Sử 8 Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933

Trần Gia Linh

Học sinh chăm học
Thành viên
18 Tháng bảy 2017
243
132
61
Hà Nội
THCS Mai Lâm
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đã tác động đến nền kinh tế xã hội Mỹ như thế nào? Nội dung của "chính sách mới" của Ru-dơ-ven và tác dụng của chính sách?
P/s: thầy sử của mình yêu cầu trình bày theo dạng viết văn, liên kết các câu với nhau thành đoạn văn không dc viết thành từng ý
 

Hoàng Thị Nhung

Học sinh chăm học
Thành viên
16 Tháng tám 2017
544
223
76
22
Vĩnh Phúc
Trường THPT Tam Dương I
Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đã tác động đến nền kinh tế xã hội Mỹ như thế nào? Nội dung của "chính sách mới" của Ru-dơ-ven và tác dụng của chính sách?
P/s: thầy sử của mình yêu cầu trình bày theo dạng viết văn, liên kết các câu với nhau thành đoạn văn không dc viết thành từng ý
Có gì bạn tự bổ sung thêm nha,lâu rồi không học nên không rành
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) để lại những hậu quả đối với nước Mĩ: nền kinh tế bị phá huỷ một cách nghiêm trọng ,nền dân chủ tư sản có nguy cơ bị sụp đổ,trong xã hội mọi tầng lớp, giai cấp trong xã hội đều bị ảnh hưởng , phong trào đấu tranh lan rộng toàn nước Mĩ. Cuộc khủng hoảng bắt đầu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Ngày 29-10-1929 là ngày hoảng loạn chưa từng có trong lịch sử thị trường chứng khoán Niu Ooc. Giá một loại cổ phiếu được coi là đảm bảo nhất sụt xuống 80%. Hàng triệu người đã mất sạch số tiền mà họ đã tiết kiệm cả đời. Vòng xoáy của khủng hoảng tiếp diễn không gì ngăn cản nổi, phá hủy nghiêm trọng các ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và thương nghiệp của nước Mĩ.Năm 1932, khủng hoảng kinh tế diễn ra trầm trọng nhất: sản lượng công nghiệp chỉ còn 53,8% (so với năm 1929), 11,5 vạn công ti thương nghiệp, 58 công ti đường sắt bị phá sản, 10 vạn ngân hàng (chiếm 40% tổng số ngân hàng) phải đóng cửa, 75% dân trại bị phá sản…Số người thất nghiệp lên tới hàng chục triệu. Phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân lan rộng toàn nước Mĩ.

Cuối năm 1932 Ru-dơ-ven đã thực hiện một hệ thống các chính sách biện pháp của nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế - tài chính và chính trị - xã hội được gọi chung là Chính sách mới .Một loạt chính sách được nêu ra: Giải quyết nạn thất nghiệp; Thông qua các đạo luật: Ngân hàng, phục hưng công nghiệp, trong các đạo luật đó - đạo luật phục hưng công nghiệp là quan trọng nhất. Đạo luật này quy định việc tổ chức lại sản xuất công nghiệp theo những hợp đồng chặt chẽ về sản phẩm và thị trường tiêu thụ, quy định việc công nhân có quyền thương lượng với chủ đề mức lương và chế độ làm việc.Điều chỉnh nông nghiệp: nâng cao giá nông sản, giảm bớt nông phẩm thừa, cho vay dài hạn đối với dân trại...Nhà nước can thiệp tích cực vào nền kinh tế, dùng sức mạnh, biện pháp để điều tiết kinh tế, giải quyết các vấn đề kinh tế chính trị, xã hội.
Về ngoại giao: Thực hiện chính sách “láng giềng thân thiện” ,Tháng 11/1933 chính thức công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô.
,Trung lập với các xung đột quân sự ngoài châu Âu.

Nhờ việc thực hiện các chính sách mà đã mang lại những thành quả giúp phát triền đất nước. Giải quyết việc làm cho người thất nghiệp, xoa dịu mâu thuẫn xã hội. Khôi phục được sản xuất. Thu nhập quốc dân tăng liên tục từ sau 1933. Duy trì chế độ dân chủ tư sản .
 
  • Like
Reactions: Trần Gia Linh

mikhue

Học sinh tiến bộ
Thành viên
8 Tháng chín 2017
985
607
154
20
Đắk Lắk
SMTOWN
Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đã tác động đến nền kinh tế xã hội Mỹ như thế nào? Nội dung của "chính sách mới" của Ru-dơ-ven và tác dụng của chính sách?
P/s: thầy sử của mình yêu cầu trình bày theo dạng viết văn, liên kết các câu với nhau thành đoạn văn không dc viết thành từng ý
1.Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1939) ở Mĩ

Trong khi giai cấp tư sản của Mĩ đang hết lời ca ngợi sự phồn vinh của nền kinh tế thì cuộc khủng hoảng kinh tế chưa từng thấy bất ngờ bùng nổ vào tháng 10-1929, chấm dứt thời kì hoàng kim của kinh tế Mĩ.

Cuộc khủng hoảng bắt đầu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Ngày 29-10-1929 là ngày hoảng loạn chưa từng có trong lịch sử thị trường chứng khoán Niu Ooc. Giá một loại cổ phiếu được coi là đảm bảo nhất sụt xuống 80%. Hàng triệu người đã mất sạch số tiền mà họ đã tiết kiệm cả đời. Vòng xoáy của khủng hoảng tiếp diễn không gì ngăn cản nổi, phá hủy nghiêm trọng các ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và thương nghiệp của nước Mĩ.

Năm 1932, khủng hoảng kinh tế diễn ra trầm trọng nhất: sản lượng công nghiệp chỉ còn 53,8% (so với năm 1929), 11,5 vạn công ti thương nghiệp, 58 công ti đường sắt bị phá sản, 10 vạn ngân hàng (chiếm 40% tổng số ngân hàng) phải đóng cửa, 75% dân trại bị phá sản…Số người thất nghiệp lên tới hàng chục triệu. Phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân lan rộng toàn nước Mĩ.

2.Chính sách mới của Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven

Để đưa nước Mĩ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng. Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven đã thực hiện một hệ thống các chính sách, biện pháp của nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế-tài chính và chính trị-xã hội, đượcgọi chung là Chính sách mới.

Bằng sự can thiệp tích cực của Nhà nước vào đời sống kinh tế, Chính phủ Ru-dơ-ven đã thực hiện các biện pháp giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển kinh tế thông qua các đạo luật về ngân hàng, phục hưng công nghiệp, điều chỉnh nông nghiệp. Trong các đạo luật đó, Đạo luật Phục hưng công nghiệp là quan trọng nhất. Đạo luật này quy định việc tổ chức lại sản xuất công nghiệp theo những hợp đồng chặt chẽ về sản phẩm và thị trường tiêu thụ.

Chính sách mới đã giải quyết được một số vấn đề cơ bản của nước Mĩ trong cơn khủng hoảng nguy kịch. Nhà nước đã tăng cường vai trò của mình trong việc cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm việc làm mới, khôi phục sản xuất, xoa dịu mâu thuẫn giai cấp và góp phần làm cho nước Mĩ duy trì được chế độ dân chủ tư sản. Chính vì thế, Ru-dơ-ven là người duy nhất trong lịch sử nước Mĩ trúng cử Tổng thống 4 nhiệm kì liên tiếp.

Về đối ngoại, Chính phủ Ru-dơ-ven đề ra Chính sách láng giềng thân thiện nhằm cải thiện quan hệ với các nước Mĩ Latinh, vốn được Mĩ coi là “sân sau” của mình và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô.

Từ năm 1934, Chính phủ Ru-dơ-ven đã tuyên bố Chính sách láng giềng thân thiện đối với các nước Mĩ Latinh, chấm dứt các cuộc can thiệp vũ trang, tiến hành thương lượng và hứa hẹn trao trả độc lập, nhằm xoa dịu cuộc đấu tranh chống Mĩ và củng cố vị trí của Mĩ ở khu vực này.

Sau 16 năm theo đuổi lập trường chống Liên Xô, tháng 11-1933, Chính phủ Ru-dơ-ven đã chính thức công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô. Việc làm này xuất phát từ những lợi ích của Mĩ. Trên thực tế, chính quyền Ru-dơ-ven vẫn không từ bỏ lập trường chống cộng sản.

Đối với các vấn đề quốc tế, trước nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và chiến tranh bao trùm toàn thế giới, Quốc hội Mĩ đã thông qua hàng loạt đạo luật để giữ vai trò trung lập trước các cuộc xung đột quân sự bên ngoài nước Mĩ. Chính sách đó đã góp phần khuyến khích chủ nghĩa phát xít tự do hành động, gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.

Nguồn: loigiaihay.com
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: Trần Gia Linh
Top Bottom