Sử 10 cuộc khởi nghĩa ,kháng chiến trong các thế kỷ X-XVIII.

K

kim_manh_96

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

câu 1: Thống kê các cuộc khởi nghĩa ,kháng chiến trong các thế kỷ X-XVIII.(Tên-thời gian-người lãnh đạo-nội dung-kết quả-ý nghĩa)

câu 2: Nguyên nhân của sự phát triển kinh tế hàng hóa ở thế kỷ XVI-XVII

câu 3: Giáo dục Đại Việt thế kỷ X-XV ?Tác dụng của việc dựng bia tiến sĩ?

câu 4: Thống kê các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại.(Tên-thời gian-người lãnh đạo-hình thức-kết quả-ý nghĩa)


MONG CÁC VỊ TIỀN BỐI GIÚP GIÙM.CÀNG NHANH CÀNG TỐT.

THANKS.................!

"CỨU VỚI_C...Ứ.......U"
 
Last edited by a moderator:
H

heroineladung

Thanks mình nhé!

Câu 1:
Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ - Khúc Hạo (905 - 917)

Khúc Thừa Dụ là một hào trưởng quê ở Cúc Bồ, Ninh Thanh, Hải Dương, lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa, chiếm thành Tống Bình (Hà Nội), đuổi giặc về nước, tự xưng là Tiết độ sứ. Nhà Đường buộc phải công nhận ông là người đứng đầu nước Việt.

Năm 907, Khúc Thừa Dụ truyền ngôi cho con là Khúc Hạo. Nhà Hậu Lương cũng phải công nhận Khúc Hạo là An Nam đô hộ tiết độ sứ.

Năm 917, Khúc Hạo truyền ngôi cho con là Khúc Thừa Mỹ, Khúc Thừa Mỹ bị nhà Nam Hán đánh bại vào năm 923.

­- Khởi nghĩa Dương Đình Nghệ (931 - 938)

Dương Đình Nghệ (có sách chép là Dương Diên Nghệ) người Ái Châu (Thanh Hóa), tướng của họ Khúc, khởi binh đánh đuổi quân Nam Hán giải phóng thành Đại La, giành quyền tự chủ cho đất nước được 6 năm. Ông bị nội phản sát hại năm 938.

- Cuộc kháng chiến của Ngô Quyền chống quân Nam Hán (938):

Ngô Quyền sinh năm 897 ở đất Đường Lâm, Ba Vì, Hà Tây, cùng quê với Phùng Hưng, là Tùy tướng đồng thời là con rể của Dương Đình Nghệ. Khi Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn giết hại, ông dấy binh giết tên bán nước này và tổ chức kháng chiến chống đạo quân xâm lược Nam Hán do Hoàng Thao chỉ huy.

Tháng 11-938, Ngô Quyền bố trí trận địa cọc trên sông Bạch Đằng, giết Hoàng Thao, đánh tan quân xâm lược (sử gọi đây là chiến thắng Bạch Đằng lần thứ nhất).

Sau chiến thắng Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng vua (Ngô Vương), đóng đô ở Cổ Loa (Hà Nội) mở đầu giai đoạn tự chủ lâu dài của nước ta. Ông mất năm 944.

- Cuộc kháng chiến chống quân Tống của Lê Hoàn (981):

Sau khi dẹp loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua, lấy hiệu là Tiên Hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng) đóng đô ở Hoa Lư, đặt tên nước là Đại Cồ Việt. Năm 979, ông và con ông bị kẻ gian sát hại.

Nhân cơ hội này, nhà Tống cho quân sang xâm lược nước ta. Trước họa ngoại xâm, thập đạo tướng quân Lê Hoàn được trao ngôi vua, lấy hiệu là Lê Đại Hành, sử gọi là triều Tiền Lê. Đầu năm 981 quân Tống theo hai đường thủy, bộ tiến quân vào nước ta. Lê Hoàn trực tiếp tổ chức và trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến. Cuộc kháng chiến đã giành được thắng lợi rực rỡ, đánh bại nguy cơ xâm lược của nước ngoài, giữ vững nền độc lập của dân tộc.

- Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống thời nhà Lý (1077)

Năm 1075 nhà Tống âm mưu khởi binh xâm lược nước ta một lần nữa. Với cương vị Phù quốc Thái úy nắm tất cả binh quyền trong triều nhà Lý, Lý Thường Kiệt trực tiếp tổ chức, lãnh đạo cuộc kháng chiến. Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi. Độc lập chủ quyền và lãnh thổ của Tổ quốc được giữ vững. Trong khoảng 200 năm sau nhà Tống không dám mang quân xâm lược nước ta. Năm 1164 nhà Tống phải công nhận nước ta là một vương quốc độc lập.

- Cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Nguyên - Mông (1257)

Vào thời Trần, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của các tướng lĩnh triều Trần nổi bật là Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo) tiến hành cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống đội quân xâm lược Nguyên - Mông. Âm mưu xâm lược Đại Việt của đế quốc Nguyên - Mông bị đánh bại. Cuộc kháng chiến thắng lợi đã để lại nhiều bài học quí giá về tổ chức, lãnh đạo kháng chiến.

- Cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên - Mông (1285)

Vua Trần Nhân Tông giao trọng trách tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến cho Trần Quang Khải, Trần Quốc Tuấn. Cuối tháng 1-1285 các mũi tiến công của quân Nguyên - Mông vượt qua biên giới vào nước ta. Tháng 5-1285 cuộc kháng chiến bước vào giai đoạn phản công. Sau hai tháng chiến đấu quyết liệt của quân và dân ta, cuối tháng 6-1285, khoảng nửa triệu quân xâm lược đã bị quét sạch. Thắng lợi vang dội ở Hàm Tử, Chương Dương, Tây Kết đã được ghi vào lịch sử như những chiến công chói lọi mãi mãi làm nức lòng nhân dân ta.

- Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân xâm lược Nguyên - Mông (1287)

Hai lần xâm lược Đại Việt đều bị đánh bại. Hốt Tất Liệt bãi bỏ kế hoạch tấn công Nhật Bản, dồn lực lượng xâm lược nước ta. Tháng 12-1287 quân Nguyên - Mông từ ba hướng tiến vào nước ta. Chiến thắng Vân Đồn do Trần Khánh Dư chỉ huy đã tiêu diệt toàn bộ đoàn thuyền tải lương của địch, làm thất bại ngay từ đầu âm mưu và kế hoạch xâm lược của chúng. Cuộc phản công chiến lược và chiến thắng lịch sử Bạch Đằng đã đập tan cuộc xâm lược lần thứ ba của kẻ thù.

Như vậy, trong vòng 30 năm (1258 - 1288) dân tộc ta đã ba lần đương đầu và đánh thắng đạo quân xâm lược của đế quốc Nguyên - Mông khét tiếng hùng mạnh.

- Cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược dưới triều Hồ (1400 - 1407)

Nhà Minh đã lợi dụng sự suy yếu của vương triều Trần tiến hành hoạt động do thám khiêu khích. Ngày 19-11-1406 quân Minh vượt biên giới tiến vào nước ta. Hồ Quý Ly tổ chức kháng chiến nhưng cuộc kháng chiến do nhà Hồ lãnh đạo thất bại nhanh chóng (sau 6 tháng).

- Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

Năm 1416 tại núi rừng Lam Sơn (Thọ Xuân, Thanh Hóa) Lê Lợi cùng 18 người bạn chiến đấu làm lễ tuyên thệ nguyện một lòng sống chết vì sự nghiệp đuổi giặc cứu nước. Lễ tuyên thệ đó đặt cơ sở đầu tiên cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Ngày 07-2-1418 Lê Lợi và toàn thể nghĩa quân dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn. Lê Lợi tự xưng là Bình Định Vương truyền hịch đi khắp nơi kêu gọi nhân dân nổi lên đuổi giặc cứu nước.

Dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi và Nguyễn Trãi, nghĩa quân Lam Sơn tiến vào giải phóng Nghệ An, xây dựng căn cứ địa, mở rộng khu vực giải phóng. Chỉ trong hơn 1 năm, nghĩa quân Lam Sơn đã liên tiếp giành được những thắng lợi to lớn và phát triển vượt bậc về mọi mặt. Khu vực giải phóng được mở rộng từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân. Lực lượng của nghĩa quân hùng mạnh có hàng vạn quân cả bộ binh, thủy binh, kỵ binh, tượng binh.

Khởi nghĩa Lam Sơn đã phát triển thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, quy mô trên cả nước. Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang tiêu diệt hoàn toàn 10 vạn quân tiếp viện của nhà Minh, có ý nghĩa quyết định thắng lợi của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc sau 10 năm chiến đấu bền bỉ, ngoan cường.

- Phong trào Tây Sơn và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Xiêm, quân xâm lược Mãn Thanh thắng lợi (1771 - 1784)

Phong trào Tây Sơn do ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ lãnh đạo. Với chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút, quân dân ta dưới sự lãnh đạo tài tình của Nguyễn Huệ đập tan âm mưu can thiệp của phong kiến Xiêm. Phong trào Tây Sơn giành thắng lợi ở các tỉnh phía Nam và sau đó phát triển ra Đàng Ngoài, diệt Trịnh thống nhất Tổ quốc. Lấy cớ đáp ứng cầu viện của Lê Chiêu Thống, quân Thanh kéo đại binh xâm lược nước ta.

Mùa Xuân Kỷ Dậu - 1789, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo tài tình của Quang Trung đã vùng lên quét sạch 20 vạn quân xâm lược Mãn Thanh, giải phóng Thăng Long, giải phóng Tổ quốc. Đây là chiến công vĩ đại và hiển hách vào bậc nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta.
 
H

heroineladung

Thanks mình nhé!

;)Câu 2:
Trong giai đoạn từ thế kỉ XVI-XVIII, nền kinh tế hàng hoá Việt Nam không chỉ bị tác động bởi những biến động kinh tế ở trong nước mà còn chịu ảnh hưởng không nhỏ của tình hình quốc tế. Thế kỉ XV, tư bản thế giới phát triển kéo theo đó là sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Vấn đề quan trọng được đặt ra lúc bấy giờ là thị trường để trao đổi buôn bán, thị trường mà ở đó có thể tìm thấy những nguyên liệu mới mà Phương Tây không có. Chính do nhu cầu mở rộng hoạt động thương mại và nhờ vào những tiến bộ kĩ thuật của ngành hàng hải, từ cuối thế kỉ XV, ở Phương Tây đã diễn ra nhiều cuộc phát kiến địa lý sang Phương Đông với hi vọng sẽ kiếm được nhiều vàng bạc và của cải. Có thể kể đến 3 cuộc phát kiến địa lý lớn đó là cuộc hành trình của Vaxcô đơ Gama, Crixtôp Côlông và Vêxpuxơ Amêrigô, của Magienlan
Sau các cuộc phát kiến đó đã diễn ra nhiều cuộc di chuyển cư dân trên qui mô lớn, thương nhân vội vã giành giật thị trường và các nguồn nguyên liệu ở các địa bàn mới vì thế người Phương Tây ngày càng hiểu rõ hơn về về Phương Đông và muốn mở rộng quan hệ buôn bán với Phương Đông trong đó có Việt Nam. Thêm vào đó là hoạt động thương thuyền Châu Á đặc biệt là Trung Quốc và Nhật Bản ngày càng nhộn nhịp đã tạo nên một thời kì được gọi là “thương mại Biển Đông ”. Việt Nam cũng tham gia vào hoạt động trao đổi buôn bán này và đã thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá Việt Nam phát triển.
Trong bối cảnh khu vực hết sức thuận lợi cùng với những thành tích trong kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp, khai mỏ, nội thương đã khiến cho nền kinh tế hàng hoá Việt Nam ra đời và đạt được nhiều thành tựu.
 
H

heroineladung

Thanks mình nhé!

;)Cau 3:
_ Năm 1070, Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu.
Việc làm đó nói lên ý nghĩa:
Chứng tỏ giáo dục trong thời kì này được tôn vinh, quan tâm phát triển,
Truyền thống hiếu học và trọng dụng nhân tài được đề cao.
_Năm 1075, khoa thi quốc gia đầu tiên được tổ chức
_Cầu may mắn ởnhà bia Tiến Sĩ
Việc dựng bia Tiến sĩ có tác dụng :
+Đào tạo người làm quan, nhân tài cho đất nước, nâng cao dân trí.
+Giáo dục Nho học không tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế.
- Thời Trần, văn học chữ Hán phát triển mạnh.
- Thế kỉ XV, văn học chữ Hán và chữ Nôm phát triển.
 
H

heroineladung

Thanks mình nhé!

;)Câu 4:

Nội dung chủ yếu nhất trong lịch sử thế giới cận đại :

- Sự thắng lợi của cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản qua các cuộc cách mạng công nghiệp .

- Sự phát triển của phong trào công nhân Quốc tế .
- Sự xâm lược của chủ nghĩa đế quốc và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc .

1.Lập bảng thống kê những sự kiện chính của lịch sử thế giới cận đại

Niên đại

Sự kiện
Kết quả
8-1566
Cách mạng Hà Lan
Lật đổ ách thống trị của vương quốc Tây Ban Nha .
1640-1688
CMTS ANH
Lật đổ chế độ phong kiến , đưa GCTS lên cầm quyền
1760-1840
CM công nghiệp mở đầu ở Anh
Anh là công xưởng của thế giới
1775-1783
Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mỹ
13 thuộc địa Anh giành độc lập, Mỹ là 1 Liên bang
1789-1794
CM tư sản Pháp
Lật đổ chế độ phong kiến . đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền , lập nền Cộng Hòa
1840-1842
Nhân dân Trung Quốc chống Anh xâm lược – Chiến tranh thuốc phiện
Trung Quốc trở thành nứa thuộc địa và thuộc địa .
28-9-1864
Quốc Tế thứ Nhất thành lập tại Luân Đôn
Đóng góp quan trọng vào phong trào công nhân .
1848-1849
CMTS ở Châu Âu
Củng cố sự thắng lợi của CNTB,làm rung chuyển chế độ phong kiến Đức , Ý,Áo -Hung
1868
Cuộc Duy Tân của Minh Trị Thiên Hòang
Kinh tế TBCN Nhật phát triển mạnh và chuyển sang chủ nghĩa đế quốc , mở rộng xâm lược .
14-7-1889
Quốc tế thứ Hai thành lập ở Pa ri
Đóng góp quan trọng vào phong trào công nhân
1911
Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc
Lật đổ chế độ quân chủ , tạo điều kiện thuận lợi cho CNTB phát triển
1914-1918
Chiến tranh thế giới thứ nhất
Các nước thắng trận thu được lợi lớn , bản đồ thế giới được chia lại , phong trào CM thế giới phát triển mạnh mẽ , CM T 10 Nga thắng lợi , làm thức tỉnh nhân dân thuộc địa


2 Vì sao gọi CM Hà Lan , Anh, Pháp ,chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mỹ là những cuộc cách mạng tư sản :do giai cấp tư sản lãnh đạo lật đổ chế độ phong kiến , thành lập chính quyền của Giai cấp tư sản .
3 .Theo em , trong số những cuộc cách mạng tư sản thời cận đại , cuộc cách mạng nào có thể được xem là triệt để nhất ? Vì sao ?CMTS Pháp triệt để nhất , lật đổ phong kiến, lập nền cộng hòa , lập chuyên chính dân chủ cách mạnh và giải quyết quyền lợi cho nhân dân , đặc biệt là ruộng đất .
4. Hãy nêu 3 nội dung chủ yếu nhất trong lịch sử thế giới cận đại :
- Sự thắng lợi của cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản qua các cuộc cách mạng công nghiệp .
- Sự phát triển của phong trào công nhân Quốc tế .
- Sự xâm lược của chủ nghĩa đế quốc và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc .
5 Chọn 5 sự kiện tiêu biểu nhất trong lịch sử thế giới cận đại và giải thích lý do trên :
- Các cuộc cách mạng tư sản .

- Các nước đế quốc .
- Phong trào công nhân .
- Phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới .
- Chiến tranh thế giới thứ nhất .
 
P

phthao98

Câu 1:
Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ - Khúc Hạo (905 - 917)

Khúc Thừa Dụ là một hào trưởng quê ở Cúc Bồ, Ninh Thanh, Hải Dương, lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa, chiếm thành Tống Bình (Hà Nội), đuổi giặc về nước, tự xưng là Tiết độ sứ. Nhà Đường buộc phải công nhận ông là người đứng đầu nước Việt.

Năm 907, Khúc Thừa Dụ truyền ngôi cho con là Khúc Hạo. Nhà Hậu Lương cũng phải công nhận Khúc Hạo là An Nam đô hộ tiết độ sứ.

Năm 917, Khúc Hạo truyền ngôi cho con là Khúc Thừa Mỹ, Khúc Thừa Mỹ bị nhà Nam Hán đánh bại vào năm 923.

­- Khởi nghĩa Dương Đình Nghệ (931 - 938)

Dương Đình Nghệ (có sách chép là Dương Diên Nghệ) người Ái Châu (Thanh Hóa), tướng của họ Khúc, khởi binh đánh đuổi quân Nam Hán giải phóng thành Đại La, giành quyền tự chủ cho đất nước được 6 năm. Ông bị nội phản sát hại năm 938.

- Cuộc kháng chiến của Ngô Quyền chống quân Nam Hán (938):

Ngô Quyền sinh năm 897 ở đất Đường Lâm, Ba Vì, Hà Tây, cùng quê với Phùng Hưng, là Tùy tướng đồng thời là con rể của Dương Đình Nghệ. Khi Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn giết hại, ông dấy binh giết tên bán nước này và tổ chức kháng chiến chống đạo quân xâm lược Nam Hán do Hoàng Thao chỉ huy.

Tháng 11-938, Ngô Quyền bố trí trận địa cọc trên sông Bạch Đằng, giết Hoàng Thao, đánh tan quân xâm lược (sử gọi đây là chiến thắng Bạch Đằng lần thứ nhất).

Sau chiến thắng Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng vua (Ngô Vương), đóng đô ở Cổ Loa (Hà Nội) mở đầu giai đoạn tự chủ lâu dài của nước ta. Ông mất năm 944.

- Cuộc kháng chiến chống quân Tống của Lê Hoàn (981):

Sau khi dẹp loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua, lấy hiệu là Tiên Hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng) đóng đô ở Hoa Lư, đặt tên nước là Đại Cồ Việt. Năm 979, ông và con ông bị kẻ gian sát hại.

Nhân cơ hội này, nhà Tống cho quân sang xâm lược nước ta. Trước họa ngoại xâm, thập đạo tướng quân Lê Hoàn được trao ngôi vua, lấy hiệu là Lê Đại Hành, sử gọi là triều Tiền Lê. Đầu năm 981 quân Tống theo hai đường thủy, bộ tiến quân vào nước ta. Lê Hoàn trực tiếp tổ chức và trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến. Cuộc kháng chiến đã giành được thắng lợi rực rỡ, đánh bại nguy cơ xâm lược của nước ngoài, giữ vững nền độc lập của dân tộc.

- Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống thời nhà Lý (1077)

Năm 1075 nhà Tống âm mưu khởi binh xâm lược nước ta một lần nữa. Với cương vị Phù quốc Thái úy nắm tất cả binh quyền trong triều nhà Lý, Lý Thường Kiệt trực tiếp tổ chức, lãnh đạo cuộc kháng chiến. Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi. Độc lập chủ quyền và lãnh thổ của Tổ quốc được giữ vững. Trong khoảng 200 năm sau nhà Tống không dám mang quân xâm lược nước ta. Năm 1164 nhà Tống phải công nhận nước ta là một vương quốc độc lập.

- Cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Nguyên - Mông (1257)

Vào thời Trần, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của các tướng lĩnh triều Trần nổi bật là Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo) tiến hành cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống đội quân xâm lược Nguyên - Mông. Âm mưu xâm lược Đại Việt của đế quốc Nguyên - Mông bị đánh bại. Cuộc kháng chiến thắng lợi đã để lại nhiều bài học quí giá về tổ chức, lãnh đạo kháng chiến.

- Cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên - Mông (1285)

Vua Trần Nhân Tông giao trọng trách tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến cho Trần Quang Khải, Trần Quốc Tuấn. Cuối tháng 1-1285 các mũi tiến công của quân Nguyên - Mông vượt qua biên giới vào nước ta. Tháng 5-1285 cuộc kháng chiến bước vào giai đoạn phản công. Sau hai tháng chiến đấu quyết liệt của quân và dân ta, cuối tháng 6-1285, khoảng nửa triệu quân xâm lược đã bị quét sạch. Thắng lợi vang dội ở Hàm Tử, Chương Dương, Tây Kết đã được ghi vào lịch sử như những chiến công chói lọi mãi mãi làm nức lòng nhân dân ta.

- Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân xâm lược Nguyên - Mông (1287)

Hai lần xâm lược Đại Việt đều bị đánh bại. Hốt Tất Liệt bãi bỏ kế hoạch tấn công Nhật Bản, dồn lực lượng xâm lược nước ta. Tháng 12-1287 quân Nguyên - Mông từ ba hướng tiến vào nước ta. Chiến thắng Vân Đồn do Trần Khánh Dư chỉ huy đã tiêu diệt toàn bộ đoàn thuyền tải lương của địch, làm thất bại ngay từ đầu âm mưu và kế hoạch xâm lược của chúng. Cuộc phản công chiến lược và chiến thắng lịch sử Bạch Đằng đã đập tan cuộc xâm lược lần thứ ba của kẻ thù.

Như vậy, trong vòng 30 năm (1258 - 1288) dân tộc ta đã ba lần đương đầu và đánh thắng đạo quân xâm lược của đế quốc Nguyên - Mông khét tiếng hùng mạnh.

- Cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược dưới triều Hồ (1400 - 1407)

Nhà Minh đã lợi dụng sự suy yếu của vương triều Trần tiến hành hoạt động do thám khiêu khích. Ngày 19-11-1406 quân Minh vượt biên giới tiến vào nước ta. Hồ Quý Ly tổ chức kháng chiến nhưng cuộc kháng chiến do nhà Hồ lãnh đạo thất bại nhanh chóng (sau 6 tháng).

- Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

Năm 1416 tại núi rừng Lam Sơn (Thọ Xuân, Thanh Hóa) Lê Lợi cùng 18 người bạn chiến đấu làm lễ tuyên thệ nguyện một lòng sống chết vì sự nghiệp đuổi giặc cứu nước. Lễ tuyên thệ đó đặt cơ sở đầu tiên cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Ngày 07-2-1418 Lê Lợi và toàn thể nghĩa quân dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn. Lê Lợi tự xưng là Bình Định Vương truyền hịch đi khắp nơi kêu gọi nhân dân nổi lên đuổi giặc cứu nước.

Dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi và Nguyễn Trãi, nghĩa quân Lam Sơn tiến vào giải phóng Nghệ An, xây dựng căn cứ địa, mở rộng khu vực giải phóng. Chỉ trong hơn 1 năm, nghĩa quân Lam Sơn đã liên tiếp giành được những thắng lợi to lớn và phát triển vượt bậc về mọi mặt. Khu vực giải phóng được mở rộng từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân. Lực lượng của nghĩa quân hùng mạnh có hàng vạn quân cả bộ binh, thủy binh, kỵ binh, tượng binh.

Khởi nghĩa Lam Sơn đã phát triển thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, quy mô trên cả nước. Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang tiêu diệt hoàn toàn 10 vạn quân tiếp viện của nhà Minh, có ý nghĩa quyết định thắng lợi của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc sau 10 năm chiến đấu bền bỉ, ngoan cường.

- Phong trào Tây Sơn và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Xiêm, quân xâm lược Mãn Thanh thắng lợi (1771 - 1784)

Phong trào Tây Sơn do ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ lãnh đạo. Với chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút, quân dân ta dưới sự lãnh đạo tài tình của Nguyễn Huệ đập tan âm mưu can thiệp của phong kiến Xiêm. Phong trào Tây Sơn giành thắng lợi ở các tỉnh phía Nam và sau đó phát triển ra Đàng Ngoài, diệt Trịnh thống nhất Tổ quốc. Lấy cớ đáp ứng cầu viện của Lê Chiêu Thống, quân Thanh kéo đại binh xâm lược nước ta.

Mùa Xuân Kỷ Dậu - 1789, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo tài tình của Quang Trung đã vùng lên quét sạch 20 vạn quân xâm lược Mãn Thanh, giải phóng Thăng Long, giải phóng Tổ quốc. Đây là chiến công vĩ đại và hiển hách vào bậc nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta

quân ta quét sạch 29 chứ k phải 20 vạn quân:p
 
L

lechungviet01

hi

;)Cau 3:
_ Năm 1070, Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu.
Việc làm đó nói lên ý nghĩa:
Chứng tỏ giáo dục trong thời kì này được tôn vinh, quan tâm phát triển,
Truyền thống hiếu học và trọng dụng nhân tài được đề cao.
_Năm 1075, khoa thi quốc gia đầu tiên được tổ chức
_Cầu may mắn ởnhà bia Tiến Sĩ
Việc dựng bia Tiến sĩ có tác dụng :
+Đào tạo người làm quan, nhân tài cho đất nước, nâng cao dân trí.
+Giáo dục Nho học không tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế.
- Thời Trần, văn học chữ Hán phát triển mạnh.
- Thế kỉ XV, văn học chữ Hán và chữ Nôm phát triển
hiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiih
iiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii
iiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii
i
 
A

anhnguyen1999

cac ban cho minh hoi nguyen nhan chung lam nen su thang loi cua cac cuoc khoi nghia khang chien cua nhan dan ta (x den xv)
 
Top Bottom