗ .....trong nội dung sau đây
Để bảo đảm an toàn khi đi qua nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt mà không có tín hiệu đèn, rào chắn và tín hiệu thông báo, người tham gia đường bộ phải (1)....... cả hai phía, khi thấy chắc chắn không có (2) ....... đang đi tới mới được đi qua, nếu thấy có phương tiện đường sắt đang đi tới thì phải (3)........ và giữ khoảng cách tối thiểu (4)......... tính từ ray gần nhất và chỉ khi phương tiện đường sắt đã đi qua mới được đi.
A. (1) quan sát - (2) tàu hỏa - (3) tiếp tục đi - (4) 3 mét.
B. (1) quan sát - (2) phương tiện đường sắt - (3) dừng lại - (4) 5 mét.
C. (1) chú ý - (2) phương tiện đường sắt - (3) dừng lại - (4) 3 mét.
D. (1) chú ý - (2) tàu hỏa - (3) tiếp tục đi - (4) 5 mét.
Trích dẫn văn bản: Căn cứ theo Điều 25 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định về đi trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, cầu đường bộ đi chung với đường sắt.
=> Đáp án: B. (1) quan sát - (2) phương tiện đường sắt - (3) dừng lại - (4) 5 mét.
Câu 8 . Biển báo nào dưới đây báo hiệu sắp đi đến đoạn đường đôi có dải phân cách cứng ở giữa?
dap-an-cuoc-thi-an-toan-giao-thong-cho-nu-cuoi-ngay-mai-3.jpg

A. Biển 1
B. Biển 2
C. Biển 3
D. Biển 4
=> Đáp án: B. Biển 2
Câu 9. Biển nào dưới đây cấm mọi loại xe cơ giới đi vào, trừ xe gắn máy, xe mô tô hai bánh và các loại xe ưu tiên?
dap-an-cuoc-thi-an-toan-giao-thong-cho-nu-cuoi-ngay-mai-4.jpg

A. Biển 1
B. Biển 2
C. Biển 3
D. Biển 4
=> Đáp án: A. Biển 1
Câu 10. Trong hình dưới đây, thứ tự các xe đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
dap-an-cuoc-thi-an-toan-giao-thong-cho-nu-cuoi-ngay-mai-5.jpg

A. Xe công an, xe quân sự, xe con + xe mô tô.
B. Xe quân sự, xe công an, xe con + xe mô tô.
C. Xe con + xe mô tô, xe công an, xe quân sự.
D. Xe quân sự, xe con + xe mô tô, xe công an.
=> Đáp án: B. Xe quân sự, xe công an, xe con + xe mô tô.
PHẦN 2: CÂU HỎI TỰ LUẬN
Bạn hiểu thế nào về Văn hóa giao thông? Khi được tham gia hội thảo với nội dung "Học sinh trung học phổ thông với Văn hóa giao thông", bạn sẽ chuẩn bị và tham gia những ý kiến nào với hội thảo?
Gợi ý trả lời:
Văn hóa giao thông là khái niệm được nhiều người nhắc đến nhưng để hiểu và tham gia giao thông một cách văn hóa thì không phải ai cũng biết.Chung tay xây dựng văn hóa giao thông là điều nhiều người mong muốn để hạn chế sự hỗn loạn, vốn đã thành đặc điểm cố hữu của giao thông Việt Nam. Vậy, văn hóa giao thông là gì và phải làm gì để xây dựng văn hóa giao thông?
Nói một cách tổng thể, văn hóa khi tham gia giao thông, một bộ phận của văn hóa nơi công cộng, là tập hợp các cách thức xử sự, ứng xử, chấp hành các quy định của pháp luật về giao thông, là tuân thủ của các chuẩn mực đạo đức khi tham gia giao thông.
Trên thực tế, văn hóa giao thông được thực hiện thông qua hai yếu tố sau:
Tính pháp lý khi tham gia giao thông
Văn hóa giao thông chính là phải chấp hành đúng, gương mẫu và tự giác đối với Luật Giao thông đường bộ. Theo đó, các hành vi ứng xử trước hết phải đặt ý thức tự giác lên hàng đầu, tiếp đến là thực hiện đúng luật định, gương mẫu và tôn trọng những người liên quan, bảo đảm an toàn tài sản, an toàn công cộng và trật tự công cộng.
Để làm được điều này, cần phải loại bỏ các hành động như vượt đèn đỏ, dừng đổ đèn đỏ không đúng quy định, chen lấn làn, bóp còi inh ỏi, bật pha trong phố, đi ngược chiều... Những hành vi trên không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ tai nạn cho chính người vi phạm và những người xung quanh.
Tính cộng đồng khi tham gia giao thông
Bên cạnh việc tuân thủ nghiêm túc luật giao thông, người tham gia giao thông một cách văn hóa còn cần có tính cộng đồng. Tính cộng đồng chính là việc xử sự, là mối quan hệ giữa con người với con người khi tham gia giao thông.
Điều này thể hiện qua việc không chen lấn, việc cứu giúp người khác bị rủi ro khi tham gia giao thông, như cấp cứu người bị nạn, chủ động đưa người già, yếu, trẻ nhỏ qua đường; cùng với cảnh sát giao thông phê bình, ngăn chặn hành vi sai phạm của người khác; thấy các sự cố về đường sá, phương tiện, phải kịp thời báo hiệu, thông báo cho nơi liên quan, để kịp thời ngăn chặn xử lý.
Tính cộng đồng khi tham gia giao thông sẽ giúp giảm thiểu tình trạng tắc đường do ai cũng muốn đi nhanh muốn chen lấn, giúp ngăn chặn những vụ việc va chạm, tranh cãi hoặc thậm chí đánh lộn không đáng có trên đường cũng như chấm dứt tình trạng vô cảm trước nỗi đau và rủi ro của người khác.
Vì một tương lai giao thông tươi sáng, vì một thế hệ để con em noi gương và học tập, mỗi người hãy nỗ lực để cùng xây dựng văn hóa giao thông.
 
Top Bottom