Qua truyện "Tấm Cám", hãy viết dàn ý cho bài văn nghị luận xã hội về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay.
Bạn tham khảo nha
Mở bài: giới thiệu vấn đề (bạn có thể trực tiếp dẫn vào vấn đề hoặc đi từ giới thiệu tác phẩm "Tấm Cám" rồi đi đến vấn đề, cũng có thể bắt đầu bằng cách đưa ra một nhận định về cái thiện, cái ác...)
Thân bài:
- Giải thích
+ Thiện: là những điều được cho là đúng đắn, phù hợp với quy luật xã hội, với pháp luật, mang lại lợi ích chính đáng
+ Ác: là những điều được cho là sai trái, không phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật, cần được loại bỏ
- Bàn luận
+ Thiện và ác là hai phạm trù trái ngược nhau. Từ xưa, con người đã có khái niệm về thiện và ác, trong đó, cái thiện là cái tốt đẹp con người luôn hướng tới, còn cái ác là điều mà con người căm ghét, muốn loại bỏ
+ Tuy vậy, thiện và ác vẫn luôn tồn tại song hành với nhau, luôn cạnh tranh và tiêu diệt lẫn nhau
+ Từ xưa, con người đã quan niệm rằng cái thiện là chính nghĩa, sẽ luôn chiến thắng cái ác, mặc cho cái ác có to lớn, hoành hành đến đâu. Điều đó là sự thực và đã được gửi gắm qua những câu chuyện cổ tích lưu truyền cho tới ngày nay. Điển hình là câu chuyện “Tấm Cám”
- Tấm, ông Bụt ở đây đại diện cho cái thiện. Tấm là một cô gái hiền lành, nết na, chăm chỉ nhưng số phận bất hạnh: mẹ mất sớm, cha lấy thêm vợ, người dì ghẻ ấy lại càng cay nghiệt khiến cuộc sống của Tấm khổ càng thêm khổ. Trong lúc tuyệt vọng nhất, ông Bụt đã hiện ra và giúp đỡ Tấm. Đó là ước mơ về công bằng, cái thiện sẽ chiến thắng cái ác, người tốt gặp được điều thiện, mang lại tốt lành mà ông cha ta muốn gửi gắm. Ông bụt chính là hiện thân của thần linh, giúp người dân thực hiện ước mơ về hạnh phúc ngoài đời thực. Nhưng sau này ông bụt lại ko xuất hiện nữa mà thay vào đó là sự hóa thân của Tấm. Đến đây, cái thiện đã trỗi dậy, lấn át và có khả năng trừng trị cái ác. Sau nhiều lần được giúp đỡ, Tấm phải trở nên kiên cường hơn, mạnh mẽ hơn. Tấm bị hại 4 lần tương ứng với 4 lần hoá thân trở về. Điều đó cho thấy sức sống mãnh liệt của cái thiện, không bao giờ mất đi. Kết thúc truyện có hậu: Tấm sống hạnh phúc bên nhà vua, mẹ con Cám phải chịu trừng phạt
- Mẹ con Cám là hiện thân của cái ác. Không những đối xử tệ bạc với Tấm thường ngày mà còn muốn tước đi cơ hội gặp nhà vua của Tấm. Thậm chí là hại chết Tấm. Ta thấy được mẹ con Cám là điển hình cho cái ác, cái xấu. Ban đầu, họ chèn ép Tấm, cái ác dường như lấn át cái thiện nhưng sau đó Tấm đã trở mình, cái ác bị tiêu diệt
+ Có thể thấy, ngay từ trong câu chuyện cổ tích không có thực, con người đã thể hiện sự tin tưởng vào quy luật đúng đắn: cái thiện và cái ác luôn tồn tại với nhau nhưng cái thiện sẽ luôn là người chiến thắng sau cùng
+ Cho đến ngày nay, chúng ta vẫn luôn tin tưởng như thế
- Các giá trị tốt đẹp vẫn được lưu giữ như một lời nhắc nhở con người cần hướng đến cái thiện mà sống. Những hành động nhỏ bé nhưng tốt đẹp chính là điều thiện, dù nhỏ bé nhưng mang ý nghĩa lớn, toả sáng và mang đến ấm áp cho thế giới này
- Nếu thời xưa, chiến tranh là kẻ thù, là tội ác thì thời nay, chúng ta đang phải đối mặt với kẻ thù nguy hiểm hơn: Covid-19. Cho dù như thế, chúng ta vẫn luôn có niềm tin chiến thắng mà đại diện cho chính nghĩa, cái thiện là mỗi người dân có ý thức, là các y bác sĩ không quản nguy hiểm chữa trị cho bệnh nhân, là các chiến sĩ, tình nguyện viên xung phong giúp đỡ....
+ Người tốt và kẻ xấu cũng là hai loại người trái ngược, nhưng ranh giới để phân biệt tốt, xấu lại cực kì mong manh. Cho dù trong xã hội hay trong mỗi người chúng ta đều có điểm tốt và chưa tốt, vì vậy, chúng ta cần tự ý thức được điều đó, khiến cho cuộc chiến giữa cái thiện và cái ác sẽ có chiến thắng là cái thiện, sống sao cho "người" hơn
+ Qua nhiều lần đấu tranh, thiện và ác vẫn cùng nhau tồn tại. Cái ác tồn tại để thúc đẩy cái thiện được phát huy mạnh mẽ, là thước đo giá trị con người, khiến con người có ý thức hơn
- Mở rộng vấn đề: các hành vi làm xấu bộ mặt xã hội, các tính ích kỉ, tự ti, tự cao, tự đại, tham lam....
- Liên hệ: bao gồm nhận thức và hành động
Kết bài: Khẳng định lại vấn đề (phần kết có thể là phần tóm lược lại ý kiến phần thân bài hoặc bình luận mở rộng ra, đưa ra trách nhiệm cho toàn xã hội...)