Sử Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ 1858 đến cuối thế kỷ 19

Nguyễn Thị Thu Hiền 13042006

Cựu TMod Sử
Thành viên
11 Tháng hai 2022
470
1
382
66
18
Hà Tĩnh
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1 tại sao nói từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp theo? anh chị nhà Nguyễn có phải chịu trách nhiệm về những hành động đó không?
Từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp bởi vì:
Từ năm 1858 Thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Đà Nẵng mở đầu cho cuộc xâm lược nước ta, sau đó chúng chuyển sang tiến đánh các tỉnh Nam kì từ tháng 2/ 1858 đến năm 1862 chiếm được ba tỉnh miền Đông và một số tỉnh miền Tây. Nhân dân ta tiến hành kháng chiến chống Pháp, nhưng sau đó triều đình nhà Nguyễn đã kí với Pháp hiệp ước nhâm Tuất 1862 thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam kì
Tiếp sau đó, thực dân Pháp đã tiến hành các cuộc xâm lược Bắc kỳ vào năm 1873 và năm 1882 cánh thẳng vào Thuận An Huế 1883. Triều đình tiếp tục ký các hiệp ước giáp Tuất 1874, chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam kì hoàn toàn thuộc Pháp, hiệp ước hác-măng 1883, hiệp ước pa-tơ-nốt 1884, cơ bản giống với hiệp ước hác-măng chỉ sửa ranh giới ở Trung Kỳ=>(nêu vài nét cơ bản về các hiệp ước mà triều đình Huế đã kí với thực dân Pháp)
Khẳng định lại vấn đề
Việc ký các hiệp ước trên là quá trình cắt từng bộ phận lãnh thổ đến thừa nhận nền thống trị của thực dân Pháp trên toàn bộ nước ta. Đến hiệp ước pa-tơ-nốt đã chấm dứt sự tồn tại của chế độ phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập, thay vào đó là một chế độ thuộc địa nửa phong kiến kéo dài đến cách mạng tháng tám năm 1945
*Theo anh chị nhà Nguyễn có phải chịu trách nhiệm về những hành động đó không?
-Lần đầu tiên nước ta phải đối mặt với kẻ thù vô cùng hùng mạnh đến từ phương tây với chế độ tư bản, có phương tiện và vũ khí chiến tranh hiện đại, trong kia nước ta đang trong chế độ phong kiến lạc hậu, nên không tránh khỏi bị cơ bị xâm lược.
-Được nguy cơ đất nước bị đe dọa bằng vũ lực với tư cách là người quản lý đất nước nhà Nguyễn cần có tinh thần quyết chiến quyết thắng giặc Pháp cần đề ra đường lối đúng đắn nhằm đoàn kết toàn dân phát huy truyền thống yêu nước và sức mạnh của các dân tộc. Song để giữ quyền lợi của mình nhà Nguyễn đã lựa chọn con đường tội nghiệp mà không tiếp tục kháng chiến
-Nhà Nguyễn kí với Pháp những hiệp ước có điều khoản phá hoại phong trào kháng chiến của nhân dân bỏ rơi và phản bội phong trào kháng chiến của nhân dân như điều khoản trong hiệp ước 1862 triều đình thủ lĩnh nghĩa quân Trương Định, Võ Duy Dương ,Hoàng tá viêm .Hành động đó đã gián tiếp cứu nguy cho quân Pháp khi chúng bị phong trào kháng chiến của nhân dân vây hãm
-Nhà Nguyễn đã không Tận Dụng cơ hội thuận lợi cơ hội để tổ chức phản công chống giặc Chiến thắng Cầu giấy 1873 đã đẩy vào tình thế thất bại khi chúng đánh chiếm Bắc kỳ thay vào việc phản công sắc nhà Nguyễn coi đây là cơ hội để thương lượng và ký hiệp ước năm 1874 thừa nhận toàn bộ 6 tỉnh Nam kì cho pháp chịu lệ thuộc pháp về ngoại giao và thương chính đây là bước trượt dài trên con đường đi đến đầu hàng toàn của triều đình Huế trước cuộc xâm lăng của tư bản phương Tây
-Sau trận Cầu giấy ngày 19-5-1883 chủ trương thôn tính toàn bộ Việt Nam đã trở thành đường lối chung của nhà nước thực dân Pháp vì vậy quân pháp đánh thẳng vào Thuận An sát kinh đô Huế buộc triều Nguyễn phải ký các và hiệp ước hác-măng 1883 và hiệp ước pa-tơ-nốt 1884 thừa nhận sự bảo hộ của Pháp trên toàn bộ đất nước việt nam sự tồn tại của triều đình phong kiến đã chấm dứt
Như vậy từ chỗ sai lầm về chiến lược phòng thủ cùng với những chính sách phản động chống lại nhân dân Việt Nam nhưng nhà Nguyễn luôn tìm cách hòa hoãn làm cho kẻ thù ngày càng lấn tới quyết tâm đặt ách thống trị nước ta do đó triều Nguyễn phải chịu một phần trách nhiệm trong việc để mất nước
 
Top Bottom